Tiếng trống khát vọng và sự hiếu thảo của chàng trai khiếm thị
Chàng cử nhân bỏ phố về rừng làm nông nghiệp sạch Sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi và đầu tư làm nông nghiệp, chàng cử nhân ở Chư Păh (Gia Lai) đã biến đất đồi rừng thành trang trại sạch, và là điểm check in của nhiều người. |
Gia Lai: Liên hiệp Hữu nghị và Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật phối hợp trong công tác đối ngoại nhân dân Mới đây, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Gia Lai và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai đã tổ chức Lễ ký kết quy chế phối hợp trong công tác đối ngoại nhân dân. |
Từ lúc sinh ra, thế giới xung quanh Y Tói (29 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku, Gia Lai) đã là một màn sương mù giăng kín. Thế nhưng, tận sâu trong lòng chàng trai ấy là nỗi khao khát cháy bỏng được sống với đam mê chơi trống.
Y Tói như thành một con người khác khi hòa mình vào âm nhạc. |
Ksor Thức, cậu họ của Y Tói kể lại, ngày còn nhỏ, Y Tói đã rất thích nghe tiếng trống của ban nhạc trong mỗi đám cưới. Vì quá yêu thích và mong muốn được chơi trống, Tói về nhà lục tìm thùng sơn cũ, lon sữa, chai lọ… rồi tự mày mò lắp ghép, kết nối thành một dàn trống “handmade” theo sự ghi nhớ và cảm âm của mình. “Mình còn nhớ có nhiều đêm sau khi đi chơi, đám bạn mình liền kéo về nhà, lấy dàn trống ấy ra, mình thì đánh trống còn mọi người cùng nhau hát hết bài này đến bài khác tới tận khuya rất vui”-Y Tói tâm sự.
Dù bị khiếm thị từ nhở, nhưng Y Tói vẫn cố gắng làm mọi việc. |
Ước mơ của Y Tói chỉ là có tiền để chưa bệnh cho mẹ và nuôi em học hành. |
Năm 2012, Quán Gà nướng-Cơm lam Bazan (đường Lê Duẩn, TP. Pleiku) đi vào hoạt động, biết Y Tói có đam mê chơi trống, anh Ksor Thức - chủ quán đã mua cho Y Tói một chiếc trống cajon để biểu diễn tại quán khi khách có nhu cầu thưởng thức âm nhạc. Những ai đã từng gặp Tói hẳn sẽ không quên được hình ảnh cậu thanh niên hơi gầy trong trang phục quần jean, áo sơ mi trắng, khoác chiếc áo truyền thống của người Jrai ngồi cùng chiếc trống cajon, hiền lành, ít nói, rụt rè mỗi khi được hỏi chuyện. Thế nhưng, trước chiếc trống cajon, Y Tói lại như trở thành một người khác, hoàn toàn đắm chìm trong từng thanh âm, đôi mắt mờ đục hướng lên trần nhà, đôi tay thoăn thoắt gõ trống bắt theo nhịp bài hát.
Anh Ksor Thức chia sẻ: “Thật sự Tói rất có năng khiếu. Bản thân em ấy không biết chữ, lại khiếm thị, chưa được học trống ngày nào nhưng chỉ cần ngồi trước trống, dùng tay nắn nắn, gõ gõ để cảm nhận âm thanh vài phút là đã có thể chơi được rồi. Ngày đưa chiếc trống cajon từ TP. Hồ Chí Minh về, Tói chỉ mày mò một lát là đã sử dụng được. Cứ thế mà Tói cùng các nghệ sĩ tự do khác cộng tác với Bazan đã được khoảng 7 năm. Việc chơi trống vừa giúp Tói có thêm thu nhập lại được thỏa mãn niềm đam mê”.
