Su-27 sao chép bất hợp pháp của Trung Quốc: "Cậu em phá gia chi tử" bị Nga nắm thóp!
Trong bài viết mang tựa đề "«Сухой» остаток: чем интересна китайская копия Су-27 - Có gì thú vị với phiên bản sao chép Su-27 của Trung Quốc" đăng trên iz.ru, tác giả Alexander Ermakov đã bình luận về quá trình "ăn cắp công nghệ" của Trung Quốc để sao chép hàng loạt dòng tiêm kích uy lực nhất thế giới này.
Trung tướng Lý Thượng Phúc, người phụ trách phát triển trang bị cho Quân đội Trung Quốc là quan chức đầu tiên trên thế giới bị Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt vì mua tiêm kích Su-35 và tên lửa phòng không S-400 của Nga, trong đó hợp đồng Su-35 dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm nay.
Có lẽ, đó sẽ là bản hợp đồng cuối cùng mua máy bay tiêm kích hiện đại từ Nga của Trung Quốc bởi quốc gia này đang tiếp tục từ phát triển dòng Su-27 sau một thời gian sao chép bất hợp pháp.
Tiêm kích Su-27 "Made in China".
Truyền thống sao chép của Trung Quốc
Không thể nói rằng chương trình phát triển nguyên mẫu tương tự Su-27 dựa trên sao chép công nghệ của Trung Quốc là duy nhất.
Bởi lẽ cho tới gần đây, chiếc J-7, sao chép từ MiG-21, vẫn đang được sản xuất hàng loạt và những phiên bản mới nhất có nhiều sự thay đổi so với bản gốc mà cụ thể như thiết kế cánh tam giác "thương hiệu" đã được thay thế.
Có thể nhắc tới nhiều ví dụ cả trong các lĩnh vực khác - các xe tăng của Trung Quốc lấy cảm hứng trực tiếp từ xe tăng T-54 Liên Xô.
Tuy nhiên, trường hợp được đề cập ở đây cũng có sự khác biệt – J-7 bắt đầu được sản xuất quy mô lớn và nâng cấp cơ bản, trong khi chiếc xe tăng Liên Xô đã không còn được xuất xưởng, còn các xe tăng hiện đại Type 99 lại kế thừa không nhiều từ nguyên mẫu Liên Xô.
Việc phát triển người anh em Su-27 của Nga diễn ra song song với nguyên mẫu, có chi tiết được sao chép chính xác, có chỗ lại thay đổi theo hướng bất ngờ.
Như thông thường vẫn xảy ra trong những trường hợp tương tự, câu chuyện sao chép Su-27 của Trung Quốc bắt đầu từ việc mua nguyên mẫu. Từ tháng 5/1990 bắt đầu các cuộc đàm phán Liên Xô - Trung Quốc về việc mua tiêm kích thế hệ thứ 4.
Bắc Kinh khi đó, một mặt, đang ở giai đoạn phát triển và nhận thức được sự cần thiết phải nâng cấp chất lượng vật chất cho lực lượng Không quân của mình (khi đó lực lượng chủ lực là J-6, phiên bản sao chép MiG-19), mặt khác, có thể thấy rõ rằng các biện pháp cấm vận vũ khí sau sự kiện ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989 sẽ kéo dài rất lâu.
Phía Liên Xô tích cực mời chào chiếc MiG-29 đang được xuất khẩu, nhưng người Trung Quốc đã lựa chọn chính xác cỗ máy có tiềm năng hơn của Sukhoi.
Họ phải mất rất nhiều khó khăn mới có thể mua được chiếc máy bay tiêm kích cực mạnh của Liên Xô, và như nhiều người cho biết, không thể thiếu được sự giúp đỡ từ Bộ trưởng Quốc phòng cuối cùng của Liên Xô, ông Evgeny Shaposhnikov.
