Thu hồi, loại bỏ xe cũ nát và khuyến khích giảm phương tiện cá nhân
Chỉ thị của Thủ tướng nêu rõ, thời gian qua, ô nhiễm không khí tại nhiều địa phương trên toàn quốc vẫn có chiều hướng gia tăng cả về quy mô, mức độ, nhất là tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng.
Nguyên nhân chính do bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, hoạt động công nghiệp với lượng thải lớn và chưa được kiểm soát hiệu quả; diện tích cây xanh, mặt nước trong phát triển đô thị chưa đạt yêu cầu; việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật, chương trình, nhiệm vụ về kiểm soát ô nhiễm không khí chưa đồng bộ, hiệu quả.
Các địa phương tăng cường thu hồi xe cũ, nát
Các địa phương được yêu cầu thu hồi xe cũ, nát (Ảnh minh họa) |
Xuất phát từ thực trạng trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND TP. Hà Nội, TP.HCM cũng như các tỉnh, thành phố có nguy cơ cao ô nhiễm không khí thực hiện nghiêm việc xây dựng và triển khai Kế hoạch quản lý chất lượng không khí của địa phương theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 985a/QĐ-TTg.
Các tỉnh thành chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó trong trường hợp không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn quản lý; triển khai công tác kiểm kê nguồn khí thải, quan trắc, đánh giá về ô nhiễm bụi (PM10, PM2.5), hoàn thành trước ngày 31/12/2021...
Bên cạnh đó, các địa phương đẩy nhanh việc ban hành và thực hiện kế hoạch phát triển hệ thống giao thông công cộng, ưu tiên phương tiện sử dụng năng lượng sạch, không phát thải; thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường trong thành phố; phát triển giao thông phi cơ giới.
Các tỉnh thành khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân; đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường...
Các địa phương tăng cường xử lý các cơ sở, hoạt động gây ô nhiễm không khí trên địa bàn; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề xuất các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Thủ tướng cũng lưu ý các tỉnh, thành thực hiện nghiêm việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo đúng tiến độ; triển khai ngay việc tuyên truyền, vận động, có chính sách hỗ trợ các hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ hạn chế, tiến tới không sử dụng than, than tổ ong gây ô nhiễm môi trường trong sinh hoạt ngay từ đầu năm 2021.
Hà Nội, TP.HCM đề xuất cấm xe máy, tăng cường thêm xe công cộng
Tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn TP Hà Nội vào giờ cao điểm ngày càng nghiêm trọng (Ảnh: Hữu Nghị/Dân trí) |
Trước khi Thủ tướng có chỉ thị, Hà Nội và TP.HCM đã lần lượt đưa ra các đề xuất về việc cấm xe máy hoạt động ở các quận nội thành.
Cụ thể, năm 2017, TP. Hà Nội đã phê duyệt đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030", theo đó, sẽ dừng hoạt động của xe máy tại các quận nội thành vào năm 2030.
Tới năm 2019, tại Đề án "Phân vùng hoạt động của xe máy trên địa bàn các quận đến năm 2030", Sở GTVT Hà Nội tiếp tục chọn 2030 là thời điểm dừng hoạt động xe máy tại nội thành.
Để đảm bảo yêu cầu này, đến năm 2030 cần đưa vào hoạt động 8 tuyến đường sắt đô thị, khoảng 200 tuyến xe buýt, 35.000 xe taxi, 50.000-55.000 xe hợp đồng, 15-20 tuyến minibus…
Mới đây, Sở GTVT TP.HCM cũng trình UBND TP đề án "Tăng cường vận tải giao thông công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới giao thông ở TP.HCM", theo đó hạn chế xe máy tại trung tâm thành phố theo 3 giai đoạn và tiến tới cấm hẳn vào năm 2030.
Trong thời gian xe máy bị hạn chế, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sẽ giữ vai trò chủ đạo cho đến khi hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn (metro, monorail) hình thành (theo quy hoạch đến năm 2030).
Về giải pháp phát triển xe buýt, đơn vị lập đề án đề xuất đến năm 2020 xe buýt đáp ứng được 8,9-12,2% nhu cầu đi lại của người dân TP.HCM, trong đó đáp ứng 25-30% nhu cầu đi lại ở khu vực trung tâm.
Để thực hiện điều này, TP.HCM cần phát triển thêm 55-120 tuyến xe buýt, nâng tổng số toàn mạng lưới lên 192-255 tuyến với khoảng 4.200-4.800 xe hoạt động.
Hà Nội, TP.HCM hiện có hàng chục triệu xe máy Theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội năm 2019, thành phố có khoảng 6,6 triệu phương tiện cơ giới đường bộ, trong đó xe máy lên tới 6 triệu chiếc, tốc độ tăng trưởng hàng năm của ô tô là 11%, của xe máy là 6,75%. Trong khi đó, diện tích đất dành cho giao thông mới chỉ đạt 9,38%. Còn theo thống kê của Sở GTVT TP.HCM, tính đến tháng 3/2018, thành phố đang quản lý gần 7,3 triệu xe máy và gần 640.000 ôtô, chưa tính khoảng một triệu xe mang biển số tỉnh đang lưu thông ở thành phố. Mỗi ngày có thêm khoảng 1.000 ô tô và xe máy đăng ký mới. |
CSGT tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ toàn quốc từ 15/5-14/6 Lực lượng CSGT trên toàn quốc sẽ ra quân tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ toàn quốc từ ngày 15/5 đến 14/6. Trong thời gian này, CSGT được phép dừng tất cả phương tiện đường bộ để kiểm tra, xử lý các lỗi vi phạm. |
Thêm 1 sản phẩm giảm khí thải độc hại từ khói phương tiện giao thông PlauMai Eco là sản phẩm mới vừa được giới thiệu tại thị trường Việt Nam, sản phẩm này giúp giảm tới 70% lượng khí thải độc hại từ khói phương tiện giao thông và máy móc. |
Từ 1/9, Đà Nẵng cấm xe khách trên 30 chỗ vào trung tâm giờ cao điểm Chính quyền Đà Nẵng cho biết sẽ có phương án cấm xe khách trên 30 chỗ ngồi vào trung tâm thành phố trong các khung giờ cố định, trừ xe buýt công cộng, bắt đầu từ 1/9 tới. |