Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
23:48 | 09/11/2017 GMT+7

Số phận đáng thương của trẻ em mồ côi ở Hàn Quốc: Bị ruồng bỏ, xa lánh và coi là lũ trẻ đường phố bẩn thỉu

aa
Tại nhà thờ cộng đồng Jusarang, ở phía bắc Seoul (Hàn Quốc), một mục sư quyết định đặt 1 chiếc “hộp bỏ con” để những người mẹ không may sinh con ngoài ý muốn có thể đặt đứa con mình dứt ruột đẻ đau lại. Điều đáng buồn là số lượng những đứa trẻ không may mắn ấy ngày càng có xu hướng tăng lên.

Tình cảnh đáng thương của trẻ mồ côi ở Hàn Quốc

Kể từ khi đạo luật về nhận nuôi con ở Hàn Quốc được sửa đổi vào năm 2012, số lượng những đứa trẻ bị bỏ lại nhà thờ đã tăng từ 2 lên 20 bé. Theo như các mục sư thì lý do chính dẫn đến hiện tượng này nằm ở việc các quy định pháp lý được nới lỏng hơn trước.

Lịch sử nhận con nuôi ở Hàn Quốc bắt nguồn từ một sự kiện khá đặc biệt. Sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953, những đứa trẻ mới sinh mang trong mình 2 dòng máu, là sản phẩm của những mối tình đoàn tụ thời hậu chiến giữa lính biên ải và phụ nữ Hàn Quốc vào những thập niên 50 của thế kỷ trước. Các bé đều bị bỏ lại khắp Hàn Quốc tại những thành phố hoang tàn vì chiến tranh.

so phan dang thuong cua tre em mo coi o han quoc bi ruong bo xa lanh va coi la lu tre duong pho ban thiu

Sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953, những đứa trẻ mới sinh mang trong mình 2 dòng máu, là sản phẩm của những mối tình đoàn tụ thời hậu chiến giữa lính biên ải và phụ nữ Hàn Quốc vào những thập niên 50 của thế kỷ trước.

Những đứa trẻ gầy trơ xương, được gọi với cái tên là "lũ trẻ đường phố bẩn thỉu", bị tẩy chay bởi một xã hội Hàn Quốc luôn đề cao tính huyết thống cũng như không chấp nhận việc nhận nuôi con của người khác. Điều này dẫn đến tình trạng hàng ngàn gia đình ngoại quốc xin đăng ký làm thủ tục nhận con nuôi tại Hàn Quốc, biến đây trở thành cuộc di cư lớn nhất chưa từng thấy ở quốc gia Đông Á này.

Xu hướng này tiếp tục kéo dài nhiều năm kể cả khi chiến tranh Triều Tiên đã qua đi. Tổng cộng đã có hơn 200.000 trẻ mồ côi hoặc bị bỏ rơi được nhận nuôi có nguồn gốc nước ngoài, 3/4 trong số đó được các nhà hảo tâm ở Mỹ cưu mang. Đỉnh điểm là vào giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, trung bình mỗi ngày có đến 24 đứa trẻ được đưa ra khỏi lãnh thổ Hàn Quốc.

Hơn 90% số trẻ bị bỏ rơi là con của những người mẹ chưa đi đăng ký kết hôn, những người mang tâm lý lo sợ sẽ bị đàm tiếu và bị tẩy chay bởi một xã hội Hàn Quốc còn mang nặng tính bảo thủ.

so phan dang thuong cua tre em mo coi o han quoc bi ruong bo xa lanh va coi la lu tre duong pho ban thiu

Số lượng những đứa trẻ không may mắn bị bố mẹ bỏ rơi ngày càng có xu hướng tăng lên.

Vì sao người Hàn không thích nhận con nuôi?

Vấn đề nhận con nuôi ở Hàn Quốc hiện còn vấp phải nhiều định kiến. Kể từ những năm 1950, Hàn Quốc chỉ tiếp nhận 4% hồ sơ nhận con nuôi là trẻ mồ côi. Việc nhận con nuôi thường được tiến hành một cách kín đáo, đảm bảo rằng đứa trẻ được nhận nuôi phải có cùng dòng máu với bố mẹ tương lai.

