Tranh chấp giữa Ban Quản trị chung cư và các hộ dân, câu chuyện không hồi kết
Liên quan đến những vấn đề tranh chấp chung cư từ nhiều đơn vị với các hộ dân sinh sống, vừa qua, Bộ Xây dựng cho biết, cả nước có khoảng 3.000 loại nhà ở này, trong đó có nhiều dự án xảy ra tranh chấp, khiếu nại giữa cư dân và ban quản lý về các hoạt động sử dụng, vận hành nhà chung cư.
Nghi án Ban Quản trị chung cư trục lợi
Chung cư Hud3 Tower Tô Hiệu Hà Đông |
Đầu năm 2019, tập thể cư dân chung cư HUD3 Tower, địa chỉ 121-123 Tô Hiệu, Hà Đông (Hà Nội) đã lên tiếng “tố” Ban Quản trị chung cư không công khai minh bạch về hoạt động, thu chi tài chính và cung cấp dịch vụ tại tòa nhà.
Cụ thể, Ban Quản trị đã không tuân thủ việc sử dụng quỹ bảo trì của tòa nhà, việc bảo hành các thiết bị phần sở hữu chung không theo quy trình, kế hoạch thực hiện không được thông qua hàng năm tại hội nghị cư dân.
Trong suốt thời gian hoạt động, dù tòa nhà có phát sinh nhiều khoản thu từ các nguồn tiền khác nhau nhưng Ban Quản trị cố tình không soạn thảo quy chế thu-chi cũng không thông qua ý kiến cư dân mà tự ý sử dụng các khoản tiền vãng lai cho mục đích cá nhân.
Chính sự khuất tất, không rõ ràng trong các khoản chi tiêu, gây thất thoát tiền quỹ của đơn vị này tại chung cư HUD3 Tower, đã khiến cư dân tại đây vô cùng bức xúc. Vì vậy, đến giữa tháng 8/2018, một số người đã tập hợp, xin chữ ký hơn 70% cư dân sinh sống tại tòa nhà, tổ chức hội nghị chung cư bất thường.
Đến cuối tháng 8/2018, Ban quản trị mới của tòa nhà đã được lập ra để điều hành, duy trì các hoạt động của chung cư, thay cho Ban Quản trị cũ.
Chung cư "đem con bỏ chợ", dân khóc ròng
Cư dân chung cư Thanh Đa View yêu cầu gặp chủ đầu tư Thanh Yến |
Cuối năm 2018, cư dân tại chung cư Thanh Đa View (số 7 Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh, TP.HCM) vô cùng lo lắng vì công ty quản lý chung cư chấm dứt hợp đồng, kết thúc công tác vận hành tại đây từ ngày 21/11/2018. Nguyên nhân do Ban Quản trị không thanh toán khoản nợ phí quản lý gần 600 triệu đồng.
Điều đáng nói, toàn bộ cư dân đều đã đóng đủ khoản phí này, nhưng việc nợ phí được đơn vị phản hồi do Công ty Cổ phần Thanh Yến, chủ đầu tư chung cư đóng thiếu.
Đại diện cư dân cho biết hiện tại những người sinh sống và chủ Siêu thị Co.op Food đang đóng phí quản lý vận hành với mức là 10.000 đồng/m². Tuy nhiên, đối với các căn hộ do Công ty Thanh Yến đang sở hữu chưa có người sử dụng, họ không nộp đủ như cư dân mà chỉ đóng 7.000 đồng/m².
Cũng theo một vài phản ánh, chủ đầu tư Thanh Yến viện lý do ban quản trị không bố trí chỗ đỗ ô tô cho các căn hộ này (mặc dù chưa có người vào sử dụng). Đây là đòi hỏi hoàn toàn vô lý và trái luật. Do đó, Công ty Thanh Yến buộc phải đóng đủ như cư dân cho diện tích các căn hộ.
Chi phí người dân phải đóng là để quản lý, vận hành các hệ thống thiết bị và phần diện tích thuộc sở hữu chung, mà nhờ đó các diện tích thuộc sở hữu riêng mới sử dụng được.
