Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
20:30 | 27/12/2017 GMT+7

Trung Đông nóng nhất năm 2017: Mỹ lao đao, Nga trỗi dậy, các liên minh phải e sợ Iran

aa
Năm 2017 chứng kiến những chuyển biến lớn trong cục diện Trung Đông, với cán cân thay đổi rõ rệt giữa lực lượng do các nước lớn như Nga, Mỹ, Iran, Saudi Arabia... hậu thuẫn.

Cục diện chính trị Trung Đông tái định hình

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nước Mỹ đã làm bá chủ khu vực Trung Đông trong vòng 10 năm. Vụ khủng bố 11/9/2001 đã chấm dứt tình trạng này. Sau hai cuộc chiến tranh tại Afghanistan, Iraq và việc thi hành chiến lược xoay trục chiến lược châu Á-Thái Bình Dương năm 2009, việc chi phối của Mỹ đối với Trung Đông trở nên giảm sút.

Dù Mỹ chuyển trục khỏi Trung Đông vì lý do gì thì sự ổn định dưới cục diện "một siêu cường" đã không còn, đồng thời không có quốc gia nào đủ thực lực để thay thế vị trí của Mỹ. Hệ quả là xuất hiện cuộc tranh đấu chính trị mới tại khu vực, với sự gia nhập của Nga và 4 nước Saudi Arabia, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, và Israel.

Sự trỗi dậy của Iran có ảnh hưởng sâu sắc tới khu vực. Bước sang thế kỷ 21, quốc gia Hồi giáo nhưng đứng ngoài thế giới Ả Rập này đã tiệm cận sở hữu hạt nhân, và bình đẳng ký kết thỏa thuận hạt nhân với nhóm P5+1.

Tehran cùng Iraq, Syria, Lebanon hình thành liên minh xuyên qua thế giới Ả rập, áp sát đến biên giới Israel, vẽ lại bản đồ địa chính trị khu vực, khiến Riyadh và Tel Aviv lo ngại.

Nguồn gốc sâu xa của cuộc nội chiến ở Syria nổ ra năm 2011 và kéo dài cho đến nay, với ngòi nổ là phong trào "Mùa xuân Ả rập", chính là sự liên minh giữa chính quyền tổng thống Syria Bashar al-Assad với Iran.

Bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ này, xung đột Syria và mâu thuẫn Saudi-Iran trở thành tiêu điểm của dư luận quốc tế khi nói đến khu vực Trung Đông. Tranh chấp Israel-Palestine không còn là điểm nóng của khu vực cho đến gần đây. Israel chuyển sự quan tâm sang Iran, xem nước này là đối thủ hàng đầu.

Cùng với cuộc chiến ở Syria đi đến hồi kết, sự lo sợ của Saudi Arabia đối với sự lớn mạnh của Iran ngày càng gia tăng, kéo theo Israel và Saudi - vốn là hai kẻ thù của nhau - hình thành "liên minh phi thần thánh" chống Iran.

Trong giai đoạn đầu cuộc xung đột Syria, Thổ Nhĩ Kỳ từng cùng với Mỹ, Saudi tham gia cuộc chiến nhằm lật độ chính quyền, nhưng sau cuộc đảo chính nhằm lật đổ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan năm 2016, quan hệ giữa Ankara với Mỹ và EU ngày càng xấu đi, thậm chí nước này còn tăng cường hợp tác với Nga và Iran trong vấn đề Syria. Mâu thuẫn giữa hai phe phái lớn tại Trung Đông và tình trạng đối đầu ngày càng rõ nét trong năm 2017.

