Tôi viết để cộng đồng người Việt ở nước ngoài hiểu thêm về biển đảo quê hương
Cà Mau: Sôi nổi cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương” Ngày 16/10, Hải đoàn 42 phối hợp cùng Ban Dân vận Tỉnh ủy Cà Mau và các đơn vị liên quan tổ chức cuộc thi "Em yêu biển, đảo quê hương". |
Đoàn kết để bảo vệ biển đảo quê hương Chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Pháp nhân dịp cuốn sách "Biển đảo quê hương" vừa được trao giải Ba Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VIII, ông Nguyễn Thanh Tòng, một Việt kiều tại Pháp, mong rằng các thế hệ người Việt trong và ngoài nước phát huy tinh thần đoàn kết để bảo vệ vững chắc biển đảo quê hương của Tổ quốc. |
Xin ông cho biết lý do ông quyết định viết quyển sách “Biển đảo quê hương”?
Lúc đầu, tôi chỉ nghĩ viết lại ký ức chuyến đi 10 ngày thăm các đảo của quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, khi ngồi trước máy tính, tôi lại muốn viết cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài nói chung và kiều bào trẻ tại Pháp nói riêng hiểu thêm về đất nước con người Việt Nam. Ngoài đồng bằng, sông, núi và biển, Việt Nam còn có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Quân và dân ta đã và đang bám đảo để giữ gìn biển đảo quê hương.
Ông có thể tóm tắt nội dung của Biển đảo quê hương?
Quyển sách “Biển đảo quê hương” gồm có hai phần. Phần đầu là hình ảnh, chú thích và lời bình về hành trình 10 ngày đi thăm những hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Và phần hai là những tư liệu lịch sử minh chứng rằng Hoàng Sa và Trường Sa là chủ quyền của Việt Nam.
Khi viết quyển sách này, ông muốn gửi thông điệp gì tới độc giả?
Tôi hy vọng sách ảnh này giúp độc giả - những người chưa có dịp khám phá quần đảo Trường Sa cảm nhận rõ thêm về đời sống của các chiến sĩ ở Trường Sa ngày đêm gìn giữ biển đảo. Biết thêm cuộc sống người dân trên đảo với những ngôi chùa là cột mốc nối liền tâm linh và chủ quyền Tổ quốc. Mặc dù cuộc sống vật chất còn nhiều thiếu thốn, có nơi không có đất (tại nhà giàn DK1), không nguồn nước ngọt, nhưng các anh vẫn trồng được rau xanh, nuôi được heo và gà, vịt. Đó là sự anh dũng, kiên cường và hy sinh thầm lặng của quân và dân ta. Hay những tấm gương anh hùng của 64 liệt sĩ hy sinh trong sự kiện Gạc Ma, cách đây hơn 34 năm, các anh nằm lại trong lòng biển sâu với quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Ông thích nhất nội dung nào trong quyển sách?
Tôi thích nhất là cuộc trò chuyện của tôi và anh chiến sĩ trẻ. Tôi nói với anh:
-Các anh chắt chiu từng giọt nước ngọt, nhưng mỗi lần khách đến đều có chậu nước cho khách rửa tay, rửa mặt cho mát, vì thế mà chúng tôi không đành lòng nào nhúng tay vào chậu nước ấy.
Anh chiến sĩ im lặng giây lát như xúc động, rồi trả lời với giọng nhỏ nhẹ.
- Đấy là tấm lòng đồng đội, có gì đâu, xin các bác đừng bận tâm đến. Chúng cháu chỉ có món quà này để đáp lại những gì các bác, anh chị đến thăm và mang lại cả niềm vui vật chất lẫn tinh thần cho chúng cháu.
Lời anh lính trẻ khiến tôi thêm cảm phục và yêu quý những người lính. Đây là nguồn cảm hứng để tôi viết bài “Thau nước ngọt và nghĩa tình Trường Sa” được giải nhì trong cuộc thi “Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm” do báo Người Lao động tổ chức.
