Su-27 Ukraine "bắn hạ" chiến thuật của Washington: Thế giới sửng sốt
Việc một chiếc máy bay chiến đấu bị rơi trong quá trình tập luyện diễn ra không phải là hiếm và không loại trừ bất kỳ quốc gia nào dù là Nga, Mỹ, Trung Quốc những quốc gia hùng mạnh, có lực lượng không quân hiện đại.
Do vậy, một chiếc Su-27 của không quân Ukraine bị rơi cũng không có gì quá ngạc nhiên. Tuy nhiên, Su-27 của Ukraine bị rơi trong cuộc diễn tập vừa qua mang tên "Clear Sky-2018" đã khiến cả thế giới sửng sốt và có nhiều điều khiến giới phân tích quân sự quan tâm đặc biệt.
Thứ nhất, là rơi sau khi trước đó 1 ngày, nhóm Su-27 Ukraine đã thắng đối kháng nhóm F-15 Mỹ… và thứ hai là trong buồng lái có phi công Mỹ điều khiển.
Một chiếc tiêm kích Su-27UB 2 người lái của Không quân Ukraine.
Su-27 Ukraine và F-15 Mỹ ai là kẻ mạnh?
Trong chiến tranh hiện đại vũ khí công nghệ cao (CTHĐVKCNC), về lý thuyết, máy bay nào có tầm nhìn xa hơn, tầm bắn xa hơn, vũ khí có độ chính xác cao hơn và tốc độ nhanh hơn sẽ chiếm ưu thế tác chiến gần như tuyệt đối, nhưng trong thực chiến thì điều đó không hẳn.
Phương châm tác chiến trong chiến tranh hiện đại nói chung là "nếu những gì chiến thuật không thể thì công nghệ có thể và ngược lại, những gì công nghệ không thể thì chiến thuật có thể".
Chẳng hạn, chỉ có tên lửa Kalibr hay Tomahawk mới có thể tấn công vào sào huyệt của IS (công nghệ có thể mà chiến thuật không thể) hoặc, với nhiễu của B-52 thì không một radar nào chỉ thị mục tiêu chính xác cho tên lửa (công nghệ không thể), nhưng bằng chiến thuật sáng tạo của Việt Nam thì mục tiêu B-52 vẫn bị phát hiện …
Máy bay F-15 của Mỹ là sản phẩm sao chép, cải tiến từ nguyên mẫu MiG-25 của Liên Xô "vượt biên" sang Nhật Bản, nhằm mục tiêu để chiếm ưu thế trên không chống lại Su-27 và MiG-29 và chính thế nên Su-27 đời đầu của Liên Xô chiến đấu mô phỏng trên không thì kết quả thua 8 trên 10 vụ.
Tình hình đó buộc Liên Xô đáp lại bằng chế tạo loại máy bay mới Su-27 thế hệ thứ 4 và chúng đã trở thành nỗi kinh hoảng của NATO.
Theo một số thống kê, tiêm kích F-15 của Mỹ có thể phát hiện Su-27 cự ly xa hơn và có thể phóng tên lửa tấn công trước và ngược lại, máy bay chiến đấu Su-27 Ukraine có thể phát hiện và tác chiến hiệu quả ở cự ly gần hơn. Như vậy, về lý thuyết, khi tác chiến tầm xa thì Su-27 không có cửa để thắng F-15.
Tuy nhiên, khi tác chiến tầm gần (cận chiến) thì lại khác, Su-27 có ưu thế hơn bởi có nhiều tính năng cận chiến nổi trội. F-15 không có một cơ hội nào để dành chiến thắng dù là nhỏ.
Tiêm kích Su-27 tránh được 1 quả tên lửa không đối không từ F-15. Ảnh minh họa.
