Tin tưởng quan hệ Việt Nam - Kazakhstan sẽ có những bước phát triển mới
Mở rộng quan hệ giao lưu hữu nghị giữa các địa phương Việt Nam với Chiết Giang (Trung Quốc) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc (2 - 4/12/2021), chiều ngày 3/12/2021, tại thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội kiến Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Chiết Giang Yuan Jiajun (Viên Gia Quân) theo hình thức trực tuyến. |
Phát triển sâu rộng quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ trong “thời kỳ chiến lược phát triển mới” của đất nước Ngày 3/12/2021, tại Hà Nội, Hội Việt - Mỹ (Hội) tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV nhiệm kỳ 2021-2026 bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến. Ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ được bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2021-2026. |
Tham dự hội thảo có: ông Yerlan Bayzhanov, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Kazakhstan tại Việt Nam; bà Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; PGS.TS. Hoàng Văn Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; ông Goshin Vladimir Anatolyevich, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Belarus tại Việt Nam; ông Phạm Minh Sơn Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Văn Tiến, Giảng viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội, biên dịch bộ ba "Những người du mục".
Toàn cảnh hội thảo. |
Kinh tế Kazakhstan sau hơn 30 năm độc lập
Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Yerlan Bayzhanov cho biết, với chính sách đối ngoại hiệu quả, yêu hòa bình và có trách nhiệm Kazakhstan đã tạo ra một nền kinh tế hiện đại. Trong hơn 30 năm độc lập, hơn 370 tỷ đô la đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã được thu hút vào nền kinh tế Kazakhstan. Cũng trong khoảng thời gian này, GDP của Kazakhstan đã tăng gấp 17 lần, từ 11,4 lên 188,9 tỷ USD, chỉ số ngoại thương tăng từ 1,5 tỷ USD lên 94 tỷ USD. Hiện nay, Kazakhstan giao thương với 180 quốc gia trên thế giới.
Đại sứ Yerlan Bayzhanov nhấn mạnh: công lao to lớn trong thành tích này của đất nước thuộc về Tổng thống đầu tiên của Kazakhstan độc lập - Nursultan Nazarbayev. Tầm nhìn xa của Tổng thống N. Nazarbayev là việc dời đô đến Kazakhstan. Sau khi đổi tên từ Astana thành NurSultan, thành phố đã trở thành một trong những thành phố hiện đại nhất ở khu vực Âu - Á. Hiện nay, Kazakhstan đang hướng tới mô hình đổi mới nền kinh tế, bắt đầu áp dụng các công nghệ xanh.
Ông Yerlan Bayzhanov, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Kazakhstan tại Việt Nam (phải) và PGS.TS. Hoàng Văn Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì hội thảo. |
Theo PGS.TS. Hoàng Văn Nghĩa Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng thống Kazakhstan đầu tiên, ngài Nurultan Nazarbayev, đã lựa chọn con đường cải cách kinh tế làm động lực tiên phong cho quá trình cải cách và phát triển ở Kazakhstan, từ đó thúc đẩy quá trình cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường trong điều kiện chuyển đổi của mình, ông đã giải quyết rất tốt bài toán di sản của lịch sử, truyền thống của hệ thống chính trị-kinh tế, xã hội của thời kỳ 6 thập kỷ quan liêu, bao cấp, tập trung, với cân bằng cần thiết giữa hiện đại hóa kinh tế và chính trị. Công thức của ông là “Đầu tiên là kinh tế, sau đó đến chính trị” đã trở thành biểu hiện kinh điển của phương pháp cải cách thành công trong không gian hậu Xô viết. Trong đó, Nazarbayev xác định tiến bộ kinh tế và cải thiện phúc lợi người dân là ưu tiên hàng đầu.
Gần 30 năm đã trôi qua, Kazakhstan dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Nursultan Nazarbayev đã trải qua chặng đường phát triển ấn tượng với chính sách kinh tế mới hướng tới mục tiêu đưa Kazakhstan lọt vào danh sách 30 nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới vào năm 2050. Với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, thể chế quản lý nhà nước hiệu quả, Kazakhstan đã và đang chứng minh cho thế giới thấy con đường đúng đắn và hợp lý để đất nước ngày càng vững mạnh, phát triển và phồn vinh. Cùng với việc không ngừng cải cách thể chế kinh tế, Kazakhstan cũng rất chú trọng thể chế chính trị, pháp luật, văn hoá và xã hội, đặc biệt coi trọng yếu tố nhân dân.
Bất chấp những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, Kazakhstan vẫn giữ được đà tăng trưởng, tiếp tục quá trình đổi mới, hiện đại hóa và phát triển, đồng thời ưu tiên phát triển bền vững, giữ gìn các giá trị xã hội tốt đẹp và sự đa dạng về sắc tộc, văn hóa.
PGS.TS. Hoàng Văn Nghĩa nhận định thực tiễn cải cách và phát triển ở Kazakhstan và đổi mới, phát triển ở Việt Nam cho thấy giữa hai nước có khá nhiều điểm tương đồng về quá trình chuyển đổi và phát triển bứt phá.
Hợp tác Kazakhstan - Việt Nam trên mọi lĩnh vực
Đề cập tới quan hệ hợp tác giữa Kazakhstan và Việt Nam, Đại sứ Bayzhanov khẳng định, quan hệ tin cậy giữa hai nước đã phát triển trên tinh thần hữu nghị và hợp tác cùng có lợi.