"Lùm xùm" của Ban quản trị chung cư Hồ Gươm Plaza
Chung cư Hồ Gươm Plaza - Hà Đông. |
Những ngày đầu năm 2017, nhiều vụ việc "lùm xùm" liên quan đến Ban Quản trị chung cư Tháp A&B đã và đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cư dân.
Sau khi đưa tòa nhà vận hành một thời gian, đến ngày 13/05/2016 với QĐ số 4159/QĐ- UBND của UBND quận Hà Đông công nhận việc thành lập Ban Quản trị tòa nhà. Kể từ đó, việc vận hành khối chung cư Tháp A&B trở nên bất cập hơn.
Cụ thể là việc Ban Quản trị tòa nhà đang “lấn sân” sang cả công việc của đơn vị quản lý vận hành. Không những thế còn tự ý tăng phí dịch vụ lên cao bất hợp pháp khiến cho người dân sống tại đây rất bức xúc.
Ngoài ra, kể từ ngày đi vào hoạt động Ban Quản trị toà nhà cũng không báo cáo hoạt động thu chi và sao kê tài khoản hàng tháng đồng thời thông báo cho dân cư, nên vi phạm Điều 4 mục 1 của “Quy chế thu chi tài chính của Ban Quản trị chung cư tòa nhà Hồ Gươm Plaza”.
Trước những bấp cập kể trên, nhiều người dân đã gửi đơn khiếu nại lên một số cấp có thẩm quyền và phản ánh tới các cơ quan báo chí.
Câu chuyện không hồi kết
Thực trạng tranh chấp, mâu thuẫn tại các chung cư vẫn chưa thể đi đến hồi kết và tiếp tục gia tăng. Trong đó, một trong những nguyên nhân là hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến nhà chung cư là quá chậm, chưa bắt kịp sự phát triển của nhà chung cư...
Hiện nay chưa có các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động mô hình Ban Quản trị chung cư dẫn đến những tranh chấp không rõ ràng.
Lợi dụng những kẽ hở, các cá nhân tại Ban Quản trị chung cư tự ý trục lợi, sử dụng số tiền quản lý để phục vụ vào mục đích cá nhân, gây thất thoát nguồn tiền chung.
Ngoài ra, nhiều Ban Quản trị do cách làm việc thiếu hiệu quả, thiếu năng lực và minh bạch cũng dẫn đến những bức xúc từ phía các hộ dân.
Trước tình trạng đó, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Xây dựng tổng hợp những nội dung khiếu nại của dân cư tại các dự án nhà ở. Đây là cơ sở nhằm rà soát lại quy định của pháp luật có liên quan để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định không còn phù hợp và hướng dẫn các cơ quan liên quan giải quyết các vụ khiếu nại, phản đối những đơn vị có liên quan tới dự án nhà chung cư.
Rõ ràng, để giải quyết những bất cập trong tranh chấp chung cư, ngoài những nỗ lực vào cuộc xử lý kiên quyết của thành phố, chính quyền địa phương, rất cần sự hỗ trợ, đồng thuận của người dân và hơn hết là sự hợp tác tích cực từ phía Chủ đầu tư, Ban Quản trị.
Đối với những đơn vị liên quan cố tình chây ì, bất hợp tác, các cơ quan chức năng cần xem xét áp dụng chế tài xử phạt nghiêm minh nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cư dân.
Vụ nữ sinh ném con từ tầng 31 chung cư Linh Đàm khiến ĐB Quốc hội thấy "giật mình, xót xa" ĐB Phạm Tất Thắng cho rằng, vụ việc nữ sinh ném con từ tầng 31 chung cư Linh Đàm cho thấy sự vô tình đến ... |
Vụ nữ sinh ném con từ tầng 31 chung cư Linh Đàm: Bố đứa trẻ là con nhà quyền thế? Theo lời người bạn của nữ sinh Vân A, bố đứa trẻ đã đi du học, là con của gia đình có quyền thế. |
Xác định giới tính bé sơ sinh bị mẹ thả từ tầng 31 chung cư Linh Đàm xuống đất Qua kiểm tra ban đầu, công an đã xác định được giới tính và nguyên nhân bé sơ sinh tử vong tại lối đi toà ... |