Năm 2015, Nga nhận đề nghị từ chính quyền Assad để khởi động chiến dịch không kích chống khủng bố IS tại Syria. Với việc Mỹ không ngừng chèn ép không gian chiến lược phía Tây của Nga, Syria trở thành cơ hội để Nga tăng cường sức mạnh tại Trung Đông, đối trọng với Mỹ, buộc Washington nhường một phần địa bàn Syria. Đồng thời Nga cũng "hóa thù thành bạn" với Thổ Nhĩ Kỳ.

trung dong nong nhat nam 2017 my lao dao nga troi day cac lien minh phai e so iran

Cuộc xung đột Syria là một trong những chiến trường làm thay đổi cục diện Trung Đông từ năm 2015, với sự trỗi dậy của Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: CNN)

Ngay cả Saudi cũng không dám điều chỉnh cục diện quan hệ nước lớn theo hướng "cự tuyệt Nga, ngả theo Mỹ" về an ninh và kinh tế. Dù lập trường của Nga và Saudi trong các vấn đề hạt nhân Iran và Syria khác nhau, nhưng năm 2017, Quốc vương Salman của Saudi dù tuổi cao vẫn thực hiện chuyến công du Nga lịch sử, đồng thời chi hàng tỷ USD mua vũ khí Nga, và triển khai hợp tác về năng lượng hạt nhân và chế tạo vũ khí.

Saudi-Nga cải thiện quan hệ là bước chuẩn bị cho sự hình thành cục diện đa cực hóa ở khu vực. Nga một lần nữa trở thành nhân tố không thể thay thế trong tình hình Trung Đông.

Phía sau của hai phe phái tại Trung Đông là hai nước Nga và Mỹ, chiến trường chính của cuộc tranh giành quyền lực là tại Syria và Yemen. Các nước lớn trong khu vực không hy vọng trực tiếp đối đầu nhau, nhưng cuộc chiến tranh giữa những phe cánh đại diện cho họ đang diễn ra.

Dù Nga và Mỹ ban đầu có một số lợi ích chung trong cuộc chiến chống IS, nhưng cùng với việc IS đang dần bị tiêu diệt, hai nước không chỉ chưa giải quyết mâu thuẫn trong vấn đề Syria mà sự căng thẳng còn nổi rõ nét.

Yemen bị lực lượng Houthi nắm quyền là "đòn đau" với Saudi Arabia. Đâu cũng là quân bài trong tay của Iran và bất cứ bên nào đều không dễ dàng từ bỏ.

Chính sách Trung Đông của ông Donal Trump và Mỹ

Trong 8 năm cầm quyền, trong tín hiệu nỗ lực làm dịu đi sự thù địch của các nước Ả rập với Mỹ, cựu tổng thống Mỹ Barack Obama đã gia tăng khoảng cách với Isasel, ký thỏa thuận hạt nhân với Iran, và ngăn Mỹ bị cuốn vào chiến tranh tại Trung Đông.

Việc ông Donald Trump bước vào Nhà Trắng dường như làm phá sản chính sách Trung Đông của Obama. Năm 2017, sau khi nhậm chức 100 ngày, trong lần đầu công du nước ngoài, ông Trump đã đến hai quốc gia Trung Đông vốn bị Obama đối xử lạnh nhạt là Saudi và Israel.

Sau nửa năm, tổng thống Trump tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran và gọi Tehran là "nước tài trợ khủng bố". Cách đây không lâu, ông Trump tiếp tục khiến thế giới Ả Rập và Hồi giáo chao đảo khi tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô Israel, và di chuyển đại sứ quán của Mỹ tại Israel đến Jerusalem.

Tuyên bố Jerusalem của ông Trump gây nên làn sóng nghi ngờ, hoài nghi và phản đối trong khu vực và trên thế giới.

trung dong nong nhat nam 2017 my lao dao nga troi day cac lien minh phai e so iran

Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud củaSaudi trong chuyến công du tháng 5/2017, nhằm củng cố lại quan hệ đồng minh Washington-Riyadh (Ảnh: Reuters)

Chính sách Trung Đông của Trump không được diễn đạt một cách có hệ thống, nhưng các phát ngôn sau 10 tháng bước vào Nhà trắng cho thấy, chính sách của ông là lớp vỏ bọc chủ nghĩa bảo hộ của đảng Cộng hòa, bác bỏ hoàn toàn các chính sách của Obama.

Những phát ngôn và hành động của Trump đối với Trung Đông là đang thực hiện chiến lược mới của ông, chứ không như phát biểu là đang tìm kiếm con đường thoát khỏi tình trạng khó khăn trong nước.

