Trang chủ Quốc tế
11:08 | 08/11/2021 GMT+7

Thông điệp của Biden tại Thượng đỉnh ASEAN và Cấp cao Đông Á 2021 và sự 'trở lại' của nước Mỹ

aa
Vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Mỹ và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS). Dù chỉ diễn ra dưới hình thức trực tuyến, sự hiện diện và phát biểu của Tổng thống Mỹ tại hai sự kiện cho thấy thay đổi trong cách tiếp cận Đông Nam Á của chính quyền Biden so với chính quyền tiền nhiệm.
Quan điểm nhất quán về Biển Đông tại Hội nghị cấp cao ASEAN Quan điểm nhất quán về Biển Đông tại Hội nghị cấp cao ASEAN
Biển Đông là một trong những nội dung thảo luận quan trọng trong khuôn khổ kỳ Hội nghị Cấp cao ASEAN vừa qua.
Chuyên gia Malaysia đánh giá cao đóng góp của Việt Nam đối với ASEAN Chuyên gia Malaysia đánh giá cao đóng góp của Việt Nam đối với ASEAN
Theo Tiến sỹ Hoo Chiew Ping, giảng viên cao cấp Đại học Quốc gia Malaysia, đóng góp của Việt Nam không chỉ nâng tầm ASEAN như một khu vực trên trường thế giới mà còn tăng cường khả năng phục hồi của nội khối ASEAN cũng như hình thành những sáng kiến ​​tốt hơn.

Mỹ quay trở lại chủ nghĩa đa phương?

Trong bài phát biểu ngày 4/2 về chính sách đối ngoại đầu tiên sau khi nhậm chức, Biden đã khẳng định Mỹ không thể giải quyết các thách thức toàn cầu nếu “hành động một mình”, tài sản giá trị nhất của Mỹ là hệ thống đồng minh và đối tác và Mỹ mong muốn dẫn dắt thế giới bằng ngoại giao và “kề vai sát cánh” với đối tác một lần nữa. Phương châm này trái ngược hoàn toàn định hướng chính sách “Nước Mỹ trước tiên” mà chính quyền Trump thúc đẩy, hàm ý Mỹ sẽ quan tâm hơn tới các cơ chế đa phương.

Trong một vài tháng gần đây, Mỹ đã triển khai phương châm nói trên tại Đông Nam Á với nhiều hoạt động ngoại giao cụ thể, bao gồm chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin ngày 23-30/7 và của Phó Tổng thống Kamala Harris ngày 22-26/8. Trong các chuyến thăm này, quan chức Mỹ đều khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực, nhấn mạnh ASEAN là nơi “tất cả các nước đều có tiếng nói” và là tổ chức đa phương có khả năng lãnh đạo thực sự, hàm ý ASEAN không chỉ là diễn đàn “nói suông” như nhiều ý kiến đánh giá về ASEAN.

Thông điệp của Biden tại Thượng đỉnh ASEAN và Cấp cao Đông Á 2021 và sự 'trở lại' của nước Mỹ
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại một sự kiện ở bang New Jersey hôm 25/10. Ảnh: AFP.

Sự xuất hiện của Biden tại hai hội nghị của ASEAN là tiếp nối chuỗi hoạt động ngoại giao tại Đông Nam Á nói trên. Trong năm 2023 tới, Mỹ cũng sẽ là nước chủ trì APEC 2023 – diễn đàn hợp tác kinh tế đa phương với 7/10 thành viên ASEAN và có ASEAN làm quan sát viên chính thức. Hiện diện này còn có ý nghĩa hơn khi đây lần đầu tiên Tổng thống Mỹ dự Thượng đỉnh ASEAN – Mỹ sau bốn năm vắng bóng (Trump đã bỏ qua Thượng đỉnh ASEAN – Mỹ từ năm 2017, không dự APEC 2018 và hủy bài phát biểu tại APEC 2020).

Mỹ đẩy mạnh các hoạt động tại các cơ chế đa phương tại Đông Nam Á có thể vì nhiều lý do như Mỹ nhận ra những hạn chế trong chính sách “nước Mỹ trước tiên” của Trump hay các vị trí chủ chốt về Châu Á của Bộ Ngoại giao Mỹ đang dần hoàn thiện và hoạt động tích cực hơn… Cũng có thể, Mỹ muốn cạnh tranh với Trung Quốc vì Trung Quốc đã ngỏ ý nâng cấp quan hệ Đối tác Đối thoại với ASEAN lên Đối tác Chiến lược từ tháng 8.

