Tổ công tác của Thủ tướng: Gian lận xuất xứ Việt Nam ngày càng tinh vi
Việt Nam xuất siêu 9,1 tỷ USD: Thị trường Mỹ tăng mạnh, EU và Trung Quốc giảm nhẹ Cán cân thương mại hàng hóa tháng 11 ước tính xuất siêu 100 triệu USD. Tính chung 11 tháng năm 2019 Việt Nam xuất siêu ... |
Bộ trưởng Công thương: Asanzo, Khải Silk là điển hình gian lận thương mại, xuất xứ Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định đã có những hành vi gian lận thương mại và xuất xứ, lừa dối người tiêu ... |
Tăng cường kiểm tra việc kinh doanh mặt hàng đường cát dịp cuối năm Tổng Cục quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương vừa có công văn gửi Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ... |
Gian lận xuất sứ Việt Nam được các cơ quan chức năng đánh giá ngày càng tinh vi - Ảnh minh hoạ |
Theo báo cáo trong tháng 11, tổ công tác đã làm việc với 05 bộ, cơ quan gồm Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Tổng cục: Hải quan, Quản lý thị trường nhằm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ giao liên quan đến cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận, giả mạo xuất xứ. Cùng với đó, tổ công tác đã làm việc với 12 Bộ, cơ quan trong việc thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và việc bãi bỏ văn bản ban hành trái pháp luật của các bộ, cơ quan.
Ngoài ra, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đã làm việc với 04 địa phương được chọn làm điểm trong việc triển khai Cổng dịch vụ công quốc gia kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Theo Tổ công tác, việc gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đã và đang ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ăn chân chính, dễ bị áp dụng biện pháp trừng phạt, mất đi thương hiệu Việt Nam, gây thiệt hại không thể tính toán được đối với nền kinh tế nước ta.
Các hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam liên tục gia tăng, với nhiều hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi với 2 nhóm hành vi: (1) Nhóm hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ Việt Nam để tiêu thụ trong nước; (2) Nhóm hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ Việt Nam, chuyển tải bất hợp pháp để xuất khẩu.
Thép là mặt hàng được quan tâm nhiều nhất về gian lận, giả mạo xuất xứ Việt Nam |
Các nhóm mặt hàng có nguy cơ gian lận, giả mạo xuất xứ, gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; nhôm và các sản phẩm từ nhôm; sắt thép và các sản phẩm sắt thép; xe đạp, xe đạp điện và linh kiện của xe đạp, xe đạp điện; gỗ và các sản phẩm gỗ; dệt may; da giày, túi xách; vali, mũ, ô, dù; thủy sản; giấy và các sản phẩm từ giấy; đinh vít, máy móc, thiết bị khác.
Nguyên nhân, theo Tổ công tác, trước hết là do hành lang pháp lý về vấn đề này không theo theo kịp diễn biến thực tế. Quy định về quy tắc xuất xứ với một số mặt hàng còn lỏng lẻo; việc quy định kiểm tra hồ sơ xin cấp C/O chưa chặt chẽ; quy định pháp luật về xuất xứ chưa cụ thể, chưa bao quát được, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe và phòng ngừa.
Một số doanh nghiệp lợi dụng việc tổ chức cấp C/O tạo sự thông thoáng trong khâu kiểm tra hồ sơ trước khi xuất khẩu để thực hiện hành vi gian lận về chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa hoặc lợi dụng việc cấp các loại Giấy chứng nhận khác có nội dung tương tự C/O để gian lận (Ví dụ, VCCI cấp Giấy chứng nhận một công đoạn gia công được thực hiện tại Việt Nam hoặc hàng hóa được xuất khẩu từ Việt Nam, không có ý nghĩa trong việc chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam).
Chưa có sự phối, kết hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các lực lượng kiểm soát, quản lý sản xuất trong nước với cơ quan Hải quan trong việc kiểm soát xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
Một nguyên nhân khác là tình trạng lợi dụng việc một số nước nhập khẩu áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Một số nước (kể cả Hoa Kỳ) cho phép nhà nhập khẩu được tự khai báo, tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nên xuất hiện hành vi gian lận xảy ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Điều này vượt tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng Việt Nam.