Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam: Hệ thống tiêm chủng mạnh mẽ giúp Việt Nam đứng vững trong đại dịch COVID-19
Đoàn đại biểu hệ thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam dâng hương, báo công với Bác tại Pác Bó Ngày 6/7, nhân dịp Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam năm 2022 được tổ chức tại tỉnh Cao Bằng, đoàn đại biểu tham dự Hội nghị do Đại sứ Nguyễn Phương Nga - Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, làm trưởng đoàn đã thăm di tích Pác Bó và thắp hương, báo công tại đền thờ Bác Hồ tại Pác Bó (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng). |
Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam: Vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong bảo vệ di sản phi vật thể Việt Nam đã trúng cử thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nhiệm kỳ 2022-2026 với 120 phiếu, cao nhất trong số các nước trúng cử. |
Học sinh lớp 6 trường THCS Khương Đình (Hà Nội) được tiêm vaccine phòng COVID-19 (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN). |
“Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực để đưa việc tiêm chủng thường xuyên cho trẻ em trở lại đúng hướng. Tôi mong muốn được thấy Việt Nam bắt kịp với những tiến bộ trước đây vì Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống tiêm chủng mạnh mẽ, hệ thống đã đứng vững trong đại dịch COVID-19 để cung cấp vaccine cho người dân một cách an toàn và hiệu quả", bà Rana Flowers cho biết.
Bà Rana Flowers kêu gọi các bậc cha mẹ cần nhận thức được rằng tiêm đầy đủ những vaccine được khuyến nghị cho con em mình là vô cùng cần thiết để ngăn chặn các trường hợp tử vong do những căn bệnh có thể phòng ngừa được.
Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam cũng kêu gọi Việt Nam cần có nỗ lực lớn hơn để góp phần đạt được mức độ bao phủ toàn cầu và ngăn chặn bùng phát dịch bệnh. Điều đó càng nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc tiêm chủng để duy trì sự khỏe mạnh cho trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và toàn xã hội.
Theo dữ liệu mới công bố ngày 15/7, WHO và UNICEF đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh khi dữ liệu mới cho thấy tỷ lệ bao phủ vaccine toàn cầu tiếp tục giảm vào năm 2021, với 25 triệu trẻ sơ sinh bỏ lỡ những liều vaccine quan trọng giúp bảo vệ mạng sống.
Tỷ lệ trẻ em được tiêm đủ ba liều vaccine phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTP3) - thước đo đánh dấu tỷ lệ bao phủ vaccine giữa các quốc gia - đã giảm 5 điểm phần trăm từ năm 2019 đến năm 2021, xuống còn 81%.
Hậu quả là chỉ tính riêng trong năm 2021, 25 triệu trẻ em đã bỏ lỡ một hoặc nhiều liều DTP trong tiêm chủng thường xuyên. Con số này cao hơn 2 triệu so với số liệu năm 2020 và 6 triệu so với năm 2019, cho thấy ngày càng có nhiều trẻ em có nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm có thể phòng ngừa. Tình trạng sụt giảm này xảy ra do nhiều yếu tố, bao gồm sự gia tăng số trẻ em sống trong những môi trường nhiều xung đột và bất ổn, khiến việc tiếp cận vaccine thường gặp nhiều khó khăn, lượng thông tin sai lệch ngày càng gia tăng, cùng với các vấn đề liên quan đến COVID-19 như gián đoạn dịch vụ và chuỗi cung ứng, chuyển hướng nguồn lực sang các nỗ lực ứng phó với đại dịch, cũng như các biện pháp ngăn chặn đã hạn chế nguồn cung cũng như khả năng tiếp cận vaccine.
“Đây là báo động đỏ về sức khỏe trẻ em. Chúng ta đang chứng kiến mức sụt giảm liên tục lớn nhất về tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em trong một thế hệ. Hậu quả sẽ được tính bằng mạng sống. Mặc dù năm ngoái chúng ta có thể lường trước việc đình trệ do đại dịch gây ra như những gián đoạn và phong tỏa do COVID-19, nhưng hiện nay chúng ta vẫn thấy sự sụt giảm liên tục. COVID-19 không phải là một cái cớ. Chúng ta cần tiêm chủng đầy đủ cho hàng triệu trẻ em còn thiếu các mũi tiêm chủng. Nếu không, chắc chắn chúng ta sẽ chứng kiến nhiều đợt bùng phát bệnh tật, nhiều trẻ em bị bệnh hơn và áp lực lớn hơn đối với hệ thống y tế vốn đã gặp nhiều căng thẳng”, bà Catherine Russell - Giám đốc điều hành UNICEF, chia sẻ.
Trong số 25 triệu trẻ em, có 18 triệu trẻ em không được tiêm liều DTP nào trong năm, phần lớn trong số đó sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, trong đó Ấn Độ, Nigeria, Indonesia, Ethiopia và Philippines là những nước chiếm số lượng lớn nhất. Hai trong số các quốc gia có mức tăng tương đối cao nhất về số trẻ em không được tiêm liều vaccine nào từ năm 2019 đến năm 2021 là Myanmar và Mozambique.
Trên toàn thế giới, tỷ lệ bao phủ vaccine phòng virus gây u nhú ở người (HPV) đã giảm đi hơn một phần tư so với tỷ lệ đạt được vào năm 2019. Điều này gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của phụ nữ và trẻ em gái, bởi vì tỷ lệ bao phủ toàn cầu của vaccine HPV chỉ có 15%, mặc dù vaccine đầu tiên đã được cấp phép cách đây hơn 15 năm.
Tại Việt Nam, số trẻ em bỏ lỡ một hoặc nhiều liều DTP đã tăng gấp gần bốn lần từ 63,001 em vào năm 2019 (trước đại dịch COVID-19) lên 251,927 em vào năm 2021. Hiện tại, 52 trong số 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam chưa đạt được tiến độ mục tiêu 90% trẻ em được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine cơ bản được khuyến nghị khi các em tròn 12 tháng tuổi.
Để giải quyết tình trạng tỷ lệ tiêm chủng thường xuyên thấp, UNICEF và WHO đánh giá Việt Nam đã và đang lên kế hoạch và triển khai tiêm bổ sung cho trẻ em ở các khu vực có độ bao phủ thấp. Ví dụ, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2022, Việt Nam đã tiến hành tiêm chủng bổ sung (SIA) vaccine sởi - rubella (MR) và vaccine uống phòng bệnh bại liệt (bOPV) cho trẻ em từ 1 đến 5 tuổi, đã tiêm được một liều vaccine MR cho 144.448 trẻ em, cho uống bổ sung liều bOPV cho 141.866 trẻ em.
Đại học Indiana (Mỹ) sẽ đến tìm hiểu quy trình chống dịch Covid ở Việt Nam Giáo sư Mark Correll giảng viên cao cấp về quản lý và chính sách chăm sóc sức khỏe (Đại học Indiana, Mỹ) mong muốn hợp tác với quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam để chuẩn bị cho chuyến thăm Việt Nam của giảng viên, sinh viên trường trong năm 2023. |
Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan tiếp Trưởng đại diện Nuffic Neso Ngày 24/6, Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan Phạm Việt Anh đã tiếp bà Nguyễn Ngọc Vi, Trưởng đại diện Văn phòng hỗ trợ giáo dục Hà Lan tại Việt Nam (Nuffic Neso Việt Nam). |