Trụ cột thiếu vắng đã được bù đắp

Biden phát biểu tại EAS rằng Mỹ sẽ cùng đối tác “thăm dò” khả năng phát triển một chương trình khung về kinh tế tại Ấn Độ - Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy thương mại, chuẩn mực cho kinh tế số và công nghệ, thiết lập chuỗi cung ứng bền bỉ, phi các-bon hóa và củng cố tiêu chuẩn lao động và cơ sở vật chất…

Đây là nội dung đáng chú ý bởi chính sách khu vực của Mỹ sau khi Mỹ rút khỏi TPP vẫn thường bị chỉ trích là thiết trụ cột kinh tế. Khả năng Mỹ “quay lại” TPP là rất khó vì Quốc hội Mỹ vẫn chia rẽ sâu sắc, không phe nào nắm đa số nên khó có thể phê chuẩn thỏa thuận vốn gây tranh cãi nội bộ. Các nội dung Mỹ “tâm huyết” trong TPP trước kia (như quy định về sở hữu trí tuệ hay công đoàn độc lập…) đã được các nước thành viên thay đổi (hoặc bỏ đi). Đó là còn chưa kể các khó khăn về mặt thủ tục khi Mỹ phải đàm phán lại với các nước CP-TPP. Do đó, việc thúc đẩy một sáng kiến kinh tế mới với các mục tiêu tương tự CP-TPP có thể sẽ thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, Biden chưa đi vào nội hàm của sáng kiến này. Liệu đây là một thỏa thuận, dự án hay chính sách kinh tế…, được thi hành và được các nước khu vực đón nhận đến đâu, điều này còn chưa rõ. Có thể, chiến lược về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sắp tới của chính quyền Biden sẽ làm rõ hơn nội dung này.

Tiếp cận ASEAN “tế nhị” hơn

Trong bài phát biểu tại Thượng đỉnh ASEAN – Mỹ, Biden tuyên bố một loạt sáng kiến với ASEAN, tổng trị giá 102 triệu đô-la, bao gồm sáng kiến Tương lai Sức khỏe, Chương trình Hành động Khí hậu, Chương trình Sức mạnh Thông minh Đông Nam Á, Giao thông Thông minh, Chương trình Hợp tác Công nghệ Mới, chương trình đào tạo năng lực giảng dạy Tiếng Anh mới…

Trong hai bài phát biểu, Biden cũng chỉ nhắc đến “thách thức” nói chung, tập trung vào an ninh phi truyền thống và không hề nhắc đến Trung Quốc hay các điểm nóng như Đài Loan và Biển Đông – điều khác hẳn với bài phát biểu về chính sách tại khu vực của Bộ trưởng Quốc phòng Austin hồi tháng 7.

Ngoài ra, Biden khẳng định ASEAN đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, là trụ cột để khu vực phát triển và gìn giữ an ninh.

Thông điệp của Biden tại Thượng đỉnh ASEAN và Cấp cao Đông Á 2021 và sự 'trở lại' của nước Mỹ
Đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 16

Nhìn tổng thể ba vấn đề trên, ta có thể thấy Biden đã có những tuyên bố khá “tế nhị”, phù hợp với tâm lý của Đông Nam Á. Thứ nhất, khi Đông Nam Á còn lo ngại về áp lực “chọn bên” từ hai phía Mỹ và Trung Quốc, Biden ngầm gửi thông điệp Mỹ không gắn tầm quan trọng của ASEAN với cạnh tranh nước lớn mà đưa lợi ích phát triển lên hàng đầu. Thứ hai, Biden đã tập trung vào các ưu tiên cấp thiết của ASEAN về chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, nâng cấp cơ sở vật chất hay chất lượng giáo dục… thay vì đi vào các vấn đề an ninh như tự do hàng hải – hàng không như các tuyên bố đơn phương hay với đồng minh trước đó. Thứ ba, Biden cũng trấn an ASEAN về vai trò của khối trong bối cảnh các tập hợp tiểu đa phương như Quad hay AUKUS nổi lên, nhất là khi nhiều ý kiến cho rằng các tập hợp mới sẽ thách thức ảnh hưởng của ASEAN.

Nhìn chung, hiện diện và phát biểu của Tổng thống Biden tại các sự kiện gần đây của ASEAN đã cho thấy Mỹ coi trọng chủ nghĩa đa phương hơn, tiếp cận Đông Nam Á toàn diện và “tế nhị” hơn. Chúng ta cùng chờ xem các văn bản quan trọng về chính sách đối ngoại tiếp theo, đặc biệt là Chiến lược An ninh Quốc gia mới, có tiếp tục xu hướng này hay không.

