Trang chủ Chính trị - Xã hội
23:49 | 22/07/2015 GMT+7

Tiết lộ hậu trường chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

aa
Ông Bùi Thế Giang, Vụ trưởng Vụ Tây Âu – Bắc Mỹ, Ban Đối ngoại TƯ Đảng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Liên hiệp Quốc và TS Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao đã kể lại các bước chuẩn bị cho chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ cùng những đánh giá xung quanh sự kiện này.

tiet lo hau truong chuyen tham my cua tong bi thu nguyen phu trong

Tổng bí Thư Nguyễn Phú trọng hội đàm với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng trong chuyến thăm Mỹ tháng 7/2015

Hàng thập kỷ sau mới thấu hết ý nghĩa lịch sử

Báo chí đều gọi chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ là chuyến thăm lịch sử. Gọi như vậy liệu có chính xác?

TS. Hoàng Anh Tuấn: Thực ra, báo chí không chỉ dùng từ “lịch sử” mà họ còn dùng những từ như “bước ngoặt”, “chưa từng có” để mô tả chuyến thăm này. Nếu mình dùng từ “lịch sử” thì chỉ phản ánh một trong những khía cạnh đặc biệt của chuyến đi này.

Theo tôi, có mấy yếu tố có thể ghi nhận về tính chất lịch sử của chuyến thăm này.

Đầu tiên, xét về quan hệ Việt – Mỹ, trước đó đã có một số chuyến thăm cấp cao như chuyến thăm cuả Chủ tịch nước, của Thủ tướng. Tuy nhiên, đây mới là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến Mỹ. Còn đối với Mỹ, việc đón Tổng Bí thư của một Đảng Cộng sản nước ngoài là một chuyện hy hữu trong lịch sử. Thậm chí trong cuốn cẩm nang về lễ tân của Nhà Trắng không có mục nào về tiếp đón người đứng đầu Đảng chính trị, đặc biệt là Đảng Cộng sản.

Bởi vậy, trong quá trình chuẩn bị chuyến thăm, phía Mỹ mong muốn chúng ta cung cấp các tư liệu lãnh tụ Đảng của chúng ta, tức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi sang một số nước phương tây, như Anh, Pháp…được đón tiếp như thế nào để đảm bảo nghi thức lễ tân của Hoa Kỳ không thấp hơn và phải trang trọng hơn nghi thức lễ tân của các nước khác.

Tuy nhiên, đấy mới chỉ là cái biểu hiện bên ngoài. Tính lịch sử của chuyến thăm còn thể hiện ở những nội dung trao đổi, những điểm rất mới trong quan hệ Việt – Mỹ. Những điểm này tiếp tục tạo ra dấu ấn lịch sử, bước ngoặt lịch sử trong quan hệ song phương mà có lẽ nhiều năm sau, thậm chí hàng thập kỷ sau chúng ta mới cảm nhận được hết ý nghĩa lịch sử của chuyến thăm này.

Xin hỏi người trong cuộc, ông Bùi Thế Giang. Được biết, ông là người tham dự rất tích cực vào chuyến thăm của Tổng Bí thư, từ khâu chuẩn bị, đi tiền trạm, cho tới khi tháp tùng Tổng Bí thư sang Mỹ. Ông cảm nhận như thế nào về tính chất lịch sử của chuyến đi này?

tiet lo hau truong chuyen tham my cua tong bi thu nguyen phu trong

Ông Bùi Thế Giang, Vụ trưởng Vụ Tây Âu – Bắc Mỹ, Ban Đối ngoại TƯ Đảng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Liên hiệp Quốc

Ông Bùi Thế Giang: Tôi xin bắt đầu bằng việc gọi tên nước này như thế nào. Chúng ta thường gọi bằng Mỹ và tôi cũng sẽ sử dụng danh từ Mỹ. Nhưng tên đầy đủ hơn thì gọi là Hoa Kỳ, còn tên chính thức của họ thì chúng ta vẫn gọi là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Nhân hôm nay, tôi cũng xin đính chính, phải gọi họ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ mới chính xác.

Nhân chuyện anh Tuấn nói về việc ta cung cấp cho Mỹ những nước đã đón Tổng Bí thư đến thăm thì tôi xin chia sẻ đây là tác phẩm của tôi.