Năm 2022, hai nước sẽ kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Theo Đại sứ Bayzhanov, nền tảng của mối quan hệ này, được đặt ra từ thời Liên Xô cho phép hai nước tiến hành đối thoại mang tính xây dựng ngay bây giờ và tự tin lên kế hoạch cho tương lai.
Bên cạnh mối quan hệ hợp tác truyền thống trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, Đại sứ E. S. Bayzhanov cho rằng để tăng cường hợp tác, hai nước Kazakhstan và Việt Nam cần có những nỗ lực bổ sung trên lĩnh vực kinh tế. Theo đó, cuộc họp tiếp theo của Ủy ban Liên chính phủ được lên kế hoạch vào năm 2022 và Kazakhstan hy vọng đạt được tiến bộ trong chương trình nghị sự kinh tế rộng lớn. Đại sứ cũng bày tỏ tin tưởng, đây là thời điểm thích hợp để hai nước trao đổi các chuyến thăm ở cấp cao nhất.
Đại sứ quán Kazakhstan đang tích cực tham gia dịch thuật và xuất bản sách và phim. Đại sứ quán đã xuất bản bằng tiếng Việt cuốn sách của nhà thơ Kazakhstan vĩ đại Abai "Những lời răn", hoàn thành bản dịch cuốn tiểu thuyết lịch sử lớn "Những người du mục" của Ilyas Esenberlin và dự định ra mắt tập truyện dân gian Kazakhstan đầu tiên vào dịp Tết. Và sắp tới, người dân Đà Nẵng sẽ được thưởng thức ba bộ phim Kazakhstan đã được dịch sang tiếng Việt.
Ông Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, quan hệ kinh tế - thương mại hai nước khá sôi động. Năm 2018, kim ngạch hai chiều giữa Kazakhstan và Việt Nam đạt khoảng 267,6 triệu USD tăng 7,05% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Kazakhstan đạt 208,8 triệu USD tăng 3,9% và nhập khẩu từ Kazakhstan đạt 58,7 triệu USD tăng 20,3%. Năm 2019 ước đạt được 215,5 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 186 triệu USD, nhập khẩu 29,6 triệu USD... Trong năm 2020, kim ngạch thương mại hai nước giảm 6% do tình hình dịch bệnh Covid-19. Ngoài ra, Việt Nam và Kazakhstan đã thành lập Ủy ban Liên chính phủ giữa Việt Nam và Kazakhstan về hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ thuật (UBLCP).
Ông Phạm Minh Sơn Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại hội thảo |
Cùng với các phát triển mới trong quan hệ hai nước, giao lưu nhân dân cũng được đẩy mạnh. Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga trông đợi quan hệ song phương sẽ có những bước phát triển mới, đáp ứng được nguyện vọng và tình cảm của nhân dân hai nước.
Về lĩnh vực này thời gian qua có thể kể đến dự án nghệ thuật quốc tế “Khăn của mẹ" theo sáng kiến của nghệ sĩ Kazakhstan bà Leila Makhat, Chủ tịch Học viện nghệ thuật Á-Âu. Nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, nhà hoạt động xã hội, nghệ sỹ nữ của Việt Nam tham gia với thông điệp về vai trò của người phụ nữ, người mẹ như chiếc khăn ấm áp bảo vệ con trẻ, bảo vệ trái đất.
Ông Phạm Minh Sơn cũng cho rằng qua các hoạt động trao đổi giao lưu văn hóa, các cơ quan chức năng hai nước có điều kiện để chia sẻ kinh nghiệm tổ chức các sự kiện văn hóa, cũng như kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao… và nhân dân hai nước sẽ có điều kiện để hiểu biết sâu hơn nữa về truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục của mỗi bên.
Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga phát biểu tại hội thảo. |
Bà Nguyễn Phương Nga cho rằng: "Năm 2022, hai nước sẽ có nhiều sự kiện quan trọng như kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Kazakhstan và Hội nghị thượng đỉnh lần thứ sáu về phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) do Kazakhstan làm Chủ tịch. Đây là cơ hội để chúng ta sẽ cùng phối hợp triển khai các hoạt động thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt Nam - Kazakhstan lên một tầm cao mới".
"Tôi tin tưởng rằng, với những tình cảm tốt đẹp, truyền thông hữu nghị thân thiết lâu đời, những nỗ lực và sáng tạo của các cơ quan nhà nước và các tổ chức nhân dân của hai nước, chắc chắn quan hệ Việt Nam - Kazakhstan sẽ có những bước phát triển mới, góp phần tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở mỗi nước, trong khu vực và trên thế giới", bà Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh.
Làn gió ấm áp trong quan hệ Việt – Nhật và khát vọng phát triển của Việt Nam “Đặc biệt” là từ được các nhà lãnh đạo Nhật Bản đương nhiệm cũng như đã rời nhiệm sở nhắc tới khi nói tới tình cảm dành cho đất nước và con người Việt Nam, trong các cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Nhật Bản vừa qua một lần nữa khẳng định vị thế, vai trò, uy tín của Việt Nam – một đất nước luôn có khát vọng vươn lên mạnh mẽ vì một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn. |
Chuyến thăm sẽ tạo ra xung lực mới cho đà phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt-Nhật Chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Nhật Bản từ ngày 22-25/11/2021 là tiền đề rất quan trọng để thúc đẩy quan hệ hai nước lên tầm cao mới trong những năm tới, tạo ra xung lực mới cho đà phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. |