Trong 10 tháng cầm quyền của Trump, ngoài các chỉ tiêu kinh tế đều tăng thì hiệu quả chính trị thấp, chính sách cải tổ thuế lịch sử được Quốc hội thông qua với sự đồng thuận không lớn, tỷ lệ ủng hộ không ngừng giảm do tác động từ vụ điều tra "Nga can thiệp bầu cử" bị đảng dân chủ và truyền thông xoáy sâu.

Năm 2018 sẽ là năm bầu cử giữa kỳ lưỡng viện Quốc hội Mỹ. Đảng Cộng hòa liệu có thể duy trì được đa số ghế tại hai viện sẽ tác động lớn đến ba năm cầm quyền tiếp theo của ông Trump, mà cách quan trọng nhất để giải quyết tình trạng khó khăn này chính là củng cố niềm tin của cử tri ủng hộ ông, bằng cách thực hiện cam kết tranh cử, làm vừa lòng nhóm cử tri Do Thái, tất cả đều yêu cầu Trump có lập trường đối địch với Iran, niềm nở với Israel.

Có thể trong tương lai, tổng thống Trump sẽ có "độc chiêu" với Trung Đông, nhưng sau tất cả, thực lực của Mỹ khó có thể như trước kia. Ngân sách Mỹ không cho phép tiếp tục chi hàng nghìn tỷ USD, hy sinh hàng nghìn sinh mạng Mỹ để phát động chiến tranh tại Trung Đông. Những phát ngôn của ông Trump chịu sự chi phối của tình hình nội bộ nước Mỹ.

trung dong nong nhat nam 2017 my lao dao nga troi day cac lien minh phai e so iran

2017 là năm Mỹ leo thang các tuyên bố chống Iran, dọa "xé" thỏa thuận hạt nhân với Iran, và cảnh báo xếp lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) vào danh sách khủng bố (Ảnh: AP)

Iran tiếp tục là tiêu điểm trong vấn đề Trung Đông

Tháng 12/2017, tuyên bố của ông Trump về Jerusalem đã vấp phải sự giận dữ từ Palestine, các nước Ả Rập và các nước Hồi giáo, kể cả từ các đồng minh Mỹ tại châu Âu.

Lộ trình hòa bình Israel-Palestine tiếp tục gặp trở ngại, xung đột tái bùng phát. Sự quan tâm của dư luận quốc tế xoay quanh Israel - Palestine liệu có tiếp tục leo thang xung đột, Trung Đông liệu có bùng nổ chiến tranh lần thứ 6 giữa Ả Rập-Israel, Israel và Saudi liệu có quay ngược nòng súng đã hướng về phía Iran?

Bối cảnh lịch sử bùng nổ 5 lần xung đột ở Trung Đông trong thế kỷ 20 là: Các nước lớn Ả Rập xem vùng lãnh thổ Palestine là lợi ích cốt lõi của họ; Các quốc gia Ả Rập nhận được ủng hộ của Liên Xô - một siêu cường thời bấy giờ. Hiện nay, cả hai điều kiện này không còn tồn tại.

Vấn đề Jesusalem đã lay động tình cảm dân tộc của người Ả Rập, nhưng vấn đề mà các chính quyền Ả Rập hiện nay đang quan tâm hơn là sự trỗi dậy của Iran với khả năng sở hữu công nghệ hạt nhân và tên lửa cùng các liên minh người Shiite, việc giảm giá dầu và sự cạn kiệt của các nguồn tài chính, bất ổn chính trị trong nước và hiệu ứng domino tạo ra bởi chiến sự ở Syria, Yemen. Trong khi đó, vấn đề Palestine tạo thời cơ để Iran giương cao ngọn cờ chống Israel.

Saudi Arrabia và Israel đang mong đợi chính quyền Trump hủy bỏ hoàn toàn thỏa thuận hạt nhân Iran, tiếp tục cấm vận Tehran. Tại thời điểm này, Saudi và Israel sẽ không vì mâu thuẫn tôn giáo mà bỏ qua mục tiêu chống lại Iran. Năm 2018, Iran sẽ tiếp tục là tiêu điểm trong vấn đề Trung Đông.