Bản hợp đồng này trở thành một trong những hợp đồng xuất khẩu cuối cùng của Liên Xô, và nó bắt đầu được triển khai vào năm sau đó, nhưng từ nước Nga độc lập - những chiếc Su-27SK (SK - dòng thương mại) đầu tiên được bàn giao cho Trung Quốc vào mùa hè năm 1992.
Chendu J-7 – chiếc tiêm kích đa năng của Trung Quốc, bản sao chếp MiG-21 (nguồn: Getty Images/Sovifoto/UIG)
Ban đầu, lô 20 chiếc tiêm kích Su-27SK một chỗ ngồi và 6 chiếc huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi Su-27UBK đã được mua. Vào năm 1996, tiếp đến là lô 16 chiếc một chỗ ngồi và 8 chiếc 2 chỗ ngồi đã được bàn giao.
Cùng năm đó, bản hợp đồng ủy quyền lắp ráp các phụ tùng cung cấp từ Nga (với tỷ lệ địa phương hóa tăng từng bước) cho 105 chiếc tiêm kích đã được ký kết. Các cỗ máy được lắp ráp ủy quyền có định danh J-11.
Các phiên bản huấn luyện chiến đấu không nằm trong bản hợp đồng này, nên đến năm 1999 Trung Quốc mua thêm 28 chiếc Su-27UBK.
Các bản hợp đồng xuất khẩu vào thời điểm đó được coi như "sự bán tháo rẻ mạt các bí mật của Tổ quốc", nhưng khi xem xét kỹ thì thực tế lại không đúng như vậy.
Trong trường hợp bán Su-27 cho Trung Quốc, lĩnh vực công nghiệp quốc phòng còn non trẻ của Nga đã nghĩ tới tương lai và "nắm thóp" Bắc Kinh ở hai điểm: Hệ thống điều khiến vũ khí (SUO) vẫn hoàn toàn thuộc về Nga, khiến Trung Quốc phải thường xuyên mua các tên lửa của Nga trong vài thập niên tới.
Ngoài ra, Trung Quốc không có khả năng chế tạo được các động cơ AL-31F nên phải mua sẵn. Trong vấn đề này, mối quan hệ với Trung Quốc cứng rắn hơn đối với Ấn Độ - phiên bản mới nhất Su-30MKI được tích hợp thành công hệ thống vũ khí bản địa và tổ chức sản xuất ủy quyền các động cơ.
Các tiêm kích đa năng Su-27 của Nga (nguồn: RIA Novosti)
Sau khi tiếp nhận chiếc tiêm kích "sạch", mà theo những tiêu chuẩn của thập niên 90 là chiếc Su-27SK không sở hữu tên lửa điều khiển "không đối đất", Trung Quốc tiếp tục quan tâm tới cỗ máy đa năng hơn.
Vào giai đoạn 2000-2004, đã bàn giao 100 chiếc Su-30MKK/MK2 thuộc nhánh phát triển "non trẻ", có tính năng khiêm tốn hơn so với Su-30MKI (nguyên mẫu Su-30SM nội địa được bàn giao số lượng lớn cho KQ Nga) của Nhà máy Irkut, nhưng lại có giá thành rẻ hơn, được sản xuất nhanh chóng với số lượng lớn và mang được tên lửa điều khiển.
Sau đó, các máy bay Su-30MK2 sản xuất bằng tiền của Trung Quốc được xuất khẩu nhiều và một lượng không nhỏ được lực lượng Không quân Nga mua với số hiệu Su-30M2.
Cậu em phá gia chi tử
Khi mua gần 300 chiếc tiêm kích dòng Su-27/30, Trung Quốc là quốc gia sử dụng nhiều nhất loại máy bay này từ đầu những năm 2000 sau Nga - để so sánh, Ấn Độ chỉ đến bây giờ mới tiền gần tới giai đoạn hoàn tất việc thực hiện các hợp đồng với tổng số là 272 chiếc Su-30MKI.
