Tăng lương cơ sở thêm 90 nghìn đồng từ tháng 7/2018
Quốc hội biểu quyết thông qua Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2018. (Ảnh: QH)
Sáng nay, ngày 13/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, với tỷ lệ tán thành 86,56%.
Với 89% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2018, tỉ lệ đại biểu tán thành đạt rất cao 86,56%; có 9 đại biểu không tán thành (1,83%) và 3 đại biểu không biểu quyết (0,61%).
Theo Nghị quyết, tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.319.200 tỷ đồng; tổng số chi ngân sách nhà nước là 1.523.200 tỷ đồng.
Mức bội chi ngân sách nhà nước là 204.000 tỷ đồng, tương đương 3,7% tổng sản phẩm trong nước (GDP), gồm: bội chi ngân sách trung ương là 195.000 tỷ đồng, tương đương 3,54%GDP; bội chi ngân sách địa phương là 9.000 tỷ đồng, tương đương 0,16%GDP.
Tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay để bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước là 363.284 tỷ đồng
Quốc hội cũng đã quyết định giảm dự toán vốn Trái phiếu Chính phủ 14.033,79 tỷ đồng, đồng thời điều chỉnh tăng dự toán vốn ngoài nước 14.033,79 tỷ đồng để bố trí dự toán cho các dự án đã giải ngân nhưng chưa được bố trí dự toán theo quy định từ năm 2016 trở về trước. Quốc hội cũng thông qua bổ sung 245,814 tỷ đồng dự toán chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại năm 2017 cho Tập đoàn Điện lực và 8 địa phương (theo tờ trình của Chính phủ) và 77,66 tỷ đồng dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Tại Nghị quyết, Quốc hội giao Chính phủ thực hiê%3ḅn mô%3ḅt số biê%3ḅn pháp điều hành nhiê%3ḅm vụ tài chính - ngân sách năm 2018 như: điều hành thâ%3ḅn trọng chính sách tài khóa, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tê%3ḅ nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; siết chặt kỷ luật tài chính - ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách nhà nước đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước.
Quốc hội yêu cầu tiếp tục thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên của từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương; giảm mạnh kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị chặt chẽ, đúng quy định; đẩy mạnh việc thực hiê%3ḅn khoán sử dụng xe công.
Chính phủ cần tiếp tục cải cách hành chính và mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin đi đôi với tăng cường giám sát trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước. Chính phủ cần thực hiện nghiêm Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, và chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách nhà nước khi thật sự cần thiết và có nguồn bảo đảm.
Đặc biệt, Quốc hội đồng ý thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2018.
Chính phủ giao các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương tiếp tục thực hiện các quy định về chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, bảo đảm tự cân đối nhu cầu tăng chi do điều chỉnh mức tiền lương cơ sở trong phạm vi dự toán ngân sách được giao.
Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công; hỗ trợ một phần tiền lương tăng thêm cho một số địa phương ngân sách khó khăn không cân đối được nguồn theo quy định của Chính phủ.
Sau khi đã bảo đảm nhu cầu cải cách tiền lương, các địa phương chủ động sử dụng nguồn cải cách tiền lương của mình thực hiện các chính sách, chế độ an sinh xã hội do Trung ương ban hành. Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương phần nhu cầu kinh phí còn thiếu theo quy định.
Trong giai đoạn 2018 - 2020, các địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương, trường hợp xác định bảo đảm nguồn kinh phí cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho cả lộ trình, không đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ, thì được phép sử dụng nguồn làm lương còn dư để đầu tư phát triển các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
Tuệ Lâm (t/h)