Tôi làm việc đó vào cuối tháng 11 năm ngoái khi mà ý tưởng về chuyến đi đã khá cụ thể. Với tư cách là một người trong cuộc trực tiếp tham gia từ đầu, tôi đã chủ động lên danh sách những nước mà Tổng Bí thư ta đã thăm trong 3 năm qua.

Trong những nước mà Tổng Bí thư đã đến thăm, chỉ có Lào cùng hệ thống chính trị, còn lại đều là các nước ngoài khối. Chúng tôi làm thành một danh sách theo số thứ tự, tên nước, người hoặc tổ chức mời, có hội đàm chính thức hay không, với ai và có duyệt đội danh dự hay không, có tuyên bố chung hay không, ở cấp nào, có 21 phát đại bác hay không… Sau đó, tôi lại là người trực tiếp dịch danh sách này sang tiếng Anh.

Một điều rất lý thú là Đại sứ Mỹ, khi đó là ông David Shear và sau này là Ted Osius luôn hỏi tôi rất nhiều lần: Đón thế nào bây giờ? Vì Mỹ không có một hệ thống chính trị tương đương như Việt Nam nên họ khá lúng túng.

Đến tháng 11/2012, nhân một cuộc tiếp tân tại nhà riêng Đại sứ Mỹ nhân dịp nhà toán học Mỹ đoạt giải Nobel Roger Myerson thăm Việt Nam, chúng tôi lại tiếp tục trao đổi lần thứ ba về vấn đề này. Ông ấy hỏi tôi: Ông hứa là sẽ cho tôi ý kiến về thủ tục lễ tân, bây giờ ông nói cụ thể đi. Chúng tôi kéo nhau vào một phòng riêng nhỏ để nói chuyện.

Tôi bảo ông ấy: “Ông cứ chờ đi, chỉ 2 tháng nữa thôi, ông sẽ có một ví dụ rất cụ thể và sinh động để tham khảo”. Lúc đó chúng tôi đang chuẩn bị cho Tổng Bí thư đi thăm, nói một cách không chính thức là “ba nước năm bên” ở Tây Âu, đi Bỉ, EU, Ý, gặp Giáo hoàng và đi Anh.

Sau chuyến thăm này, tôi gặp lại ông Đại sứ Mỹ và hỏi: Các ông đã thấy chưa? Ông ta bảo: Đúng, nhưng chúng tôi vẫn khó khăn.

Đấy là thủ tục lễ tân, còn về ý nghĩa lịch sử thì tôi muốn dẫn ra đây một chi tiết: Đúng vào buổi sáng khi Tổng Bí thư ta chuẩn bị có cuộc hội đàm với Tổng thống Obama thì thượng nghị sĩ John McCain có ra tuyên bố, tôi xin trích nguyên văn:

“Tôi nhiệt liệt chào mừng Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ, chuyến thăm đầu tiên của một tổng bí thư Việt Nam. Chuyến thăm này thể hiện sức mạnh đang lên của quan hệ đối tác Hoa Kỳ và Việt Nam khi chúng ta kỷ niệm lần thứ 20 bình thường hóa quan hệ hai nước”.

Chưa bao giờ với bất kỳ một lãnh tụ nào của Việt Nam dù dưới dạng nào của các hệ thống chính trị trước nay sang Mỹ mà có một ông thượng nghị sĩ ra một tuyên bố như vậy. Còn đối với khách quốc tế đến thăm Mỹ, đây cũng là một việc hiếm hoi.

Kết thúc ngày 7/7 – ngày có cuộc hội đàm giữa Tổng thống Obama và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rồi có cuộc chiêu đãi của Phó Tổng Thống Joe Biden để chào mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì 2 bên đã thông qua Tuyên bố về tầm nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ. Tuyên bố đó bắt đầu bằng một câu: Nhận lời mời của chính quyền Tổng thống Barack Obama, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm lịch sử tới Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ.

Như vậy, từ “lịch sử” không phải chỉ chúng ta nói, không phải chỉ báo giới, học giả nói mà ở cương vị chính thức cả hai bên đều công nhận việc đó.

