Tiết lộ thủ đoạn "rửa tiền" của 2 ông trùm đường dây đánh bạc nghìn tỷ
Kết luận điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ ngày 18/7, đề nghị truy tố 92 bị can về 7 tội danh: Tổ chức đánh bạc; đánh bạc; mua bán trái phép hóa đơn; rửa tiền; đưa hối hộ; sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi thành công vụ.
-
Số tiền tham gia đường dây đánh bạc ở Phú Thọ lên tới gần 10 nghìn tỷ đồng
-
Đường dây đánh bạc nghìn tỷ: Cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh nhận sai
-
Tướng Vĩnh 'bảo kê' đường dây tổ chức đánh bạc nghìn tỷ như thế nào?
-
Tướng Hóa 'cấm' cấp dưới xác minh, xử lý đường dây đánh bạc nghìn tỷ
Trong đó 2 đối tượng được xác định cầm đầu đường dây đánh bạc nghìn tỷ là Nguyễn Văn Dương (chủ tịch HĐQT Công ty đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC) và Phan Sào Nam (39 tuổi, cựu Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty cổ phần VTC online).
Cơ quan điều tra xác định đường dây tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua game bài Rikvip/Tip.club do Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương cầm đầu có doanh thu là 9.853 tỷ đồng. Trong đó, Phan Sào Nam hưởng lợi 1.475 tỷ; Nguyễn Văn Dương - CNC hưởng lợi 1.655 tỷ, còn lại là các đối tượng khác.
Với khoản tiền bất chính từ hành vi tổ chức đánh bạc trực tuyến, Phan Sào Nam đã chuyển tiền cho người thân, bạn bè gửi tiết kiệm, đầu tư góp vốn và các dự án, mua bất động sản để hợp thức hóa số tiền.
Lực lượng Công an phải phối hợp với Kho bạc và cơ quan chức năng kiểm điếm hàng chục tiếng đồng hồ mới hết số tiền của các đối tượng (Ảnh: CAND).
Theo kết luận điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ, Nguyễn Văn Dương đã chỉ đạo Đoàn Thị Thu Hà chuyển một phần số tiền hưởng lợi từ hoạt động tổ chức đánh bạc góp vốn vào Công ty cổ phần đầu tư UDIC với số tiền hơn 576 tỷ đồng và trực tiếp góp vốn vào dự án BOT Bắc Giang – Lạng Sơn với số tiền 329,7 tỷ đồng.
Sau khi "nhúng" tiền qua Cty UDIC, ngày 17/4/2017, Dương tách Cty này thành hai công ty, rồi bán cổ phần sở hữu tại Cty UDIC cho các công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng cầu đường Sài Gòn, Công ty Cổ phần quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân, Công ty Cổ phần tập đoàn Hải Thạch, thu về số tiền 270 tỷ đồng.
Tiếp đó, Dương lấy 150 tỷ đồng từ số tiền bán cổ phần nêu trên đi mở 2 sổ tiết kiệm; mua 2 sàn (tầng 5,6) toà nhà ICON4, trị giá hợp đồng 61 tỷ đồng.
Số còn lại Dương khai sử dụng cá nhân hết. CQĐT xác định, đến nay Nguyễn Văn Dương vẫn chưa khai báo, che giấu phần lớn số tiền thu lợi bất chính của mình.
Cán bộ Kho bạc phối hợp kiểm điếm tiền thu giữ của các đối tượng (Ảnh: CAND)
Phan Sào Nam chuyển cho Phan Thu Hương (dì ruột Nam, sn 1961, ở quận Tây Hồ, Hà Nội) hơn 216 tỷ đồng để gửi tiết kiệm và mua bất động sản; chỉ đạo Đỗ Bích Thuỷ (đại diện pháp luật Công ty TNHH dịch vụ phát triển đầu tư Nam Việt) rút 50 tỷ đồng gửi tiết kiệm; đầu tư góp vốn vào các công ty như: Công ty Vịnh Hạ Xanh Hạ Long, Công ty Án tượng Hạ Long, Công ty Bitpro, Công ty Fintech với số tiền gần 93 tỷ đồng.
Ngoài ra, Phan Sào Nam còn nhờ nhiều cá nhân đứng tên mua 15 căn hộ với tổng trị giá hơn 151 tỷ đồng; gửi ngân hàng Bank of Singapore 3,5 triệu USD và nhờ người cất giữ số tiền, vàng, đô la trị giá 680 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do một số đối tượng được cho là đang cất giữ tài sản phạm pháp của Phan Sào Nam đang bỏ trốn nên CQĐT chưa xác minh làm rõ được.
Theo cơ quan tố tụng tỉnh Phú Thọ, giai đoạn một vụ án đánh bạc nghìn tỷ qua mạng, cơ quan điều tra đã thu giữ khoảng 1.300 tỷ đồng gồm cả tiền và tài sản như 20 căn hộ, 13 xe ôtô...
"Phan Sào Nam đã khai báo thành khẩn, nhận tội. Nam khai báo số tiền mặt khoảng 200 tỷ đồng để ở hai chiếc thùng tại Quảng Ninh và hơn 300 tỷ (vàng, USD, tiền mặt) ở TP HCM", dẫn nguồn thông tin trên Vnexpress.
Các đối tượng chính trong đường dây đánh bạc ngàn tỷ. (Ảnh: CAND) | |
Trang Anh