Thỏa thuận ngũ cốc: Người dân nghèo thế giới thành “con tin”
Kho lường thực của 1/3 thế giới
Hai nước Nga và Ukraine đều chiếm gần 1/3 lượng xuất khẩu lúa mì toàn cầu và nằm trong số ba nước xuất khẩu lúa mạch, ngô hàng đầu thế giới. Cuộc xung đột giữa hai nước làm việc xuất khẩu 22 triệu tấn ngũ cốc cùng các mặt hàng nông sản khác đang mắc kẹt tại các cảng ở Biển Đen.
Ngũ cốc Ukraine (Ảnh: AFP). |
Ngày 22/7/2022, nhờ vai trò trung gian đàm phán của Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hiệp quốc, Nga và Ukraine đã ký “Thỏa thuận ngũ cốc”. Thỏa thuận bước ngoặt này, ngoài việc cho phép hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ucraina qua Biển Đen (Nga cam kết không tiến công vào cơ sở hạ tầng xuất khẩu ngũ cốc) và hối thúc các bên dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đang cản trở hoạt động xuất khẩu nông sản, phân bón của Nga còn bác bỏ cáo buộc từ phương Tây cho rằng Nga dùng xuất khẩu lương thực làm “con tin” gây sức ép chính trị. Thỏa thuận còn kỳ vọng sẽ giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới, góp phần giảm giá lương thực trên toàn cầu và đưa hơn 2,7 triệu tấn ngũ cốc ra thị trường thế giới kể từ đầu tháng 8/2022. Mặt khác, Thỏa thuận còn giúp hàng triệu nông dân Nga và Ucraina tiêu thụ được nông sản, thu được tiền để kịp thời mua giống, vật tư nông nghiệp sử dụng cho mùa vụ sau.
Chỉ vài giờ sau khi Thỏa thuận ngũ cốc được ký kết, chỉ số giá lương thực toàn cầu giảm mạnh. Tổ chức Nông - Lương Liên hiệp quốc ước tính việc giảm giá lương thực của Thỏa thuận đã gián tiếp ngăn khoảng 100 triệu người rơi vào cảnh đói nghèo, cực khổ.
Thỏa thuận ngũ cốc bị vi phạm
Gần hai tháng sau khi Thỏa thuận ngũ cốc có hiệu lực, hoạt động xuất khẩu ngũ cốc tại các cảng của Ukraine ở Biển Đen được nối lại thì Nga cảnh báo sẽ rút khỏi Thỏa thuận với lý do các chuyến hàng ngũ cốc không được đưa tới những nơi cần đến. Ngày 7/9/2022, tại Diễn đàn kinh tế phương Đông ở Vladivostok (Nga), Tổng thống Nga Putin cho rằng hầu như ngũ cốc xuất đi từ Ukraine theo Thỏa thuận đã không được đưa đến các nước nghèo nhất mà là đến các nước châu Âu. Tổng thống cũng cho biết trong số khoảng 120 chuyến tàu chở ngũ cốc rời các cảng Ukraine, chỉ có 3 tàu đến các nước nghèo nhất ở Trung Đông và châu Phi theo Chương trình lương thực của Liên hiệp quốc và họ chỉ nhận 4,5% số ngũ cốc xuất khẩu từ Ukraine. Điều chú ý, việc Nga cánh báo rút khỏi Thỏa thuận trùng với thời điểm lực lượng Ukraine đang có cuộc phản công thành công ở tỉnh Kharkov và mức dự trữ khí đốt ở châu Âu đang tăng lên đáng kể trước nỗi lo Nga siết chặt dòng chảy khí đốt xuất sang châu lục này. Vì lý do đó, Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế (CEIP) cho rằng có khả năng Nga đang sử dụng thỏa thuận ngũ cốc như một công cụ khác để gây thêm sức ép lên phương Tây.