* Bài viết đăng trên tờ Global Times (Trung Quốc) ngày 25/12/2017, thể hiện quan điểm của tác giả Hoa Lê Minh - cựu quan chức Bộ ngoại giao Trung Quốc tại Afghanistan, Iran..., phiên dịch tiếng Ả Rập của các cố lãnh đạo Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình; hiện là Ủy viên thường trực Hiệp hội Liên hợp quốc của Trung Quốc.

Toàn cảnh Trung Đông 2017

Hữu Hoàng

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (21/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (21/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều 20/5 đến sáng sớm 21/5, Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 13h ngày 20/5 đến 3h ngày 21/5 có nơi trên 70mm.
Thời tiết hôm nay (20/5): Miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay (20/5): Miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo ngày 20/5, khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
3 con giáp vượng duyên vào cuối tháng 5/2025

3 con giáp vượng duyên vào cuối tháng 5/2025

3 con giáp này sẽ đón nhận vận đào hoa rực rỡ vào cuối tháng 5/2025, chấm dứt chuỗi ngày lận đận trong tình duyên.
Kinh nghiệm xin visa đi du lịch Đức

Kinh nghiệm xin visa đi du lịch Đức

Việc xin visa Đức khá phức tạp và đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Việc chuẩn bị hồ sơ là bước quan trọng nhất. Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh sẽ tăng khả năng đậu visa của bạn.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 23/5: Nga bác bỏ tin đàm phán hòa bình với Ukraine tại Vatican, Mỹ đình chỉ quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Đại học Harvard

Tin quốc tế ngày 23/5: Nga bác bỏ tin đàm phán hòa bình với Ukraine tại Vatican, Mỹ đình chỉ quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Đại học Harvard

Nga phủ nhận khả năng đàm phán hòa bình với Ukraine tại Vatican; chính quyền Mỹ đình chỉ quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Đại học Harvard; nhiều nước lên án vụ Israel nổ súng gần đoàn ngoại giao quốc tế... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 23/5.
Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội hữu nghị Việt - Xô/Ngày truyền thống Hội hữu nghị Việt - Nga

Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội hữu nghị Việt - Xô/Ngày truyền thống Hội hữu nghị Việt - Nga

Ngày 23/5 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị Việt - Nga tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Hội hữu nghị Việt - Xô/Ngày truyền thống Hội hữu nghị Việt - Nga (23/5/1950 - 23/5/2025). Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo.
40 năm Hội hữu nghị Việt Nam - Đức: Cầu nối vững chắc cho quan hệ nhân dân hai nước

40 năm Hội hữu nghị Việt Nam - Đức: Cầu nối vững chắc cho quan hệ nhân dân hai nước

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Hội hữu nghị Việt Nam - Đức (23/5/1985 - 23/5/2025) diễn ra ngày 23/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Toàn Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội khẳng định: Hội đã và đang là cầu nối vững chắc trong việc tăng cường tình hữu nghị và hiểu biết giữa nhân dân hai nước.
Việt Nam được xếp vào nhóm “rủi ro thấp” theo Quy định chống phá rừng của EU

Việt Nam được xếp vào nhóm “rủi ro thấp” theo Quy định chống phá rừng của EU

Theo Thông tấn xã Việt Nam, ngày 22/5, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố hệ thống phân loại quốc gia theo mức độ rủi ro trong khuôn khổ Quy định chống phá rừng (EUDR) của Liên minh châu Âu (EU). Trong đó Việt Nam được xếp vào nhóm “rủi ro thấp”.
Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Mường Nhé (Điện Biên) – nơi địa đầu cực Tây Tổ quốc – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ nhờ những bước tiến trong phát triển hạ tầng giao thông.
Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Ngày 18/5/2025, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa (thuộc Hải đoàn 129 Hải quân) đã khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới tàu cá NT02070TS.
Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Từ ngày 14-16/5, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Tiểu đoàn 563, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức kiểm tra “3 tiếng nổ” cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025. Đây là hoạt động huấn luyện quan trọng giúp chiến sĩ mới làm quen với cường độ huấn luyện cao, nâng cao thể lực, bản lĩnh, khả năng sử dụng vũ khí, trang bị trong điều kiện sát với thực tế chiến đấu.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động