Thiết lập đường bay thẳng, hỗ trợ sáng kiến phát triển du lịch Việt Nam - Mông Cổ sau đại dịch
Thu Hoài 22/12/2021 19:04 | Hữu nghị


Theo Báo cáo của Liên hiệp quốc, lượng khách du lịch quốc tế đã giảm khoảng 1 tỉ lượt, tương đương giảm 73% trong năm 2020;quý đầu tiên của năm 2021, mức giảm đã là 88%. Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Đại Dương, Bắc Phi và Nam Á. Báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ngày 18/11/2021 cho biết, Phi-li-pin, Việt Nam, Thái Lan, Bru-nây và Mông Cổ đã ghi nhận 1/3 số việc làm mất đi do dịch Covid-19 thuộc ngành du lịch; mức tổn thất việc làm trong các ngành liên quan đến du lịch trong năm 2020 cao hơn gấp 4 lần so với các ngành khác.
Trong Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2021-2026 của Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ vừa diễn ra ngày 21/12/2021, các đại biểu đã gửi gắm kỳ vọng, lên kế hoạch phát triển, thúc đẩy hợp tác, phục hồi du lịch sau đại dịch COVID-19.
Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ sẽ tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò cầu nối thúc đẩy hợp tác du lịch, bổ sung cho nhau, thiết thực góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển của mỗi nước. Qua đó quảng bá đất nước, con người, văn hoá và tiềm năng hợp tác với những hình thức phong phú, đa dạng, thu hút sự tham gia của người dân, nhất là giới trẻ, nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Mông Cổ.
Được biết, hiện nay vẫn chưa có chuyến bay thẳng nào từ Việt Nam đến Mông Cổ và ngược lại, vì vậy du khách hai nước cần lựa chọn các chuyến bay quá cảnh tại các quốc gia như: Trung Quốc (Hong Kong, Bắc Kinh) hay Hàn Quốc (Seoul). Việc quá cảnh mất thời gian chờ đợi khi chuyển tiếp, khiến khách du lịch “nản lòng”. Giữa Việt Nam và Mông Cổ chưa có đường bay thẳng là một trở ngại, không chỉ hạn chế khách du lịch mà còn hạn chế thương mại, xuất nhập, khẩu nông sản của cả hai nước. Đặc biệt do tình hình COVID-19 phức tạp, các nước có thể siết chặt vấn đề quá cảnh do thực hiện “zero covid” như Trung Quốc.
![]() |
Các đại biểu đã gửi gắm kỳ vọng, lên kế hoạch phát triển, thúc đẩy hợp tác, phục hồi du lịch sau đại dịch COVID-19 tại Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2021-2026. |
Theo ý kiến của các doanh nghiệp, cơ quan về du lịch trong nước cũng như của bà con cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ, Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ Doãn Khánh Tâm đã có buổi làm việc với lãnh đạo Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Tập đoàn Sovico để kêu gọi các bên thiết lập đường bay thẳng giữa Hà Nội và Ulan Bator nhằm giải quyết vấn đề thông thương, du lịch hai nước. Trong các buổi làm việc trước đó, Đại sứ quán hai nước thống nhất rằng sắp tới sẽ cắt, giảm các thủ tục thị thực, giấy mời, hàng không dành cho du khách hai nước hướng đến miễn thị thực song phương cho người mang hộ chiếu phổ thông.
Ông Sonom-Ishiin Dashtsevel, Chủ tịch Hội Hữu nghị Mông Cổ - Việt Nam hoan nghênh và cho biết Hội Hữu nghị Mông Cổ - Việt Nam sẽ nỗ lực hỗ trợ các sáng kiến phát triển du lịch, quan hệ nhân dân hai nước.
![]() |
Hội Hữu nghị Mông Cổ - Việt Nam khẳng định nỗ lực hỗ trợ các sáng kiến phát triển du lịch, quan hệ nhân dân hai nước. |
Thêm nữa thời gian tới, cần tổ chức nhiều hoạt động trong đó có quảng bá, giới thiệu đất nước, con người và danh lam, thắng cảnh của Việt Nam để thu hút người Mông Cổ và bạn bè quốc tế đến Việt Nam nhiều hơn.
Những năm trước đây, Việt Nam tham dự triển lãm du lịch do thành phố Ulan Bator tổ chức. Hoạt động này cần được duy trì và đẩy mạnh, bởi đây là dịp để nhiều công ty du lịch Mông Cổ được kết nối với các công ty du lịch Việt Nam.
![]() |
Gian hàng quảng bá sản phẩm du lịch của Việt Nam tại triển lãm du lịch lần thứ 4 (năm 2018) do thành phố Ulan Bator tổ chức. |
Qua những hình ảnh, tài liệu tại gian hàng, bạn bè Mông Cổ đều bày tỏ ấn tượng trước những cảnh đẹp nổi tiếng của Việt Nam như Phong Nha - Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long hay nhiều nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc trên các vùng miền... Các công ty du lịch của Mông Cổ đều nhận xét rằng Việt Nam là đất nước tươi đẹp, thanh bình, nhiều danh lam thắng cảnh kỳ vĩ. Những người Mông Cổ đã đến Việt Nam đều rất yêu thích, đặc biệt là du lịch biển.
Bên cạnh đó khách tham quan được biết đến các sản phẩm du lịch của Việt Nam như cà phê, sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc. Từ đó kích thích sự quan tâm, mong muốn đến thăm Việt Nam của du khách Mông Cổ.


Truyền hình
Đáng chú ý
Khẳng định mối quan đặc biệt giữa Đà Nẵng và Attapeu (Lào)

Bài viết mới
Khẳng định mối quan đặc biệt giữa Đà Nẵng và Attapeu (Lào)

PeaceTrees VietNam xử lý thành công quả rocket nguy hiểm tại Quảng Bình

Chuyên đề

Giao lưu hữu nghị quốc tế năm 2023

Quan hệ Việt Nam-Australia từ góc nhìn đối ngoại nhân dân

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.