Sự phụ thuộc vào các động cơ và tên lửa của Nga ngày càng là gánh nặng đối với Bắc Kinh, và nhờ sự tư tin mạnh mẽ hơn trước vào khả năng của mình, Trung Quốc đã quyết định từ chối thực hiện hợp đồng tính năng tùy chọn đối với 95 chiếc và các gói nâng cấp.
-
Hình ảnh mới và rõ nét nhất về xe tăng T-90 Việt Nam: Chuẩn bị bàn giao
Vào tháng 12/2003, chiếc J-11B - phiên bản sao chép "bất hợp pháp", lần đầu tiên cất cánh.
Với ngoại hình gần như giống tới mức không thể nhận biết, những thay đổi so với bản gốc cũng khá nhiều.
Hệ thống điện tử của những máy bay này hoàn toàn do Trung Quốc sản xuất, và đương nhiên, cả hệ thống điều khiển hỏa lực hỗ trợ vũ khí của Trung Quốc, gồm các tên lửa "không đối không" tầm trung với đầu đạn dẫn hướng mục tiêu định vị radar chủ động PL-12, giống phiên bản RVV-AE/R77 của Nga và AIM-120 của Mỹ.
Thiết bị trong buồng lái được nâng cấp, nhiều đồng hồ cơ trên máy bay được thay bằng màn hình tinh thể lỏng đa năng – hay còn gọi là buồng lái kính.
Thân vỏ của chúng được cho là có trọng lượng nhẹ hơn nhờ sử dụng các vật liệu composite và giảm khả năng bị radar phát hiện, nhưng các chuyên gia nước ngoài không thể kiểm tra hay đánh giá chính xác được tính năng này.
Sự khác biệt cơ bản nhất là các động cơ WS-10 có lực đẩy lớn hơn so với động cơ AL-31F ở chế độ hoạt động cực đại. Được biết rằng các công ty chế tạo động cơ hàng không Trung Quốc đã chế tạo chúng trên cơ sở kinh nghiệm khi nghiên cứu những động cơ CFM56-2 mua được của Mỹ vào năm 1982.
Động cơ nổi tiếng Mỹ-Pháp trong lĩnh vực hàng không dân dụng này (các sản phẩm của dòng động cơ này được lắp đặt trên các máy bay Boeing 737 và Airbus A320) được chế tạo trên nền tảng động cơ GE F101 mà được sử dụng trên các máy bay oanh tạc siêu thanh B-1 "Lancer".
Shenyang J-11 – tiêm kích đa năng của Trung Quốc, phiên bản sao chép tiêm kích Su-27
Đương nhiên, người Trung Quốc không sao chép toàn bộ động cơ tuốc bin cánh quạt dân dụng, tuy nhiên, như người ta vẫn nói, chỉ mượn thiết kế bên trong.
Như vậy, huyễn hoặc sai lệch cho rằng các máy bay tiêm kích của Trung Quốc bay bằng các động cơ sao chép của Nga là không đúng sự thật. WS-10 có thể được gọi là họ hàng xa của các động cơ GE F110, mà đang được trang bị trên các máy bay F-15 và F-16 của Mỹ.
Việc nghiên cứu động để cơ có thể lắp đặt được trên máy bay tiêm kích kéo dài hàng chục năm, và công tác thử nghiệm bay của chiếc máy bay trên nền tảng Su-27SK sử dụng một động cơ Trung Quốc và một động cơ Nga bắt đầu vào giai đoạn 2001-2002.
Tuy nhiên, công tác thử nghiệm và hoàn thiện, trước nhất là tính ổn định và công suất, mất rất nhiều thời gian.
Căn cứ vào mọi thứ, WS-10 chính thức được lắp đặt trên các máy bay J-11B vào giai đoạn 2009-2010, và chúng chỉ đạt đủ 1500 giờ bay trong vài năm gần đây và bắt đầu được trang bị cho các máy bay tiêm kích một động cơ J-10 (mà trước đó từng sử dụng động cơ AL-31FN).
Trong khi đó, J-11B bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào năm 2006-2007. Không cần động cơ? Đúng, ở mặt nào đó, những lô hàng đầu tiên phải trang bị động cơ do Nga sản xuất.
