Shipper nào được phép hoạt động trở lại tại Hà Nội?
Hà Nội giãn cách theo Chỉ thị 16: Những phương tiện nào được phép ra, vào thủ đô? Tất cả phương tiện từ các tỉnh vào Hà Nội phải quay đầu, trừ xe "luồng xanh". Các chốt kiểm dịch sẽ được đặt tại các điểm giáp ranh giữa tỉnh ngoài và Hà Nội để đảm bảo phương tiện không phải quay đầu trên địa bàn Hà Nội. |
Hà Nội dừng bán hàng ăn mang về, nhiều hoạt động của Grab tạm ngừng Chỉ thị 17 của UBND TP.Hà Nội ban hành đêm qua (23.7), đã yêu cầu dừng hoạt động bán hàng ăn mang về. Grab cũng đã tạm ngừng cung cấp một số dịch vụ vận chuyển. |
Hà Nội cấp phép cho 2.200 xe vận chuyển hàng hóa thiết yếu hoạt động |
Ngày 25/7, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, Sở đã cấp phép cho 2.200 xe vận chuyển hàng hóa thiết yếu hoạt động theo “luồng xanh” của Thủ đô. Việc đăng ký hoàn toàn trên mạng; không quá 4 phút đã được cấp phép.
Liên quan đến các nhân viên vận chuyển hàng hóa bằng xe mô tô 2 bánh (shipper), ông Vũ Văn Viện nói rõ: “Shipper" gồm 2 đối tượng: Một là nhân viên của các cơ quan bưu chính, siêu thị, sàn thương mại điện tử thì thành phố cho phép hoạt động, nhưng phải đảm bảo các điều kiện phòng dịch, quản lý chặt chẽ. Hai là các shipper tự do, chủ yếu phục vụ hàng ăn uống thì thành phố cấm hoạt động”.
Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cũng cho biết đối với đội ngũ nhân viên chuyển phát của các doanh nghiệp bưu chính và lực lượng giao nhận của các siêu thị có cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm nên không bị cấm, vẫn được cho phép hoạt động. Tuy nhiên các đơn vị này sẽ cần gửi danh sách nhân viên giao nhận và chịu trách nhiệm quản lý công tác phòng dịch về Sở GTVT.
Cũng về vấn đề này, bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công Thương thông tin, thành phố đã chỉ đạo ngành Công Thương, Sở Giao thông Vận tải phối hợp thống nhất đối tượng nào thuộc vận chuyển hàng hóa trong lĩnh vực thương mại điện tử, được phép lưu thông trên địa bàn với điều kiện quản lý chặt chẽ. Cụ thể đó là là những nhân viên "shipper" của hệ thống siêu thị, hệ thống logistic của sàn thương mại điện tử để tham gia vận chuyển trên địa bàn.
“Tháo gỡ được việc này sẽ bảo đảm được lưu thông hàng hóa trên địa bàn”, bà Trần Thị Phương Lan, khẳng định.
Điều này đồng nghĩa shipper, tài xế đối tác của các ứng dụng gọi xe như Grab, Be, Gojek, MyGo và FastGo vẫn không được hoạt động trên địa bàn Hà Nội sau Chỉ thị 17.
Trước đó, Công ty TNHH Grab, đơn vị vận hành ứng dụng Grab đã có văn bản gửi Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội nêu ý kiến về công văn yêu cầu dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải đối với xe môtô hai bánh (xe ôm công nghệ).
Trong văn bản gửi Sở GTVT Hà Nội, Grab cho rằng việc triển khai các dịch vụ giao hàng, đi chợ hộ sẽ giúp lưu thông hàng hóa, giảm tập trung mua sắm tại Hà Nội.
Grab cũng cho biết công văn mới của Sở GTVT Hà Nội yêu cầu 5 ứng dụng là Grab, Gojek, Be, MyGo và FastGo dừng hoạt động vận chuyển hàng hóa, trong khi còn đang có rất nhiều đơn vị khác cùng cung cấp dịch vụ này trên địa bàn TP. Hà Nội.
Hà Nội ghi nhận thêm 21 trường hợp dương tính với COVID-19 Sáng 26/7, Sở Y tế Hà Nội thông tin thành phố tiếp tục ghi nhận thêm 21 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại 10 quận, huyện và phân bố ở 08 chùm ca bệnh. |
Phát hiện 14 ca mắc COVID-19, bệnh viện Phổi Hà Nội dừng tiếp nhận bệnh nhân Tối 25/7, lãnh đạo Bệnh viện Phổi Hà Nội xác nhận, bệnh viện dừng tiếp nhận bệnh nhân sau khi phát hiện 14 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. |
Tổng cục Đường bộ công bố lộ trình, phân luồng cho xe tránh Hà Nội Trước việc xe cộ ùn tắc tại các cửa ngõ đi vào Hà Nội sau khi thành phố thực hiện Chỉ thị 17 phòng, chống dịch COVID-19, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) đã lên phương án phân luồng từ xa cho xe tránh Hà Nội. |