Bộ trưởng Hạ tầng Ukraine Oleksandr Kubrakov (thứ hai từ trái sang) bắt tay Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar sau khi ký thỏa thuận ngũ cốc tại Istanbul REUTERS |
Thỏa thuận ngũ cốc bị đình chỉ
Ngày 29/10/2022, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đình chỉ Thỏa thuận ngũ cốc, sau khi cáo buộc Quân đội Ukraine sử dụng hành lang an ninh an toàn dành cho vận chuyển lương thực để che đậy cuộc tiến công Căn cứ Hải quân của Nga ở thành phố Sevastopol thuộc bán đảo Crimea bằng máy bay không người lái (UAV). Sau khi Nga rút khỏi Thỏa thuận, giá lúa mì và ngô trên các thị trường toàn cầu đã nhanh chóng gia tăng. Cụ thể, trong phiên giao dịch ngày 31/10/2022, trên sàn Chicago (CBOT) ở Mỹ, giá lúa mì có lúc tăng gần 6% và giá ngô tăng 2,2%. Ủy ban Cứu trợ quốc tế (IRC) cho biết hậu quả của việc Nga rút khỏi Thỏa thuận có thể là “thảm họa” đối với các nước nghèo, thậm chí nhiều nước đang phải trải qua nạn đói trong nhiều tháng. Chính vì vậy, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc cho biết việc gia hạn Thỏa thuận (sẽ kết thúc vào ngày 19/11/2022 nếu không được gia hạn) là rất quan trọng để ngăn chặn nguy cơ tái khủng hoảng lương thực trong tương lai gần. Theo các chuyên gia chia sẻ, bất kỳ vụ đình chỉ xuất khẩu ngũ cốc nào cũng sẽ ảnh hưởng nặng nề nhất đến những nơi phụ thuộc phần lớn vào lúa mì nhập khẩu của Nga và Ukraine là các nước “đói nghèo” như Yemen, khu vực Đông Phi. Sự gián đoạn trong xuất khẩu ngũ cốc có thể đẩy họ vào nạn đói do họ không có khả năng chi trả cho những hóa đơn ngũ cốc đang tăng quá cao. Ủy ban Cứu trợ quốc tế (IRC) dự đoán khoảng 345 triệu người sẽ gặp phải tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng trong năm 2022. Vì vậy, các tổ chức, các nước liên quan cần nỗ lực nhiều để cứu Thỏa thuận đang trên bờ vực thất bại để giải quyết vấn đề xuất khẩu nông sản, phân bón từ Ucraina và Nga sang các nước nghèo.
Thỏa thuận ngũ cốc được gia hạn
Tổng Thư ký Liên hiệp quốc cho biết việc duy trì Thỏa thuận là rất cần thiết. Vào ngày 2/11/2022, Thỏa thuận ngũ cốc được gia hạn. Nga cho rằng họ cần tiếp tục thực hiện việc này vào thời điểm nhiều nước đang đối mặt với nạn đói ngày càng gia tăng. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và người đồng cấp Nga Putin nêu rõ hai nước nên phối hợp để vận chuyển ngũ cốc miễn phí đến Somalia, Sudan… và sẽ đảm bảo vận chuyển ngũ cốc đến những nước thiếu thốn, đang vật lộn với khủng hoảng lương thực và nạn đói. Tổng thống Putin cam kết sẵn sàng cung cấp miễn phí một lượng ngũ cốc đáng kể cho các quốc gia nghèo nhất như một hoạt động cứu trợ nhân đạo.
Tuy nhiên, để Thỏa thuận ngũ cốc được duy trì lâu bền cần được đảm bảo Ucraina không được sử dụng hàng lang nhân đạo vận chuyển xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen vào mục đích quân sự và Mỹ cùng các đồng minh dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đang cản trở hoạt động xuất khẩu lương thực, phân bón của Nga.
Thỏa thuận giải cứu 22 triệu tấn ngũ cốc Ukraine Vừa qua, Nga và Ukraine đã ký kết riêng các thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc làm trung gian để nối lại việc vận chuyển ngũ cốc từ các cảng Biển Đen ra thị trường thế giới. |
BSC và Hana Securities (Hàn Quốc) ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược Sáng ngày 03/8/2022, tại Hà Nội, Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) và Công ty TNHH Chứng khoán Hana (HSC) – thuộc tập đoàn Tài chính Hana – Hàn Quốc (HFG) đã long trọng tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược. |