Tôi xin nói thêm, nó là lịch sử không phải chỉ ở quan hệ song phương Việt - Mỹ. Nếu xét từ một góc độ nào đó thì đó cũng là lịch sử trong quan hệ chính trị quốc tế nữa, bởi từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nước Mỹ chưa đón một ông lãnh tụ cộng sản nào như thế này cả.

Trước nay thì có người đứng đầu của CHND Trung Hoa nhưng cái mũ chính để đội lại là chủ tịch nước. Sau này nếu có đón một lãnh tụ Cuba thì mũ nhà nước là chính. Tổng Bí thư chúng ta không có chức danh gì khác ngoài chức danh Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam. Tôi nghĩ điều đó cực kỳ lý thú trong quan hệ quốc tế.

Hãy nhớ rằng quan hệ của chúng ta với Mỹ không phải là quan hệ bình thường. Có thời kỳ rất đẹp rất hay. Có thời kỳ được coi là đau buồn và đau thương. Chính Thượng nghị sĩ John McCain đã phải nói rằng: đối với những ai đã hoạt động nhằm bình thường hoá quan hệ cách đây 20 năm thì sự tiến bộ mà hai dân tộc chúng ta đã cùng nhau đạt được thật là đáng kinh ngạc.

Đỉnh cao trong quan hệ chính trị Việt - Mỹ

Tôi được biết, ông Giang và ông Tuấn đây đều có những gắn bó cá nhân khá sâu sắc với tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt – Mỹ. Ông Giang sang Mỹ học Thạc sĩ quan hệ quốc tế từ trước khi hai bên bình thường hoá quan hệ. Sau đó, ông trở lại Mỹ với cương vị Đại sứ VN tại LHQ. Còn ông Tuấn cũng là những thế hệ đầu tiên sang Mỹ học theo chương trình học bổng Fulbright. Xin hỏi, hồi ấy, có bao giờ các ông hình dung được rằng, sẽ có một ngày Tổng thống Mỹ chào đón Tổng Bí thư Việt Nam tại Nhà Trắng?

Ông Bùi Thế Giang: Tôi chắc rằng từ những người tham gia vào tiến trình bình thường hoá quan hệ, các cựu binh, DN Mỹ ủng hộ chủ trương bình thường hoá đến những người có ý thức phấn đấu vì lợi ích quốc gia dân tộc đều có một nguyện vọng là quan hệ hai nước bình thường khi còn đang không bình thường và phát triển sau khi bình thường hóa. Đặc biệt, biểu hiện của quan hệ bình thường, đó là sự trao đổi cấp cao nhất với nhau, tức là người đứng đầu trong hệ thống chính trị của chúng ta, Tổng Bí thư sang thăm Mỹ.

Trong 20 năm vừa qua, chúng ta đã chứng kiến hai Tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam là ông Bill Clinton (tháng 11/2000) và ông George Bush (tháng 11/2006). Hai chủ tịch nước và thủ tướng của chúng ta cũng đã thăm Mỹ. Nhưng đến giờ người cao nhất trong hệ thống chính trị của chúng ta là Tổng Bí thư mới đi Mỹ. Có thể nói quan hệ hai nước bây giờ mới thực sự bình thường.

tiet lo hau truong chuyen tham my cua tong bi thu nguyen phu trong

TS Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao

TS Hoàng Anh Tuấn: Đối với tôi, đây là chuyện tất yếu mà quan hệ Việt – Mỹ sẽ phải trải qua, sẽ phải đạt đến mức đấy. Nhưng làm thế nào để đạt được đến mức đấy thì nói chung cả Mỹ và Việt Nam đều chưa có kinh nghiệm xử lý việc này. Khi câu chuyện này đến thì cũng phải có câu chuyện về lễ tân ngoại giao xử lý thế nào, rồi nội dung bàn thảo ra sao.

Và chuyến thăm của Tổng Bí thư là đỉnh cao của quan hệ chính trị, của 20 năm bình thường hoá, ít nhất đến lúc này.

