Sự thật đằng sau 7 lầm tưởng về Giáng sinh: Hình ảnh ông già Noel do Coca-cola sáng tạo, tự sát tăng cao vào dịp cuối năm?
1. Hình ảnh ông già Noel là do Coca-Cola sáng tạo
Có lẽ, bạn đã nghe qua tin đồn nói rằng, đội ngũ quảng cáo của Coca-Cola đã tạo ra hình ảnh ông già tuyết. Điều đó chỉ là một mánh khoé quảng cáo tiếp thị và may mắn thay, nó không đúng sự thật.
Tờ Snopes đã tìm thấy những hình ảnh của ông già Noel hàng thập kỷ trước
Tờ Snopes xem xét những tin đồn này và phát hiện ra mặc dù các nhà tiếp thị của Coca-Cola đã tăng doanh thu thông qua quảng cáo hình ảnh ông già Noel trong những năm 1930 tuy nhiên những hình ảnh này vốn đã có từ lâu. Một số nghiên cứu của tờ Snopes cho thấy, những hình ảnh của ông già Noel hàng thập kỷ trước.
Vào năm 1927, tờ New York Times đã tổng hợp một số đặc điểm của ông già Noel bao gồm: màu đỏ, bụng to, râu rậm và có một bao tải đựng đồ chơi. Một vài năm sau những hình ảnh quảng cáo Coca-Cola liên quan tới ông già Noel mới trở nên nổi tiếng. Chúng ta thường nghĩ Coca-Cola đã tạo ra ông già tuyết hiện đại vì họ đầu tư rất nhiều để tạo ra hiệu ứng. Tuy đúng là họ giúp phổ biến hình ảnh nhưng họ đã không sáng tạo ra nó.
2. Người theo đạo Thiên Chúa Giáo mừng Giáng sinh vì sự ra đời của Chúa
Những câu hỏi xoay quanh Giáng sinh rằng, liệu đây có phải là ngày lễ của Thiên Chúa Giáo. Hãy cùng làm rõ ý kiến cho rằng, Giáng sinh luôn luôn là một phần không thể thiếu của Đạo Thiên Chúa.
Giáng sinh rằng liệu đây có phải là ngày lễ của Thiên Chúa Giáo.
Theo Andrew McGowan, Trưởng khoa, đồng thời là Chủ tịch của trường thần học Berkeley ở Yale, không có bằng chứng nào cho thấy, Thiên Chúa Giáo chú ý tới ngày sinh ra của Chúa. Thực ra, họ làm điều ngược lại. Trong nhiều thế kỷ, người theo Đạo Thiên Chúa lên án ý tưởng kỷ niệm ngày Chúa sinh ra bởi hành động này giống với người La Mã và những tôn giáo tương tự.
Ngày lễ này không hề được nhắc đến cho đến năm 200. Và cho tới giữa thế kỷ tiếp theo, không ai nói về ngày lễ này. Khoảng 300 năm sau, người theo Đạo không hề kỷ niệm Giáng sinh và không công nhận sự ra đời của Chúa.
3. Ngày 25 tháng 12 là sự kết hợp của Thiên Chúa Giáo và ngoại Đạo
Theo ông McGowan, hiện đang làm việc ở Trường Yale, điều này không đúng. Gần một nghìn năm nay, không ai nhắc đến những lễ hội ngoại Đạo cổ đại và sự hoà nhập của chúng với ngày Giáng sinh.
Từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ VII, nhà thờ bắt đầu thúc đẩy ý tưởng biến các lễ hội ngoại giáo thành ngày lễ. Giáng sinh chính thức ra đời từ đây.
McGowan nói, ngày 25/12 được chọn vì một lý do đơn giản. Vào năm 200, Tertullian của thành phố Carthage tìm ra những ghi chép trong Kinh thánh cho rằng, Chúa bị đóng đinh vào ngày 25 tháng 3 theo lịch La mã mới. Ngày đó chính là ngày Lễ Truyền Tin. 9 tháng sau là ngày 25 tháng 12.
Đây là mối liên hệ được đề cập đến trong những bài viết đầu tiên của nhà thờ. Và McGowan cũng lưu ý rằng, vào thời điểm Giáng sinh bắt đầu được chú ý, nhà thờ đã cố ý tự tách mình ra khỏi ngày lễ này. Từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ VII, nhà thờ bắt đầu thúc đẩy ý tưởng biến các lễ hội ngoại giáo thành ngày lễ. Giáng sinh chính thức ra đời từ đây.
4. Tự sát tăng cao vào dịp Giáng sinh
Hàng năm, bạn nghe thấy những lời cảnh báo về nguy cơ tự sát cao trong mùa Giáng sinh. Điều này không đúng sự thật nhưng nó cũng mang một hàm ý nhất định.
Tiến sĩ Christine Moutier, làm việc tại Tổ chức Phòng chống Tự sát Mỹ, cho biết, căng thẳng trong kỳ nghỉ không được liệt vào danh sách những nguyên nhân dẫn tới tự tử.