Ông Nguyễn Thanh Tòng, kiều bào Pháp, tác giả quyển sách "Biển đảo quê hương" tâm sự với anh lính trẻ trên đảo Sinh Tồn tháng 4 năm 2016. |
Ông có thể chia sẻ về những cảm xúc hoặc những gì ông tâm đắc nhất trong quá trình viết và xuất bản quyển sách?
Viết một cuốn sách là một quá trình lâu dài, như đôi trái gái thương yêu nhau với cảm xúc luôn luôn dâng trào không dứt. Có lẽ khi yêu người ta không còn thấy và không cần biết đến những gì xảy ra bên ngoài, chỉ tập trung vào đối tượng mình yêu. Tình yêu sẽ đến ngày thăng hoa và đơm hoa kết trái. Viết sách cũng thế, cũng phải viết bằng cảm xúc và tình yêu, cũng phải qua một quá trình thai nghén trước khi chào đón đứa con tinh thần ra đời. Thật hạnh phúc khi thấy tác phẩm đầu tay của mình được xuất bản sau bao nỗ lực công phu và chờ đợi.
Khi tin mình đoạt giải, ông có cảm xúc như thế nào?
-Dĩ nhiên là rất vui (cười) và có chút bất ngờ, vì lẽ từ trước giờ tôi là nhà khoa học, vì tình yêu biển đảo quê hương mà tôi cầm bút viết sách, đây lại là quyển sách đầu tay của tôi. Tôi có được vinh dự này là nhờ bạn bè động viên khích lệ, các tổ chức, cá nhân hỗ trợ. Nhân đây, tôi đặc biệt gửi lời cám ơn Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp đã hỗ trợ in quyển sách “Biển đảo quê hương” để tôi có thể hoàn thành tâm nguyện của mình. Đồng thời, tôi cảm ơn Ban tổ chức Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại. Giải thưởng này giúp tôi lan tỏa sâu rộng hơn tình yêu biển đảo quê hương.
Tác giả Nguyễn Thanh Tòng, bìa trái, hàng thứ hai, cùng đoàn kiều bào thăm Đảo Đá Lớn năm 2016 |
Sau giải thưởng này, ông có dự định viết tiếp nữa không?
Xin cho tôi được giữ một chút bí mật về những công việc chưa hoàn thành nhé (cười). Tuy nhiên, tôi muốn giới thiệu thêm là sau quyển sách "Biển đảo quê hương", tôi đã viết quyển “Biển Đảo - Lịch sử và Pháp lý”. Dù là hai quyển sách riêng biệt nhau, nhưng đều cùng một chủ đề, một nội dung. Có thể xem sách “Biển đảo Quê hương” là phần đầu và quyển sách “Biển Đảo - Lịch sử và Pháp lý” là phần tiếp nối những nội dung mà sách Biển đảo Quê hương đã đề cập một cách cụ thể, chi tiết hơn.
Xin cảm ơn ông!
Dành hơn 50 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2022 Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2022 đã có 317 đầu mối đơn vị đăng ký và ủng hộ với số tiền hơn 50,1 tỷ đồng. Trong đó, số tiền đã chuyển về Quỹ thành phố là hơn 49,79 tỷ đồng. |
Kiều bào viết sách lan toả tình yêu biển đảo quê hương Mọi việc bắt đầu đầu từ chuyến đi Trường Sa năm 2016. Sau chuyến đi ấy, ông chợt nghĩ: “Sao mình không ghi lại cuộc trình ấy để chia sẻ với con cháu, những thế hệ sinh ra và lớn lên ở Pháp, ít có điều kiệu tìm hiểu về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của đất nước”. Và từ đó đến nay, ông đã viết hai quyển sách viết về Hoàng Sa và Trường Sa, cùng hai giải thưởng từ cuộc thi viết “Chủ quyền biển đảo bất khả xâm phạm” do Báo Người Lao động tổ chức |