Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
08:33 | 25/11/2015 GMT+7

Trung Quốc vẫn với khái niệm lịch sử kiểu... đường lưỡi bò

aa
Tại Hội thảo quốc tế lần thứ 7 về Biển Đông diễn ra trong 2 ngày 23-24/11 tại Vũng Tàu, các đại biểu đã có 2 phiên thảo luận về các khía cạnh luật pháp trong các tranh chấp tại Biển Đông, trong đó đáng chú ý là việc thảo luận quan điểm sai lệch về yêu sách lịch sử của phía Trung Quốc.

trung quoc van voi khai niem lich su kieu duong luoi bo

Kể từ khi Tòa trọng tài theo phụ lục 7 của Công ước LHQ về luật biển 1982 quyết định tiếp nhận vụ Philippines kiện Trung Quốc, vấn đề pháp lý trong tranh chấp tại Biển Đông đã nổi lên thành chủ đề được dư luận quốc tế quan tâm. Quang cảnh hội thảo

Theo đó, Trung Quốc đang cố tình giải thích sai quy định của pháp luật quốc tế, cố tình nhập nhằng các thuật ngữ nhằm biện minh cho yêu sách vô lý của mình.

Khái niệm lịch sử kiểu... đường lưỡi bò

Tại Hội nghị, Tiến sỹ Nong Hong, một trong những chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc về Biển Đông đã có bài tham luận với chủ đề “Các khái niệm lịch sử và những quy chế khác ở Biển Đông”.

Trong bài phát biểu này, bà Nong Hong cho biết, yêu sách lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông thể hiện qua đường lưỡi bò, chồng lấn với yêu sách vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia yêu sách khác trên Biển Đông. Bà Nong Hong biện minh rằng, nguyên nhân của những tranh cãi hiện nay là do khái niệm quyền lịch sử trong Công ước LHQ về Luật biển 1982 không được định nghĩa rõ ràng.

Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Mathieu Duchâtel, Phó Giám đốc Chương trình Trung Quốc và Châu Á thuộc Hội đồng đối ngoại Châu Âu, sự mập mờ, không rõ ràng nằm trong chính yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc.

“Trên khía cạnh pháp lý, yêu sách của Trung Quốc về quyền lịch sử không rõ ràng. Chúng ta không biết rằng quyền lịch sử mà Trung Quốc đề cập là gì, liệu nó có phải là quyền về kinh tế hay là quyền về một vùng lãnh thổ cụ thể nào đó hay là quyền này liên quan đến việc xác định tính pháp lý của thực thể. Vì thế tôi cho rằng, cách mà Trung Quốc sử dụng khái niệm quyền lịch sử rất mơ hồ, khó hiểu”, Tiến sỹ Mathieu Duchâtel nói.

Yêu sách về lịch sử của Trung Quốc vừa không rõ ràng vừa không đáp ứng các điều khoản của luật pháp quốc tế. Đó là chủ quyền phải được chủ sở hữu ban đầu thực hiện thông qua một quá trình mà được các quốc gia ven biển công nhận. Đây cũng chính là vấn đề mà Giáo sư Alex Oude Elfrink, Viện trưởng Viện Luật biển thuộc Đại học Utrecht của Hà Lan thắc mắc liên quan đến yêu sách quyền lịch sử của Trung Quốc: “Một câu hỏi đặt ra liên quan đến quyền lịch sử mà Trung Quốc yêu sách là quyền này không bị các nước khác phản đối và quan điểm về vấn đề này phải được các nước khác chấp nhận”.

Trên thực tế, cho đến nay, chưa có bất kỳ quốc gia nào, kể cả các quốc gia ven Biển Đông và các quốc gia khác trên thế giới chấp nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Khi Trung Quốc chính thức đưa ra yêu sách đường lưỡi bò dựa trên quyền lịch sử vào năm 2009, các nước ven Biển Đông đã ngay lập tức và cùng với cộng đồng thế giới yêu cầu Trung Quốc phải giải thích rõ hơn về yêu sách này. Vì thế, có thể nói rằng Trung Quốc đã không đáp ứng yêu cầu của luật pháp quốc tế để quyền lịch sử của họ tại Biển Đông được công nhận.

Phải dựa trên Công ước về Luật biển

Đáng lưu ý là tại hội thảo lần này, yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc được bà Nong Hong lý giải là những đặc quyền có tính lịch sử. Và loại quyền thuyết phục nhất là quyền đánh cá truyền thống vì Trung Quốc cho rằng các ngư dân Trung Quốc đã đánh bắt trên Biển Đông từ xa xưa.