Để đạt được như thế thì phải có sự hội tụ của các nhân tố nhất định. Trước tiên là chất lượng mối quan hệ dựa trên cơ sở chuyển hóa của số lượng các tiếp xúc cấp cao giữa VN và Mỹ diễn ra tương đối liên tục trong thời gian 20 năm qua. Tiếp đó là hàng loạt cuộc tiếp xúc cấp thấp hơn, các cuộc trao đổi, giao lưu nhân dân giữa hai nước.

Thứ hai là lòng tin. Chính những cuộc tiếp xúc cấp cao này khiến lòng tin giữa hai bên được nâng lên.

Thứ ba, khi đưa ra lời mời với Việt Nam, rõ ràng Mỹ đã thừa nhận thực tế Đảng Cộng sản là người lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam, tức là sự thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.

Việc Mỹ thừa nhận sự đóng góp, vai trò và ảnh hưởng của Việt Nam đồng nghĩa với việc Mỹ thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Đây là điều hết sức đặc biệt. Cần nhớ rằng trong quan hệ Việt - Mỹ 20 năm qua thì Mỹ mới chỉ công nhận chúng ta về mặt nhà nước, về mặt ngoại giao còn câu chuyện công nhận hệ thống chính trị, sự lãnh đạo của đảng cộng sản thì chưa. Đặc biệt hơn là chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra trong bối cảnh phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ở giai đoạn thoái trào kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Nói ra như vậy, chúng ta mới thấy hết được ý nghĩa đặc biệt của chuyến thăm, mới thấy được nỗ lực của hai phía trong việc tổ chức và làm cho chuyến thăm thành công.

Ông Bùi Thế Giang: Nhân chuyện anh Tuấn nói về khía cạnh tôn trọng thể chế chính trị, tôi xin nói thêm rằng đối với phía Mỹ, đây là quá trình tịnh tiến, đi từng bước.

Nếu chúng ta đọc lại tuyên bố 2013, khi Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang xác lập mối quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ, trong đó nhấn mạnh hai bên tôn trọng Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Lần này, khi chúng tôi bàn thảo để hoàn tất dự thảo tuyên bố về tầm nhìn chung, cũng có người phía Mỹ đặt vấn đề là không cần thiết nhắc lại vấn đề này nữa vì đã có trong tuyên bố 2013 rồi. Thậm chí, các bạn Mỹ còn nói: Nếu vẫn để thì dường như giữa chúng ta còn có gì đó chưa tin nhau.

Chúng tôi lập luận rằng: đây không phải là chuyện nghi ngờ nhau hay không mà là nguyên tắc trong quan hệ với nhau, mang tính quốc tế, tính phổ quát. Nói đến tính quốc tế thì cũng có hàm ý là không chỉ Việt Nam với Mỹ đâu mà còn nhiều anh to khác, nhiều anh cả xa, cả gần cũng phải nhìn tới đấy, coi đó là tiêu chuẩn và nguyên tắc trong quan hệ với nhau.

Cuối cùng thì các bạn Mỹ cũng tán thành chúng ta đưa điểm này vào.

Ở đây có một điểm mà người bên ngoài sẽ không mấy ai để ý. Ban đầu, đây là tuyên bố chung giữa hai nhà lãnh đạo, Tổng thống Obama và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng trong quá trình đàm phán, hai bên nhất trí nâng lên thành tuyên bố giữa hai quốc gia. Chỉ riêng chuyện này đã chứng tỏ, đây là người đại diện cao nhất của đất nước, thay mặt quốc gia chứ không phải thay mặt Đảng. Đây là một kết quả rất tuyệt vời của Tuyên bố chung.

Mới đây, ông đại sứ Mỹ email cho một đồng chí lãnh đạo cơ quan tôi (Ban Đối ngoại TƯ) nói rằng Nhà Trắng, Hội đồng An ninh Quốc gia và Bộ Ngoại giao Mỹ rất vui mừng về tuyên bố chung, trong đó có đánh giá “your side negotiated very skillfully” (bên ngài đã đàm phán hết sức có kỹ năng, trình độ). Tuy nhiên, tôi phải nói rằng đây là văn bản chung, kết quả chung nên nó phản ánh cách tiếp cận, tư duy, sự đồng tình của cả hai bên. Tính lịch sử của chuyến thăm còn nằm ở đấy nữa.