Tuy nhiên, tới đây phía Nga quyết định trả đũa vì hành động phi pháp, và có lúc cung cấp động cơ AL-31F nhỏ giọt, chỉ đáp ứng đủ số lượng cần thiết để thay thế các động cơ đã hết thời hạn sử dụng của những máy bay đã bán trước đó.
Điều này khiến cho các máy bay vừa mới xuất xưởng J-11B xếp hàng dài ngoài các bãi đỗ mà không có động cơ. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, một thỏa thuận "hòa bình" đã đạt được, và các động cơ tiếp tục được cung cấp cho đến khi những động cơ WS-10 hoàn thiện hoàn toàn.
Căn cứ vào ý định chắc như đinh đóng cột của người Trung Quốc về việc sớm hay muộn sẽ chuyển sang các động cơ tự sản xuất, sự bướng bỉnh của Nga chỉ tạo động lực thêm cho Trung Quốc và đánh mất nguồn thu tiềm năng của các công ty chế tạo động cơ trong nước.
Cần phải nhấn mạnh rằng cho đến nay các động cơ của Nga chỉ trang bị trên các cỗ máy đơn lẻ phục vụ các nhiệm vụ trong nước, lấy ví dụ, các nguyên mẫu hoặc sản phẩm thử nghiệm bay.
Ngoài ra, có thể phỏng đoán rằng một phần của "thỏa thuận hòa bình" là Trung Quốc không được phép xuất khẩu J-11 để canh tranh với các máy bay của Nga.
Tiếp theo cỗ máy một chỗ ngồi, chiếc J-11BS huấn luyện chiến đấu hai chỗ ngồi đã được chế tạo. Được biết hệ thống điều khiển kỹ thuật số đã được trang bị cho nó. Chiếc máy bay hai chỗ ngồi này chính thực được sản xuất hàng loạt từ năm 2010 và sử dụng động cơ nội địa.
Tiêm kích J-11BH/BSH – nâng cấp theo yêu cầu của hạm đội hải quân (nguồn: airwar.ru)
Cho đến nay hoạt động sản xuất hàng loạt J-11B vẫn được tiến hành, và nhiều khả năng, nó kết hợp nhiều các phát triển mới, như hệ thống điện tử và tổ hợp vũ khí. Nói chung, các cỗ máy cũ cũng từng bước được nâng cấp.
Lấy ví dụ, phiên bản cải tiến J-11BH/BSH của hải cảnh Trung Quốc, mà dự kiến có khả năng sử dụng các tên lửa chống hạm.
Đương nhiên, đánh giá khả năng thực sự của J-11B rất khó, tuy nhiên, có lẽ, chúng chỉ ngang hàng với chiếc Su-27M không được sản xuất hàng loạt của Nga, mà được biết đến như Su-35 đầu tiên - mã số được dùng để xuất khẩu vào thập niện 90.
Thực hiện giấc mơ tàu sân bay của Liên Xô
Cùng với việc mua của Ukraine chiếc tàu sân bay chưa hoàn thiện đề án 1143.6 "Varyag", một trong những nguyên mẫu bị bỏ lại Ukraine là Su-33, phiên bản tàu sân bay của Su-27 cũng đã được mua lại. Nó là "nguồn cảm hứng" trong quá trình chế tạo chiếc J-15, phiên bản tàu sân bay của J-11B.
Chuyến bay đầu tiên của chiếc máy bay tàu sân bay Trung Quốc diễn ra vào năm 2009, khi các nguyên mẫu này vẫn được trang bị những động cơ của Nga, mặc dù sau này các cỗ máy được sản xuất hàng loạt đã chuyển sang động cơ WS-10, nhưng có thể với lực đẩy lớn hơn và khả năng chịu được ăn mòn cao.