Thậm chí, nhiều người phụ nữ sẵn sàng giả vờ có thai để coi như đứa bé mình nhận nuôi là con đẻ thực sự. Các gia đình luôn ưu ái con gái hơn con trai, vì muốn tránh những phiền phức lễ nghi gia phả phức tạp, điều mà cánh đàn ông khi trưởng thành thường phải gánh vác.

so phan dang thuong cua tre em mo coi o han quoc bi ruong bo xa lanh va coi la lu tre duong pho ban thiu

Hàng ngàn gia đình ngoại quốc xin đăng ký làm thủ tục nhận con nuôi tại Hàn Quốc

Cũng không quá bất ngờ khi biết rằng, tỉ lệ nạo phá thai ở Hàn Quốc cao hơn bất cứ quốc gia nào khác trong khối OECD, bao gồm đa số là các quốc gia phát triển. Cho đến những năm gần đây, người ta mới xác định được nguyên nhân một phần là do tư tưởng trọng nam khinh nữ trong xã hội Hàn Quốc: bào thai bé gái thường có xu hướng bị đào thải.

Ngày nay, tỉ lệ giới tính đã trở nên cân bằng hơn. Nhưng tập tục phá thai vẫn chưa có chiều hướng thuyên giảm, chủ yếu do định kiến xã hội về việc có thai ngoài giá thú vẫn còn rất nặng nề. Giáo sư Lee Bong-chu thuộc Đại học Quốc gia Seoul nghi ngại rằng, chính việc thay đổi đạo luật về nhận nuôi con đã khiến tỉ lệ nạo phá thai ngày càng có xu hướng tăng lên. Cộng với quy trình nhận nuôi con trở nên khắt khe hơn trước đã khiến người ta có cái nhìn không mấy thiện cảm về vấn đề này, cho rằng việc nhận nuôi con là một điều gì đấy "không được tốt đẹp".

Giải pháp nào cho Hàn Quốc?

Kể từ năm 2007, chính phủ Hàn Quốc đã cấp hạn ngạch chỉ cho phép một số lượng trẻ nhất định được phép nhận nuôi xuyên biên giới và số lượng quy định này thậm chí còn bị giảm đi 10% theo từng năm. Đứa trẻ cũng bị yêu cầu phải cư trú ở Hàn Quốc ít nhất trong vòng 5 tháng, được chăm sóc tại 1 gia đình địa phương do các công ty môi giới tự bố trí, trước khi được phép xuất ngoại.

Điều khoản sửa đổi luật nhận nuôi con vào năm 2012 yêu cầu tất cả những em bé thuộc diện được phép nhận nuôi phải được sự chấp thuận bằng văn bản của tòa án. Mục đích của việc này là nhằm minh bạch hóa quy trình nhận nuôi con cũng như giúp đứa trẻ có nhiều cơ hội tìm lại bố mẹ ruột của mình hơn. Năm 2013 Hàn Quốc đã tham gia ký vào Công ước Hague, quy định rõ đứa trẻ được quyền ưu tiên nhận nuôi bởi gia đình tại quốc gia nơi đứa bé đó được sinh ra.

so phan dang thuong cua tre em mo coi o han quoc bi ruong bo xa lanh va coi la lu tre duong pho ban thiu

Một cơ sở chăm sóc trẻ mồ côi ở Hàn Quốc

Những nỗ lực của chính phủ Hàn Quốc trong việc ngăn chặn tình trạng này cuối cùng cũng đã cho thấy kết quả (xem biểu đồ ở dưới). Những đứa trẻ được nhận nuôi hiện nay có nhiều cơ hội để tìm lại bố mẹ đẻ hơn. Một số người mẹ đã quyết định giữ lại đứa con của mình khi tham gia vào các khóa tư vấn bắt buộc do điều luật mới sửa đổi quy định.

Tuy vậy, điều luật này cũng vấp phải những mặt trái không đáng có. Việc nhận nuôi trong nước đang có đà tăng trưởng thì đột ngột sụt giảm vào năm 2012, một phần bởi vì các quy định ngặt nghèo hơn trước đối với bố mẹ người Hàn có nhu cầu nhận con nuôi, kèm theo đó là sự giảm sút về số lượng những đứa trẻ thuộc diện được phép nhận nuôi. Cùng lúc đó theo số liệu báo cáo từ cảnh sát, số lượng trẻ em bị bỏ rơi có xu hướng tăng trở lại, từ 127 bé trong năm 2011, con số này đã tăng lên 225 vào năm 2013.

so phan dang thuong cua tre em mo coi o han quoc bi ruong bo xa lanh va coi la lu tre duong pho ban thiu

Số lượng trẻ bị bỏ rơi được nhận nuôi trong và ngoài lãnh thổ Hàn Quốc. Nguồn: Bộ Y tế và Dân sinh Hàn Quốc.