ThS. Đỗ Hoàng hiện công tác tại Viện Biển Đông, Bộ Ngoại giao và là cựu học giả chương trình Fulbright tại trường đại học George Washington. Bài viết thể hiện quan điểm của riêng tác giả.

Việt Nam đề xuất hai trọng tâm tại Hội nghị Cấp cao trực tuyến ASEAN Việt Nam đề xuất hai trọng tâm tại Hội nghị Cấp cao trực tuyến ASEAN
Sáng ngày 26/10/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao trực tuyến ASEAN lần thứ 38 cùng Lãnh đạo các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN. Đây là hoạt động mở đầu chuỗi các Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39 và các Hội nghị Cấp cao liên quan diễn ra từ ngày 26-28/10/2021.
Việt Nam chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm vào công việc chung của ASEAN Việt Nam chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm vào công việc chung của ASEAN
Nhận lời mời của Quốc vương Brunei, Chủ tịch ASEAN năm 2021, Hasanal Bolkiah, từ ngày 26-28/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN.
ThS. Đỗ Hoàng, Viện Biển Đông
Nguồn:

Tin bài liên quan

Dấu ấn ngoại giao cá nhân trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung

Dấu ấn ngoại giao cá nhân trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung

Chia sẻ ảnh cũ và dành lời khen cho người đồng cấp; gửi lời chúc mừng sinh nhật và bữa ăn trưa với bánh ravioli... Đó là những cử chỉ thân tình giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung mới đây.
Mỹ tổ chức giải World Cup dành cho người vô gia cư

Mỹ tổ chức giải World Cup dành cho người vô gia cư

Giải World Cup dành cho người vô gia cư đang được tổ chức tại bang California (Mỹ) nhằm nêu vấn đề xã hội này đến các nhà lãnh đạo cấp quốc gia trên toàn cầu để tìm giải pháp để giải quyết.
Giám đốc truyền thông cho Tổng thống Mỹ Joe Biden từ chức

Giám đốc truyền thông cho Tổng thống Mỹ Joe Biden từ chức

Nhà Trắng hôm 6/7 xác nhận Kate Bedingfield, giám đốc truyền thông cho Tổng thống Mỹ Joe Biden, sẽ từ chức vào cuối tháng này để dành nhiều thời gian hơn cho chồng và con nhỏ.

Các tin bài khác

Khởi chiếu phim tài liệu “Từ Trường Thành đến Machu Picchu” tại Peru

Khởi chiếu phim tài liệu “Từ Trường Thành đến Machu Picchu” tại Peru

Ngày 15/11 (giờ địa phương), Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đã tổ chức buổi công chiếu đầu tiên phim tài liệu “Từ Trường Thành đến Machu Picchu” và lễ khai trương chuyên trang bằng tiếng Quechua trên mạng xã hội tại thủ đô Lima, Peru.
Con đường đô thị hoá kiểu mới Trung Quốc

Con đường đô thị hoá kiểu mới Trung Quốc

Đô thị hóa là quá trình tất yếu mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải trải qua trên con đường phát triển. Quá trình đô thị hoá thúc đẩy phát triển kinh tế quốc dân, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, nâng cao mức sống của cư dân đô thị và nông thôn. Đồng thời, đô thị hóa cũng để lại nhiều vấn đề như ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông, nhà ở, an sinh xã hội… Đối mặt với những nhu cầu của thực tiễn, Trung Quốc đã tìm ra con đường đô thị hoá kiểu mới.
Phát sóng “Những điển tích mà Chủ tịch Tập Cận Bình yêu thích” mùa III tại Peru và Brazil

Phát sóng “Những điển tích mà Chủ tịch Tập Cận Bình yêu thích” mùa III tại Peru và Brazil

Trước thềm chuyến thăm cấp nhà nước tới Peru và Brazil của Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, phim chuyên đề “Những điển tích mà Chủ tịch Tập Cận Bình yêu thích” mùa III do Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) sản xuất đã được phát sóng tại nhiều phương tiện truyền thông chính thống của Peru và Brazil.
Kênh đào Linh Cừ (Trung Quốc) - Hòn ngọc quý của kiến trúc thủy lợi cổ đại trên thế giới

Kênh đào Linh Cừ (Trung Quốc) - Hòn ngọc quý của kiến trúc thủy lợi cổ đại trên thế giới

Kênh Linh Cừ nằm ở huyện Hưng An, nằm ở phía tây bắc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Đây được xem là một trong những "đứa con tinh thần" của Tần Thủy Hoàng và "Hòn ngọc quý của kiến trúc thủy lợi cổ đại trên thế giới".