Đến cuối năm 2017 đã có 24 chiếc J-15 được bàn giao, tương đương với một phi đội không quân dành cho "Liêu Ninh". Tuy nhiên, hiện nay người ta đang chuẩn bị đưa vào vận hành chiếc tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc, tự chế tạo, và nhiều khả năng, sẽ không ít J-15 được sản xuất.
Có thể, những lô hàng mới sẽ là các cỗ máy được nâng cấp "J-15B", với thiết bị điện tử được cải tiến, cụ thể như hệ thống radar có trang bị ăng ten lưới mảng pha chủ động.
Tuy nhiên, cả khi không cần nâng cấp, J-15 cũng vượt trội bản gốc Su-33 về các tính năng chiến đấu nhờ sự khác biệt về thời gian, hệ thống điện tử và danh mục vũ khí đa dạng hơn, bao gồm cả các tên lửa chống hạm (cận thanh YJ-83K, và có thể cả siêu thành YJ-91). Cũng như Su-33, J-15 có thiết bị để tiếp nhiên liệu trên không.
Có thể nói rằng chiếc tàu sân bay tiếp theo của Trung Quốc, vào thời điểm hiện tại đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình sản xuất, sẽ được trang bị hệ thống máy phóng điện từ. Người ta đã chế tạo cả phiên bản máy phóng J-15 mà đã bắt đầu được thử nghiệm mặt đất từ cuối năm 2016.
Ở đây các kỹ sư Trung Quốc đã đi xa hơn những tiền bối Liên Xô, mà chưa kịp đưa vào thử nghiệm trên mặt đất phi đội máy bay sản xuất cho chiếc tàu sân bay "Ulyanovsk".
Tương lai
Đó là các máy bay Su phiên bản Trung Quốc hiện nay, còn tương lai của chúng sẽ ra sao? Trước tiên, với "Su-30 của Trung Quốc" – J-16. Bất chấp "cảm hứng" để chế tạo chiếc máy bay đa năng hai chỗ ngồi của Trung Quốc được lấy từ dòng máy bay rất thành công của Nga, nhưng không sao chép toàn bộ.
Cụ thể, thân vỏ của nó là sự kết hợp của các máy bay Su hai chỗ ngồi thông thường và Su-30MKK/MK2. Để đánh giá mức độ phát triển không dễ, tuy nhiên nhiều khả năng đó là phiên bản tiên tến nhất trong số các máy bay tiêm kích hiện có của Trung Quốc.
Công tác sản xuất hàng loạt được bắt đầu vào khoảng năm 2013, và số lượng các cỗ máy được xuất xưởng có thể lên tới 100 chiếc. Đáng chú ý là bằng cách này, số lượng các máy bay của dòng Su-27 của Trung Quốc còn nhiều hơn cả của Nga.
-
Cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard thứ 3 của VN sẽ có hỏa lực vượt trội: Xứng tầm soái hạm?
-
Su-27SM Nga bị CF-18 Canada "tóm sống" trên vùng trời Biển Đen
-
Hình ảnh mới và rõ nét nhất về xe tăng T-90 Việt Nam: Chuẩn bị bàn giao
Trên cơ sở J-16, người ta đang tiến hành công tác nghiên cứu chế tạo phiên bản để triển khai chiến tranh điện tử và áp chế hệ thống phòng không J-16D, mà đang trong quá trình thử nghiệm từ cuối năm 2015.
Đặc điểm thú vị của cỗ máy này là nó không có súng máy giống như nhiều phiên bản của dòng Su-27. Cùng với đó, đang diễn ra công tác nghiên cứu chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu hai chỗ ngồi tàu sân bay mà cũng sẽ thực hiện các nhiệm vụ chiến tranh điện tử giống như EA-18G "Growler" của Mỹ.
Nguyên mẫu J-15S đã thực hiện chuyến bay đầu tiên từ năm 2012, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa rõ nó đã được thử nghiệm trên tàu sân bay hay chưa. Chương trình mới, có kết nối với máy bay chiến tranh điện tử, sẽ mang số hiệu J-17.
Bảo Lam