Luận điểm này của Trung Quốc rõ ràng là rất yếu bởi từ xa xưa, tại Biển Đông, không chỉ có ngư dân Trung Quốc mà ngư dân nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam đều đánh bắt cá tại đây.

Bà Nguyễn Ngọc Lan, Nghiên cứu sinh về luật biển quốc tế tại Đại học Cambrigde (Anh) cho rằng quan điểm của bà Nong Hong chưa thuyết phục: “Quan điểm mà Tiến sỹ Nong Hong đưa ra là chúng ta nên có sự cân bằng giữa các yêu sách dựa trên quyền lịch sử, các yêu sách dựa trên Công ước luật biển. Tuy nhiên, theo ý kiến của tôi, khi một quốc gia đã trở thành thành viên của Công ước thì quốc gia đó cam kết thực hiện theo các quyền và nghĩa vụ mà Công ước đặt ra.

Các quyền theo ý kiến của Tiến sỹ Nong Hong là các quyền đánh cá lịch sử thì Công ước đã quy định rất rõ những quyền và nghĩa vụ quốc gia đối với việc khai thác các tài nguyên, cụ thể là cá trong quy chế về vùng đặc quyền kinh tế. Thế nên, tôi cũng không rõ ý kiến của Tiến sỹ Nong Hong là cân bằng thì phải cân bằng như thế nào khi mà quốc gia một mặt vừa đòi quyền và nghĩa vụ theo Công ước, mặt khác lại đòi quyền và nghĩa vụ đánh cá lịch sử trong khi Công ước đã quy định rất là rõ các quyền đánh cá phải thực hiện như thế nào rồi”.

Có thể thấy rằng, Trung Quốc đang cố tình giải thích sai quy định của pháp luật quốc tế, cố tình nhập nhằng các thuật ngữ nhằm biện minh cho yêu sách vô lý của mình. Cho dù cho có thu hẹp quyền lịch sử trong phạm vi quyền đánh bắt cá thì lập luận của Trung Quốc vẫn thiếu cơ sở để được luật pháp quốc tế công nhận.

Theo VOV

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 29/6 đến sáng sớm 01/7, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến 70–140mm, cục bộ có nơi trên 250mm.
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.

Đọc nhiều

Trao nhà hữu nghị và khánh thành 3 cầu giao thông nông thôn tại Cà Mau

Trao nhà hữu nghị và khánh thành 3 cầu giao thông nông thôn tại Cà Mau

Ngày 03/7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Tổ chức The Corea Peace3000 (Hàn Quốc) và chính quyền địa phương tổ chức Lễ bàn giao nhà hữu nghị cho hộ nghèo tại xã Sông Đốc và khánh thành 3 cây cầu giao thông nông thôn tại xã Khánh An, tỉnh Cà Mau.
Thống nhất tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nepal tại Hà Nội

Thống nhất tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nepal tại Hà Nội

Đoàn công tác của Hội hữu nghị Việt Nam - Nepal (Hội) do TS Trần Anh Tuấn, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn, vừa đến Bangkok (Thái Lan) để làm việc với Đại sứ quán Nepal tại Thái Lan kiêm nhiệm địa bàn Việt Nam. Chuyến đi nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị và thống nhất kế hoạch tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nepal.
Thanh Hóa - Hủa Phăn: Gìn giữ và phát huy quan hệ hữu nghị Việt - Lào

Thanh Hóa - Hủa Phăn: Gìn giữ và phát huy quan hệ hữu nghị Việt - Lào

Ngày 03/7, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh đã tiếp bà Khamphao Ernthavanh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam cùng đoàn công tác nhân chuyến thăm tỉnh Thanh Hóa. Chuyến thăm góp phần củng cố quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Lào), đồng thời thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai địa phương trong thời gian tới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quân đội tiếp tục thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng "thế trận lòng dân"

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quân đội tiếp tục thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng "thế trận lòng dân"

Chiều 02/7, dự Hội nghị Quân chính toàn quân đánh giá tình hình công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, quân đội đã bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh cả trong nội địa, biên giới, không gian biển, trên không và không gian mạng; thực hiện tốt chức năng, thực sự là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động, sản xuất.
An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 02/7, tại phường Rạch Giá (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động