Đọc nhiều

Lữ đoàn 175: thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, đối ngoại quốc phòng

Lữ đoàn 175: thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, đối ngoại quốc phòng

Chiều 25/11, tại huyện Năm Căn (tỉnh Cà Mau), Lữ đoàn 175, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ năm 2024. Theo đánh giá năm 2024, Lữ đoàn 175 đã đạt nhiều kết quả tích cực trên các mặt công tác.
10 năm Hội hữu nghị Việt Nam - Singapore: cầu nối hợp tác, vun đắp tình hữu nghị

10 năm Hội hữu nghị Việt Nam - Singapore: cầu nối hợp tác, vun đắp tình hữu nghị

Hội hữu nghị Việt Nam - Singapore (Hội) thành lập năm 2014, với sứ mệnh tăng cường quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống và sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước. Trải qua hành trình một thập kỷ, Hội không chỉ khẳng định vai trò cầu nối tin cậy mà còn trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giáo dục, văn hóa, ngoại giao nhân dân giữa Việt Nam và Singapore.
Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm phát triển công nghiệp văn hóa

Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm phát triển công nghiệp văn hóa

Viện Văn hóa và Phát triển (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) vừa tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Kinh nghiệm của Trung Quốc trong phát triển công nghiệp văn hóa”. Đây là dịp để các chuyên gia, học giả cùng thảo luận về cách kết hợp giữa văn hóa và du lịch, đồng thời rút ra những bài học hữu ích từ thành tựu phát triển công nghiệp văn hóa của Trung Quốc.
Lê Vũ Thanh Thảo giành giải Nhất cuộc thi Hùng biện tiếng Trung toàn quốc - Đà Nẵng 2024

Lê Vũ Thanh Thảo giành giải Nhất cuộc thi Hùng biện tiếng Trung toàn quốc - Đà Nẵng 2024

Ngày 23/11 tại thành phố Đà Nẵng diễn ra Vòng chung kết Cuộc thi hùng biện tiếng Trung toàn quốc - Đà Nẵng 2024. Kết quả, thí sinh Lê Vũ Thanh Thảo, sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội xuất sắc giành giải Nhất.
Thông thạo tiếng nước bạn, cùng bảo vệ biên giới hòa bình

Thông thạo tiếng nước bạn, cùng bảo vệ biên giới hòa bình

Học và sử dụng thành thạo tiếng nước láng giềng không chỉ là yêu cầu công việc, mà còn là cầu nối vun đắp tình hữu nghị giữa Việt Nam và các nước bạn. Hội thi tiếng nước láng giềng trong Bộ đội Biên phòng năm 2024 một lần nữa khẳng định vai trò của ngoại ngữ trong việc bảo vệ biên giới hòa bình, góp phần xây dựng quan hệ đoàn kết, hợp tác chặt chẽ.
Vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc cuộc thi ảnh "Tự hào một dải biên cương”

Vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc cuộc thi ảnh "Tự hào một dải biên cương”

Tối 25/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
Việt Nam - Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát ma túy trên biển

Việt Nam - Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát ma túy trên biển

Chiều 25/11, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đoàn đại biểu của Ủy ban Kiểm soát ma túy Thái Lan do ông Apikit Ch.rojprasert, Phó Tổng Thư ký Ủy ban làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3.
video save the children cung hoc sinh lao cai rung chuong vang xay dung truong hoc an toan hanh phuc
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
Xin chờ trong giây lát...
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Độc đáo món “Trà dầu Cung Thành” - di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc
Video nhap 20241113162450
Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Tuần lễ Hợp tác Truyền thông "Đối tác ASEAN" 2024
Cận cảnh phân xưởng thông minh của Tập đoàn Máy xây dựng XCMG Trung Quốc
Hội đàm cấp cao giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Trung tâm Những người lao động Brazil
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Sáng kiến ghép bè ống
Kiến nghị liên quan tới dự thảo sửa đổi Luật Công đoàn
Thời tiết hôm nay (25/11): Không khí lạnh tràn về, Hà Nội mưa rải rác

Thời tiết hôm nay (25/11): Không khí lạnh tràn về, Hà Nội mưa rải rác

Hiện nay, bộ phận không khí lạnh mạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.
Thời tiết hôm nay (24/11): Bắc và Trung Bộ trời chuyển lạnh

Thời tiết hôm nay (24/11): Bắc và Trung Bộ trời chuyển lạnh

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh phía Bắc sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5.
Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 23/11 khu vực Bắc Bộ tiếp tục hạ nhiệt, vùng núi có nơi xuống dưới 15 độ. Trời rét về đêm và sáng sớm, ban ngày nắng hanh.
Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết hôm nay (20/11), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu, vùng núi có nơi dưới 17 độ. Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ mưa to. Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 19/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động