Thương vụ lịch sử giữa hai nhãn hiệu thời trang cao cấp nhất thế giới Louis Vuitton và Dior
Thương vụ này khiến giá cổ phiếu của Dior tăng lên 260 euro/cổ phiếu, theo số liệu vào thứ Ba, cao hơn 15% so với giờ đóng cửa sàn giao dịch vào thứ Hai và cổ phiếu của LVMH tăng 3,2% lên thành 43 euro/cổ phiếu.
Nhãn hiệu thời trang cao cấp Dior
Theo kế hoạch, LVMH sẽ sở hữu nhãn hàng Christian Dior Couture - chuyên sản xuất dòng túi xách Lady Dior cả đặt may và may sẵn. Nhà Arnault nắm 47% cổ phần của LVMH - tập đoàn đã sở hữu hãng nước hoa và mỹ phẩm Dior trong một cuộc giao dịch vào những năm 1960 để làm tăng vốn cho hãng thời trang khi nó đang gặp khó khăn vào thời kì đó.
"Kết hợp Christian Dior Couture và Christian Dior Parfum là một tin tốt lành với các cổ đông của LVMH. Thỏa thuận này là biểu tượng của sự gắn kết trong gia đình tôi, làm tăng sự tin tưởng vào tầm nhìn dài hạn trong thời gian tới với LVMH và các nhãn hàng mà công ty sở hữu", Arnault tuyên bố trong buổi họp báo.
Tỷ phú người Pháp Bernard Arnault.
Nhà Arnaults cũng có cổ phiếu trong Hermes sau một vụ mua bán vào năm 2014 khi LVMH muốn xây dựng cổ phần trong công ty này. Vì vậy, những nhà đầu tư của Dior có thể chọn đầu tư bằng tiền mặt hoặc cổ phần vào hãng thời trang Hermes International, theo ông Arnault. Thế cân bằng giữa hai tập đoàn này vẫn được giữ nguyên nhờ vào thỏa thuận trên, theo các chuyên gia phân tích kinh tế độc lập nghiên cứu về những điều khoản trong hợp đồng.
LVMH, tên đầy đủ là LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton SE, đã mua lại Christian Dior với giá gấp 15.6 lần doanh thu của hãng này trước khi trừ đi thuế và khấu hao.
Nhà thiết kế Christian Dior sáng lập hãng thời trang này vào năm 1946, với sự hỗ trợ và đầu tư của Marcel Boussac, sau đó đã phát triển thêm các ngành hàng nước hoa, đồng hồ và trang sức. Họ mở thêm chuỗi các cửa hiệu tại New York, London và Tokyo. Nhà thiết kế Pierre Cardin và Yves Saint Laurent cũng đã từng làm việc tại đây trước khi bắt đầu sự nghiệp riêng. Dior mất năm 1957.
Truê Spiderum