Y Tói nuôi mẹ bệnh nặng và các em còn nhỏ nhờ việc đánh trống. |
Trong ban nhạc di động ấy có thể thiếu đàn t’rưng, đàn guitar, nhưng thiếu tiếng trống cajon của Y Tói là thiếu đi sự sinh động, nhộn nhịp, rộn ràng. Sau một hồi trò chuyện, Y Tói liền lấy chiếc trống cajon thân thuộc và vừa hát vừa đệm trống cho chúng tôi nghe ca khúc Đôi chân trần (nhạc sĩ Y Phôn Ksor). Từng nhịp trống hòa theo giọng hát ấm áp của Y Tói vang vang khiến không gian rộng lớn nhanh chóng chìm đắm trong âm nhạc.
Mặc dù khiếm thị, nhưng ngày mới của Y Tói cũng bắt đầu cũng như những người bình thường khác. Y Tói kể: “Sáng mình dậy nấu thức ăn cho cả nhà, sau đó nấu cám heo, cho heo, gà ăn; dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo. Xong xuôi, nếu không có việc gì làm thì sang quán của cậu Thức phụ việc, đến tối nếu được gọi thì biểu diễn. Được làm việc mình cảm thấy rất vui, hạnh phúc hơn nữa là được chơi trống mỗi ngày”.
Y Tói bị khiếm thị từ nhỏ, không được đi học, nhưng bù lại có khả năng nghe và cảm âm rất tốt, đặc biệt khả năng chơi trống Cajon thành thạo. Nhà Y Tói khá khó khăn, ba vừa mới mất gần 4 năm, còn mẹ một tháng phải đi chạy thận 3 lần, các em nhỏ đang đi học, mọi chi tiêu phải phụ thuộc vào Y Tói. Không chỉ được sống với đam mê, Y Tói còn có thêm thu nhập để trang trải cho cuộc sống của cả gia đình. Trung bình mỗi đêm diễn ở quán Bazan, Tói có được từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng nhờ đệm trống. Số tiền ấy đủ để Tói lo chi phí chạy thận cho người mẹ già, đóng tiền học, mua sách vở cho em út và chi phí sinh hoạt, ăn uống cho cả nhà. Anh làm tất cả công việc có thể từ làm rẫy, làm thuê, làm việc nhà, đến tối đi đánh trống ở quán kiếm thêm thu nhập. Mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc trên đôi vai gầy của chàng trai này.
Là một người khá nhút nhát nhưng chỉ cần ngồi trên chiếc trống cajon, Y Tói như biến thành một con người hoàn toàn khác. Bỏ lại tất cả những muộn phiền của cuộc sống để hòa mình vào âm nhạc. Không những chơi trống giỏi, Y Tói còn hát rất hay. Chị Ksor H’Hoanh và anh Ksor Thức là cậu mợ họ của Y Tói. Hai người là những cây văn nghệ có tiếng của đất Gia Lai. Cả hai mở một quán ăn chuyên bán những món ăn truyền thống của núi rừng Tây Nguyên. Hàng đêm, quán tổ chức ca hát và biểu diễn cồng chiêng. Ở đó, Y Tói cũng tham gia như một người nghệ sĩ thực thụ. Y Tói từng tâm sự với người mợ của mình rằng, anh chỉ muốn kiếm thật nhiều tiền để chữa bệnh cho mẹ, ngoài ra anh không mong điều gì riêng cho bản thân mình cả. Khi được hỏi về ước mơ của mình,Y Tói cười hiền, bẽn lèn nói: “Mình chỉ mong được chơi trống mãi thôi vì nó là một phần cuộc sống rồi…”.
Gia Lai: Giải cứu 3 người dân mắc kẹt giữa dòng nước lớn trên sông Ba trong lúc câu cá Lực lượng chức năng đã giải cứu thành công 3 người dân bị mắc kẹt giữa dòng nước lũ khi đang đánh bắt cá dưới chân hồ đập thủy điện ở Gia Lai. |
Gia Lai không tổ chức Lễ hội hoa dã quỳ thường niên vì COVID-19 Theo kế hoạch Lễ hội Hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 12 đến 14/11, đây là thời điểm hoa dã quỳ vào mùa nở rộ. Năm nay vì ảnh hưởng của dịch bệnh, năm nay Lễ hội hoa Dã quỳ sẽ không được tổ chức. |
Cao nguyên Kon Hà Nừng (Gia Lai) được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. |