Một trong những lý do khiến bố mẹ của những đứa trẻ bị bỏ rơi không muốn làm giấy khai sinh cho chúng đó là vì họ sợ nhà tuyển dụng có thể tiếp cận được hồ sơ gia đình để đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên. Trường hợp xấu hơn, những người họ hàng thân thích của họ cũng có thể tiếp cận được nguồn thông tin đấy. Chẳng hạn, nhiều ông bố bà mẹ sẵn sàng từ mặt đứa con gái thân yêu của mình nếu phát hiện ra chúng có con ngoài giá thú.

Tác dụng phụ của quy định pháp lý này sẽ chỉ có thể được loại bỏ nhờ vào một đạo luật mới được ban hành nhằm hạn chế số lượng người đăng ký khai sinh cho trẻ, dự kiến sẽ được thông qua khi chính phủ chuẩn bị trình Nghị viện xem xét.

Kể từ tháng trước, những đứa trẻ thuộc diện được phép nhận nuôi sẽ được đăng ký vào lý lịch của người cha. Việc này nhằm giảm thiểu áp lực mà những người mẹ sinh con ngoài giá thú đang gặp phải. Nhưng dù thế nào đi nữa thì định kiến xã hội về vấn đề này vẫn còn rất phổ biến. Điều này thậm chí khiến những nhà làm luật phải thốt lên rằng, việc sửa đổi đạo luật nhận nuôi con của Hàn Quốc rất có thể sẽ trở thành sai lầm pháp lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất nước này.

so phan dang thuong cua tre em mo coi o han quoc bi ruong bo xa lanh va coi la lu tre duong pho ban thiu

Những quốc gia có tỉ lệ trẻ được nhận nuôi ngoài lãnh thổ cao nhất thế giới. Nguồn: Tổ chức dân sinh quốc tế

Nguồn: The Economist

Kienzeratul Spiderum

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 04/7, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.

Đọc nhiều

Happy Streets Festival 2025 tại London: lan tỏa bản sắc văn hóa Việt

Happy Streets Festival 2025 tại London: lan tỏa bản sắc văn hóa Việt

Ngày 5/7, trong khuôn khổ Lễ hội Đường phố Happy Streets Festival 2025 – sự kiện thường niên sôi động tại London quy tụ hơn 20 cộng đồng quốc tế đang sinh sống tại Vương quốc Anh – Đoàn nghệ thuật của Hiệp hội phụ nữ và trẻ em Việt Nam tại Anh lần đầu tiên tham gia và đã mang đến một chương trình biểu diễn đặc sắc, giàu cảm xúc, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Trong các ngày từ 7 - 8/7, Đoàn Việt Nam với đại diện của 9 cơ quan gồm Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Văn phòng Chính phủ, do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm Trưởng đoàn sẽ tham dự Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR) tại Phiên họp thứ 144 của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneve, Thụy Sỹ. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh về sự kiện quan trọng này.
Kết nối giao lưu các nữ doanh nhân Việt Nam, Philippines và Kazakhstan

Kết nối giao lưu các nữ doanh nhân Việt Nam, Philippines và Kazakhstan

Nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu lần thứ 35 diễn ra tại Berlin, CHLB Đức từ ngày 3–5/7/2025, đoàn đại biểu Việt Nam gồm 35 thành viên của Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu và 30 nữ doanh nhân thuộc Mạng lưới nữ lãnh đạo tiên phong WeLead (Việt Nam) đã có chương trình làm việc kết nối kinh doanh với các đoàn đại biểu đến từ Philippines và Kazakhstan.
Khép lại Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" 2025: Dấu ấn thể thao giữa lòng Tây Đô

Khép lại Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" 2025: Dấu ấn thể thao giữa lòng Tây Đô

Trưa ngày 6/7, tại phường Vị Tân, thành phố Cần Thơ, Lễ bế mạc và trao giải Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" lần thứ VI năm 2025 đã chính thức diễn ra trong không khí sôi nổi, hào hứng và đầy cảm xúc.
Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Từ ngày 01 đến 06/7, tại đặc khu Phú Quốc (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức trưng bày ảnh với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ Hải quân”. Hơn 300 bức ảnh được giới thiệu tại trưng bày đã khắc họa sinh động hình ảnh người lính biển - kiên cường nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời là điểm tựa vững chắc của nhân dân trên địa bàn đóng quân.
An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 02/7, tại phường Rạch Giá (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động