Căng thẳng trong kỳ nghỉ là không có trong danh sách nguyên nhân dẫn tới tự tử.
Đây không phải lý do chính. Điều này được kể lặp đi lặp lại ở Mỹ khiến nó trở thành cái bóng che giấu cho các nguyên nhân khiến một số người tìm đến cái chết. Tiến sĩ Moutier nói, lý do chính của hành động tự tử là bị lạm dụng, chấn thương hay do bệnh tâm thần. Và áp lực phải mua quà tặng hoặc do những bữa tiệc Giáng sinh chắc chắn không nằm trong danh sách này. Trên thực tế, số người tự sát vào tháng 12 thường ở mức thấp nhất trong năm và có xu hướng tăng cao vào mùa xuân và mùa thu.
Tờ Atlantic cho hay, một trong những lý do người Mỹ vẫn hay nhắc đến việc tự tử trong Giáng sinh là bởi đài truyền hình cho phát lại nhiều lần bộ phim "Cuộc sống tươi đẹp", một tác phẩm điện ảnh tiêu biểu trong dịp Giáng sinh nói về việc tự tử.
5. Giấu đồ trang trí hình dưa chuột trong lễ Giáng sinh là truyền thống lâu đời ở Đức
Giấu đồ trang trí hình quả dưa chuột trên cây thông Giáng sinh sẽ mang đến may mắn trong suốt cả năm cho người tìm ra chúng. Và món quà đặc biệt này được biết tới như là một truyền thống lâu đời của Đức. Nhưng khi tờ New York Times thực hiện một số nghiên cứu, họ đã tìm ra truyền thống trên bắt nguồn từ Mỹ.
Đồ trang trí được giấu trên cây Giáng sinh sẽ đem lại may mắn.
Cuộc thăm dò năm 2016 ở Đức cho thấy, 91% người Đức thực sự chưa bao giờ nghe thấy truyền thống được yêu thích này.
Hóa ra ông chủ hãng sản xuất đồ trang sức bằng thủy tinh lớn nhất của Đức, Weihnachtsgurke chỉ nghe về "truyền thống" này trong những năm 90, khi ông ở bang Michigan (Mỹ). Không bỏ lỡ cơ hội, ông bắt đầu chế tác những đồ trang trí hình quả dưa chuột và bán chúng. Người Mỹ nghĩ rằng, đây là một truyền thống lâu đời của Đức còn người Đức nghĩ rằng, điều này thật hài hước.
6. Kẹo mía đại diện cho Chúa Jesus
Kẹo mía là câu chuyện cũ về màu đỏ và trắng của cây kẹo tượng trưng cho máu và sự trong sạch của Chúa. Hình dạng J rắn chắc được cho là tượng trưng cho Chúa Jesus, tuy nhiên không có bằng chứng cụ thể nào được đưa ra.
Chỉ đơn giản là cây kẹo có móc hình chữ J làm cho việc trang trí trở nên dễ dàng hơn. Theo thời gian chúng bắt đầu được sử dụng rộng rãi để làm đẹp cho cây thông.
Cây kẹo "J" có móc đặc biệt theo thời gian bắt đầu được sử dụng để trang trí.
Đến đầu thế kỷ 20, kẹo hình chữ J vẫn chỉ có màu trắng. Nhưng sau đó, người ta đã pha thêm nhiều màu sắc bắt mắt hơn cho cây kẹo này. Màu sắc phổ biến nhất trên cây kẹo là trắng xen kẽ những sọc đỏ.
Gregory Keller, anh rể của nhà sản xuất bánh kẹo Bob McCormack, đã sáng tạo ra chiếc máy dùng để uốn cong các cây kẹo. Có lẽ, một số thứ tồn tại chỉ đơn giản vì nó đẹp!
7. Lịch Mùa Vọng bắt đầu từ ngày 1/12
Ở phương Tây, lịch Mùa Vọng là một loại lịch đặc biệt được sử dụng để đếm ngược hoặc kỷ niệm những ngày chờ đợi đến lễ Giáng sinh. Người ta cho rằng, lịch Mùa Vọng thường bắt đầu từ ngày 1/12 cho đến ngày 24/12, tuy nhiên điều này là sai.
Từng ngày trong lịch Mùa Vọng này tượng trưng một thanh socola ngọt ngào.
Lich Mùa Vọng thực sự bắt đầu vào Chủ nhật gần với ngày 30 tháng 11 nhất. Đây là ngày lễ của Thánh Anrê Tông Đồ. Lịch bao gồm bốn chủ nhật, bắt đầu bất cứ lúc nào từ giữa ngày 27/11 đến ngày 3/12.
Nhà sản xuất lịch Mùa Vọng thường in một phiên bản duy nhất của lịch bắt đầu vào ngày 1/12. Tuy nhiên, đối với những người theo Đạo chính thống lịch Mùa Vọng bắt đầu từ ngày 15/11. Với họ, từng ngày trong lịch Mùa Vọng tượng trưng một thanh socola ngọt ngào đêm Giáng sinh
Nguồn: Grunge
VK Spriderum