Nghiên cứu chiến thuật cận chiến
Thực tế là do hoạt động quân sự của Mỹ toàn cầu, mang tính tấn công từ xa vào đối phương, nên phương châm tác chiến, tư tưởng nghệ thuật quân sự của Mỹ không giống với các quốc gia phòng thủ, bảo vệ. Mỹ không có chiến thuật cận chiến hoặc không có kinh nghiệm về cận chiến.
-
Phi công Mỹ thiệt mạng trên Su-27 Ukraine còn nguyên vũ khí: Phong tỏa chặt hiện trường
-
Tiêm kích Su-27 Ukraine vừa rơi khi không chiến với F-15, phi công Mỹ thiệt mạng
-
QK Ngoại Kavkaz Nga đã chết và tướng lĩnh bán sạch các kho vũ khí như thế nào?
Chiến thuật cận chiến là lối đánh gần mà tại đó ưu thế về công nghệ của radar, tên lửa thông minh, tầm bắn xa bị tước bỏ, nhường chỗ cho sự cơ động nhanh, đa dạng của máy bay, kỹ thuật lái điêu luyện của phi công… là những yếu tố quyết định chiến thắng.
Cận chiến là tình huống không tự nhiên xuất hiện mà phải do mưu kế của một bên nào có lợi thế về địa lý, về vũ khí (máy bay) tạo ra để phát huy ưu thế. Vì vậy, cận chiến không phải là lối đánh sở trường của không quân Mỹ, và tất nhiên, Mỹ không ưa kiểu chơi này với đối thủ.
Và, nếu như vũ khí phụ thuộc vào lối đánh (chiến thuật) thì vì vậy, vũ khí của Mỹ sản xuất chế tạo cũng phù hợp với tư tưởng quân sự, phương châm tác chiến của Mỹ...
Cụ thể, máy bay, tàu chiến Mỹ-NATO… rất có ưu thế khi tác chiến tầm xa, nhưng vũ khí Nga, Liên Xô ưu tiên tác chiến tầm gần, cho nên, cận chiến bao giờ cũng là ưu thế vượt trội so với với máy bay Mỹ-NATO. Ngay cả F-22 Raptor cũng thất thế khi cận chiến với Su-35 của Nga.
F-22 Raptor cũng thất thế khi cận chiến với Su-35 của Nga trong cận chiến.
Trong cuộc chiến tranh hiện đại VKCNC thì đã đến lúc phải chấp nhận một chân lý quân sự: "kiếm dài hay kiếm ngắn không quan trọng mà quan trọng là kiếm pháp".
Vì vậy, vấn đề đặt ra là trong chiến tranh, là phải tìm cách tác chiến sao cho mình chiếm lợi thế, đó chính là mưu, kế nhà binh. Nếu như máy bay hay tàu chiến của ta có tầm nhìn xa, tấm bắn, không xa hơn đối phương thì chúng ta phải dùng kế để kéo địch vào cận chiến.
Sự kiện nhóm máy bay Su-27 Ukraine đối kháng cận chiến với nhóm F-15 Mỹ dành chiến thắng đã buộc giới quân sự Mỹ lưu tâm và chú ý…
Nếu như đối tượng tác chiến giả định của cuộc tập trận "Clear Sky-2018" của Mỹ-NATO và Ukraine là không quân Nga thì nội dung cuộc tập trận đó chắc chắn có phương pháp đối phó với lối đánh cận chiến của không quân Nga trên chiến trường châu Âu
Mỹ cần phải nghiên cứu, tìm hiểu sâu về nó, là nhu cầu tất yếu bức bách nếu như để tác chiến với Nga trên chiến trường…
Quả thật, mới chỉ một nhóm phi công người Ukraine sử dụng tiêm kích Su-27 và Su-27UB, bằng chiến thuật cận chiến đã khiến nhóm F-15 của Mỹ thất bại toàn bộ… thì điều gì sẽ xảy ra khi không quân Mỹ đối đầu với Không quân Nga – bậc thầy của Không quân Ukraine?