Theo VietNamNet

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng trực thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn

Sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng trực thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn

Sắp xếp, hợp nhất các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam là một bước tiến quan trọng của lịch sử trong công tác tổ chức bộ máy và hoạt động của MTTQ Việt Nam. Đây không chỉ là chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng mà còn là một bước chuyển mình của tất yếu khách quan và phù hợp với thực tiễn cách mạng hiện nay, qua đó góp phần củng cố hơn nữa vị thế của MTTQ Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Chặng đường mới trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước bạn bè

Chặng đường mới trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước bạn bè

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc thành công chuyến thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Belarus.
Tỉnh Nghệ An và Thủ đô Vientiane (Lào) ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2025–2028

Tỉnh Nghệ An và Thủ đô Vientiane (Lào) ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2025–2028

Sáng 12/5, lãnh đạo tỉnh Nghệ An và Đoàn đại biểu cấp cao thủ đô Vientiane (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) đã hội đàm và ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2025–2028. Hai bên nhất trí tăng cường quan hệ hữu nghị và thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Đọc nhiều

Hoà nhạc hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan: Giai điệu kết nối nhân dân

Hoà nhạc hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan: Giai điệu kết nối nhân dân

Tối 26/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình hòa nhạc “Những viên ngọc của âm nhạc cổ điển Azerbaijan”. Buổi hòa nhạc được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 107 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Azerbaijan (28/5/1918 - 28/5/2025) và thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Azerbaijan (7/5/2025) trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới nước này.
Đạ Rsal – xã nghèo “thay da đổi thịt” nhờ chuyển đổi số

Đạ Rsal – xã nghèo “thay da đổi thịt” nhờ chuyển đổi số

Áp dụng công nghệ thông minh tưới tự động cho sầu riêng (điều khiển từ xa bằng Remot); sử dụng các nền tảng, công nghệ số như Zalo, Facebook… để buôn bán các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của địa phương; sử dụng các nền tảng trực tuyến để giao dịch với chính quyền… đó là những ứng dụng mà bà con xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng đã, đang thực hiện. Với hướng đi mới này, Đạ Rsal đã thay đổi nhanh chóng trong xây dựng và phát triển địa phương.
Tin quốc tế ngày 27/5: Palestine giành được quyền treo cờ tại trụ sở WHO; ông Trump cân nhắc chuyển 3 tỷ USD từ Harvard sang trường dạy nghề

Tin quốc tế ngày 27/5: Palestine giành được quyền treo cờ tại trụ sở WHO; ông Trump cân nhắc chuyển 3 tỷ USD từ Harvard sang trường dạy nghề

Phái đoàn Palestine đã giành được quyền treo cờ của họ tại trụ sở Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Tổng thống Trump cân nhắc chuyển 3 tỷ USD từ Harvard sang trường dạy nghề... là tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 27/5.
Tin quốc tế ngày 28/5: Mỹ yêu cầu tạm dừng phỏng vấn thị thực mới đối với sinh viên quốc tế

Tin quốc tế ngày 28/5: Mỹ yêu cầu tạm dừng phỏng vấn thị thực mới đối với sinh viên quốc tế

Mỹ yêu cầu các đại sứ quán tạm dừng phỏng vấn thị thực mới đối với sinh viên quốc tế; Vua Charles III nhấn mạnh "quyền tự quyết" của Canada; Ukraine tấn công drone quy mô lớn vào Nga... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 28/5.
Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Mường Nhé (Điện Biên) – nơi địa đầu cực Tây Tổ quốc – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ nhờ những bước tiến trong phát triển hạ tầng giao thông.
Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Ngày 18/5/2025, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa (thuộc Hải đoàn 129 Hải quân) đã khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới tàu cá NT02070TS.
Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Từ ngày 14-16/5, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Tiểu đoàn 563, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức kiểm tra “3 tiếng nổ” cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025. Đây là hoạt động huấn luyện quan trọng giúp chiến sĩ mới làm quen với cường độ huấn luyện cao, nâng cao thể lực, bản lĩnh, khả năng sử dụng vũ khí, trang bị trong điều kiện sát với thực tế chiến đấu.
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
infographic quan he doi tac chien luoc toan dien viet nam phap
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động