Tổng Công ty Sông Đà: Vốn 4.500 tỷ, lãi hơn 22 tỷ, lương HĐQT gần 3 tỷ
"Ôm" hàng chục triệu m2 đất
Tổng công ty Sông Đà là một trong những doang nghiệp lớn trong ngành xây dựng với những mảng kinh doanh chính là xây dựng nhà máy điện, giao thông, nhà máy công nghiệp, chế tạo và cung cấp thiết bị xây dựng, kinh doanh bất động sản.
Tuy nhiên, những năm gần đây, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không mấy khả quan, trong khi các khoản nợ khó đòi của công ty lên tới hàng nghìn tỷ chưa thu hồi được. Cụ thể, việc đầu tư vào nhiều dự án thủy điện tại Việt Nam và Lào, dự án BOT chậm thu hồi vốn đã đẩy số nợ phải thu của tổng công ty lên tới 10,7 nghìn tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn khoảng 1,9 nghìn tỷ đồng.
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước công bố hồi đầu năm nay cũng ghi nhận Tổng công ty Sông Đà đang quản lý, sử dụng 46 khu đất với tổng diện tích hơn 64,3 triệu m2, trong đó có 44 khu đất được giao để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc, 2 khu đất được giao để thực hiện dự án khu dân cư.
Mới đây, tổ trưởng Tổ đại diện phần vốn nhà nước tại Tổng công ty Sông Đà ông Hồ Văn Dũng vừa có báo cáo gửi Bộ Xây dựng về phương án phân phối lợi nhuận năm 2018, cho thấy kết quả kinh doanh bết bát của doanh nghiệp đang sở hữu khối tài sản khủng.
Theo báo cáo, tính đến hết năm 2018, Tổng công ty Sông Đà nắm giữ khối tài sản nhà nước khoảng 15.652 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu nhà nước 4.517 tỷ đồng, doanh thu đạt 2.186 tỷ. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế toàn tổng công ty chỉ đạt 22,3 tỷ đồng, tương ứng 11% kế hoạch mà hội đồng quản trị đề ra vào đầu năm.
Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chỉ đạt 0,06%, lãi sau thuế trên tổng tài sản chỉ vào khoảng 0,17%. Đây là kết quả kinh doanh bết bát, thấp kỷ lục của doanh nghiệp này.
Lợi nhuận 22,3 tỷ, chi lương HĐQT gần... 3 tỷ đồng
Hiện thành viên HĐQT Tổng công ty Sông Đà bao gồm ông Hồ Văn Dũng (Chủ tịch HĐQT), 4 thành viên HĐQT gồm các ông Trần Văn Tuấn (kiêm Tổng Giám đốc), ông Phạm Văn Quản, ông Nguyễn Văn Tùng và ông Đặng Quốc Bảo.
Về tiền lương, thù lao của Ban lãnh đạo Tổng Công ty Sông Đà, theo Nghị quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị nhận 52,7 triệu đồng/tháng, tương ứng với 632 triệu đồng một năm. Ngoài ra, 4 thành viên Hội đồng quản trị mỗi người được nhận 45,9 triệu đồng/tháng, tương đương với 550 triệu đồng một năm. Trong khi đó, thù lao của Trưởng Ban Kiểm soát và 2 thành viên lần lượt là 30,6 và 25,5 triệu đồng/người mỗi tháng. Như vậy con số này nếu cộng dồn lên tới gần 3 tỷ đồng tiền lương, thù lao cho HĐQT và Ban kiểm soát của Tổng công ty Sông Đà.
Con số gần 3 tỷ đồng/năm chi lương, thù lao năm 2018 cho HĐQT và Ban kiểm soát Tổng công ty Sông Đà. |
Trong một diễn biến khác, năm 2019 Tổng công ty Sông Đà đặt mục tiêu tổng doanh thu 9.300 tỷ đồng, tăng 17% so với thực hiện năm 2018. Mục tiêu lợi nhuận sau thuế 388 tỷ, trong đó của công ty mẹ là 100 tỷ đồng và công ty con là 288 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính quý I/2019, Tổng công ty Sông Đà mới chỉ đạt lợi nhuận sau thuế 36,5 tỷ đồng, tương đương 9,4% kế hoạch năm 2019. Ngoài ra, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sỡ hữu của Sông Đà cũng ở mức khá cao: 2,81 lần. Tính tới cuối quý I/2019, tổng nợ phải trả của doanh nghiệp này là 21.372 tỷ đồng.
Ngày 5/3 sẽ xét xử vụ vỡ đường ống nước Sông Đà Theo thông tin từ Tòa án nhân dân TP Hà Nội, đơn vị này vừa ra quyết định đưa 9 bị cáo trong vụ vỡ ... |
Vinaconex muốn thoái vốn đầu tư ở dự án nước sông Đà TĐO - Tổng công ty Vinaconex lên kế hoạch thoái vốn tại 2 doanh nghiệp liên quan đến dự án đường ống nước 21 lần ... |
Sông Đà 5 chưa thể thoái hết vốn tại Điện Tây Bắc (NED) Ngay khi Điện Tây Bắc lên sàn, cả Sông Đà 5, Sông Đà 10 và Sudico đều muốn thoái hết vốn. |