Sử dụng mạng xã hội là quyền tự do ngôn luận
Ảnh minh họa
Luật Báo chí (sửa đổi) được Quốc hội thông qua vào chiều nay 5/4, sau khi Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình. Theo đó, đề nghị nêu trên của một vài đại biểu Quốc hội đã không được chấp nhận.
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, đây là quyền tự do ngôn luận của công dân đã được hiến định nên không thể đưa nội dung này vào dự thảo Luật. Trường hợp thấy cần thiết phải quản lý những hoạt động trên, cơ quan báo chí có thể quy định nội dung này tại quy chế hoạt động của cơ quan báo chí đó” - bà Hải trình bày.
Trước ý kiến của một số đại biểu Quốc hội cho rằng quy định cơ quan báo chí phải đăng, phát kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của công dân là khó khả thi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích:
“Quyền góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân trên báo chí là thuộc quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đã được hiến định. Báo chí là diễn đàn để công dân thực hiện quyền đó”.
Tuy nhiên, để phù hợp với thực tiễn và bảo đảm tính khả thi của Luật, khoản 1 Điều 12 dự thảo Luật quy định cơ quan báo chí đăng, phát kiến nghị, phê bình của công dân phù hợp với tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí đó chứ không phải đăng phát mọi kiến nghị, phê bình do công dân gửi đến.
Có ý kiến cho rằng dự thảo Luật không nên để Chính phủ quy định hoạt động phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước mà cần quy định nội dung này ngay tại Luật.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Luật đã quy định về nguyên tắc chung của việc cung cấp thông tin cho báo chí mà các cơ quan hành chính nhà nước phải tuân thủ.
Ngoài ra, việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước còn có thêm nhiều nội dung như: người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; Quyền và trách nhiệm của người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn; trách nhiệm của cơ quan báo chí, nhà báo trong việc đăng, phát nội dung phát ngôn; hoạt động phát ngôn và cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất, bất thường.
Mỗi nội dung này lại kèm theo quy trình, thủ tục liên quan. Thêm vào đó, hoạt động này còn đang trong quá trình nghiên cứu thực tiễn để tiếp tục hoàn thiện.
Luật Báo chí (sửa đổi) có 61 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2017.
Cấp phép phải phù hợp với quy hoạch báo chí Có ý kiến cho rằng hiện nay số lượng cơ quan báo chí được đầu tư bằng ngân sách nhà nước quá nhiều, cần có quy định sắp xếp lại cơ quan báo chí theo hướng tinh gọn, giảm gánh nặng ngân sách nhà nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, khoản 5 Điều 17 quy định điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí là phải phù hợp với quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc... Hiện nay, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 đã được Bộ Chính trị cho ý kiến và đang được hoàn thiện để Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo thẩm quyền nhằm sắp xếp lại hệ thống báo chí toàn quốc theo hướng thu gọn đầu mối cơ quan báo chí. Theo Báo cáo tiếp thu, giải trình dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) |
Theo Tuổi Trẻ