Dĩ nhiên, giới quân sự Mỹ-NATO thừa hiểu, nghệ thuật tác chiến của không quân Nga không chỉ có lối đánh cận chiến, nhưng lối đánh này Mỹ-NATO còn đang sơ sài, phải học Nga nhưng qua người Ukraine, thế thôi.
Tại sao có phi công Mỹ trong buồng lại Su-27 Ukraine ?
Mặc dù Mỹ đã có 2 chiếc Su-27 để nghiên cứu, mổ xẻ, làm quân xanh cho không quân Mỹ-NATO diễn tập, nhưng khả năng thực sự của Su-27UB của Nga vẫn còn là điều bí ẩn mà phi công Mỹ không thể khai thác sử dụng như phi công Nga.
Người Mỹ cho rằng "tố chất phi công" của người Ukraine và người Nga là tương đồng nên họ chấp nhận học hỏi nghiên cứu tâm lý, kỹ thuật thao tác của phi công Ukraine với Su-27 ra sao…để rút kinh nghiệm qua diễn tập, bổ sung chiến thuật cận chiến của Mỹ, đồng thời cải tiến máy bay.
Một chiếc tiêm kích Su-27UB 2 người lái của Không quân Ukraine.
Ở góc nhìn quân sự, đó là lý do vì sao có phi công Mỹ trên máy bay tiêm kích Su-27UB của Ukraine. Tuy nhiên, ở góc nhìn chính trị thì Ukraine và Mỹ không muốn tin tức có phi công Mỹ bị chết trên máy bay Su-27UB bị rơi vừa qua bởi các lý do sau:
Thứ nhất về đạo đức quân sự, một phi công quân sự nước ngoài không được có mặt trên máy bay chiến đấu của một quốc gia là Quốc thể. Phi công Mỹ, người Mỹ đã can thiệp quá sâu về việc "phát động chiến tranh" của Ukraine – một vấn đề sống còn của quốc gia.
Thứ hai, việc phi công Mỹ có mặt trong buồng lái Su-27UB Ukraine đã chứng tỏ người Mỹ không muốn tạo cho Ukraine tồn tại trong một cục diện địa chính trị hòa bình, ổn định mà chỉ coi Ukraine, biến Ukraine thành một "lính xung kích" hay một bàn đạp quân sự chống Nga.
-
Khi nào Nga sẽ có S-700 "kiểm soát toàn bộ hành tinh, không máy bay nào có thể cất cánh"?
-
QĐ Nga rút chạy thảm hại, 1 trung đoàn BBCG bị "bắt sống" cùng nhiều xe tăng, thiết giáp
-
Bị tấn công đêm qua, Israel kích hoạt "Mật mã đỏ", tung đòn sấm sét trả đũa
Thứ ba là chính quyền Kiev muốn chứng tỏ cho người dân của họ rằng, đằng sau có Hoa Kỳ đang hỗ trợ mạnh mẽ, cùng nhau chiến đấu chống Nga bằng cả người và vũ khí…
Thứ tư, đây là hành động khiêu khích Nga nếu không thì phi công Mỹ cùng phi công Ukraine trên máy bay Su-27UB để làm gì?...
Chính vì những lý do này mà sau khi thảm họa xảy ra nhưng giới chức Mỹ-Ukraine rất mập mờ khi công bố phi công Mỹ bị chết, đặc biệt NATO chối bay chối biến, rằng đây là vụ cá nhân giữa Mỹ và Ukraine mà không có trong giáo án diễn tập của họ.
Lợi ích quốc gia nào mà khiến Ukraine bất chấp tất cả để chống Nga – một quốc gia láng giềng hùng mạnh? Không có lợi ích nào của quốc gia Ukraine ở đây cả mà chỉ có lợi ích cá nhân khi biến Ukraine thành một "lính xung kích" chống Nga cho Mỹ.
Lê Ngọc Thống