Thực hiện đúng, đủ, kịp thời chế độ, chính sách với giáo viên, học sinh vùng dân tộc thiểu số
Trao 140 suất học bổng Vừ A Dính cho học sinh dân tộc thiểu số huyện miền núi Nghệ An Ngày 17/9, Quỹ học bổng Vừ A Dính và Câu lạc bộ “vì Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu” cùng các nhà tài trợ đã trực tiếp đến thăm và trao 140 suất học bổng cho các em học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn huyện miền núi Con Cuông (Nghệ An). |
UNDP xúc tiến các dự án tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số miền Tây Nghệ An Ngày 20/9, UBND tỉnh Nghệ An có buổi làm việc với đoàn công tác Văn phòng Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) về các dự án sinh kế UNDP tại Tây Nghệ An nhằm đưa kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng phát triển. |
Đây là một trong những nội dung trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với giáo dục dân tộc vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc thực hiện đúng, đủ kịp thời các chế độ, chính sách đối với người dạy, người học và các cơ sở giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn góp phần tăng tỷ lệ trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số ở các cấp học, bậc học từ mầm non đến phổ thông đi học đúng độ tuổi, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nghỉ học vào dịp lễ tết, mùa vụ; duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục các cấp học nhằm hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu các địa phương sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có tổ chức ăn, ở tập trung cho học sinh bán trú phải bảo đảm nguyên tắc có lộ trình cụ thể, hợp lý, thuận lợi cho việc học tập của học sinh, gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (Ảnh minh họa). |
Đối với công tác tuyển sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, các Sở Giáo dục và Đào tạo cần thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú, bảo đảm tuyển chọn những học sinh ưu tú của các dân tộc thiểu số; Tổ chức xét duyệt học sinh bán trú trong các trường phổ thông dân tộc bán trú theo quy định, khách quan, công bằng, kịp thời.
Đối với việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số, các địa phương rà soát đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số, phối hợp các trường đại học có phương án thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiếng dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu dạy học tiếng dân tộc thiểu số. Trong đó, chú trọng xây dựng môi trường giao tiếp, giao lưu tiếng Việt cho trẻ em, học sinh và bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ (người dân tộc thiểu số) về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, các địa phương chủ động bố trí đủ kinh phí mua sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số; đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị dạy học tiếng dân tộc thiểu số…