Royal Philips: Singapore đi đầu ở châu Á – Thái Bình Dương trong việc số hóa lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
SINGAPORE – Media OutReach – Ngày 6 tháng 5 năm 2021 – Royal Philips (có cổ phiếu giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán NYSE, New York, Mỹ, với mã là PHG; tại Sở giao dịch chứng khoán Amsterdam – AEX, Hà Lan, với mã là: PHIA) là công ty hàng đầu thế giới chuyên về công nghệ liên quan đến chăm sóc sức khỏe, y tế vừa công bố Future Health Index (FHI) 2021 report: ‘A Resilient Future: Healthcare leaders look beyond the crisis’ (tạm dịch: Chỉ số Sức khỏe tương lai (FHI) năm 2021: ‘Một tương lai kiên cường: Các nhà lãnh đạo chăm sóc sức khỏe nhìn xa hơn khủng hoảng’).
Đây là năm thứ 6, Royal Philips thực hiện báo cáo Chỉ số Sức khỏe tương lai dựa trên nghiên cứu độc quyền tại 14 quốc gia, bao gồm cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương (gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ và Singapore), đại diện cho cuộc khảo sát toàn cầu lớn nhất thuộc loại này để phân tích các ưu tiên hiện tại và tương lai của các nhà lãnh đạo chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới.
Phản hồi từ các nhà lãnh đạo chăm sóc sức khỏe – bao gồm các quan chức điều hành, cán bộ tài chính, cán bộ công nghệ và thông tin, cán bộ, nhân viên y tế… khám phá những thách thức mà các đối tượng này phải đối mặt kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, cùng các ưu tiên hiện tại và tương lai của họ nằm ở đâu, tiết lộ tầm nhìn mới cho tương lai của công tác chăm sóc sức khỏe. Với trọng tâm là chăm sóc sức khỏe lấy bệnh nhân làm trung tâm được hỗ trợ bởi công nghệ thông minh, họ đưa ra tầm nhìn được định hình bằng sự nhấn mạnh mới về quan hệ đối tác, tính bền vững và các mô hình cung cấp dịch vụ chăm sóc mới, cả trong và ngoài bệnh viện.
Một triển vọng lạc quan
Theo báo cáo của Philips, gần 3/4 (72%) các nhà lãnh đạo chăm sóc sức khỏe ở châu Á – Thái Bình Dương tham gia khảo sát tin tưởng vào khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng của bệnh viện hoặc cơ sở y tế của họ trong 3 năm tới. Báo cáo Chỉ số Sức khỏe tương lai năm 2021 cũng cho thấy sự khác biệt đáng kể về mức độ lạc quan trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với nhiều nhà lãnh đạo ngành y tế ở Singapore (84%) cảm thấy tự tin, cao hơn so với ở Trung Quốc (58%) và Australia (66%) và cao hơn mức trung bình ở 14 quốc gia mà Philips khảo sát (75%).
Bà Caroline Clarke, Trưởng nhóm Thị trường kiêm Phó chủ tịch điều hành của Philips Đông Nam Á – Thái Bình Dương cho biết: “Năm 2020 vừa qua chắc chắn đã gây ra một thiệt hại đáng kể đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe của Singapore. Tuy nhiên, báo cáo Chỉ số Y tế tương lai năm 2021 nhấn mạnh Quốc đảo này đã vượt qua thách thức một cách khéo léo như thế nào. Thật đáng khích lệ khi thấy Singapore đang nổi lên với khả năng phục hồi và tự tin cho tương lai”.
Tham vọng táo bạo trong việc chuyển dịch vụ chăm sóc từ bệnh viện về nhà; trí tuệ nhân tạo (AI) là trọng tâm chính cho tương lai
Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy sự thay đổi căn bản trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc cho cả bệnh nhân và nhà cung cấp trên khắp thế giới. Báo cáo Chỉ số Sức khỏe tương lai năm 2021 cho thấy, khi các nhà lãnh đạo chăm sóc sức khỏe của châu Á – Thái Bình Dương xem xét điều gì xảy ra tiếp theo, thì thấy có nhiều người tỏ ra thực dụng về địa điểm và cách thức chăm sóc.
Các nhà lãnh đạo chăm sóc sức khỏe ở Singapore dự đoán rằng, 3 năm tới, trung bình khoảng một phần tư (26%) ca chăm sóc sức khỏe định kỳ sẽ diễn ra bên ngoài các bức tường của các bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe của Singapore, tăng so với mức khoảng 20% hiện nay.
Các nhà lãnh đạo chăm sóc sức khỏe của Singapore cũng có nhiều tham vọng trong việc chuyển dịch vụ cung cấp dịch vụ chăm sóc đến các cơ sở tại nhà. Trong khi những người được khảo sát nói rằng, chỉ có 19% dịch vụ chăm sóc thông thường được cung cấp bên ngoài bệnh viện hiện được cung cấp tại nhà, họ dự đoán rằng 45% sẽ được cung cấp tại nhà vào năm 2024 – một mục tiêu táo bạo, cao hơn nhiều so với bất kỳ các quốc gia khác mà Philips đã khảo sát (17% là mức trung bình của 14 quốc gia) và mức trung bình của khu vực châu Á – Thái Bình Dương [bao gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ và Singapore] (là 18%).
Singapore cũng đang đi đầu trong việc quan tâm đặc biệt đến AI; gần 3/4 trong số các nhà lãnh đạo chăm sóc sức khỏe của Singapore (71%) nói rằng, đây là một trong những công nghệ y tế kỹ thuật số mà họ hiện đang đầu tư – một lần nữa vượt xa các nhà lãnh đạo chăm sóc sức khỏe trung bình trên 14 quốc gia được khảo sát (là 36%) và ở châu Á – Thái Bình Dương (là 46 %).
Mặc dù vậy, việc ưu tiên chăm sóc ảo/trực tuyến (online) vẫn còn chắp vá trong toàn khu vực. Các nhà lãnh đạo chăm sóc sức khỏe ở Ấn Độ là một trong những quốc gia có nhiều khả năng ưu tiên chuyển sang chăm sóc từ xa / ảo (75%) – vượt xa phản ứng của các nhà lãnh đạo chăm sóc sức khỏe trung bình trên 14 quốc gia được khảo sát (là 42%). Tuy nhiên, các quốc gia ở phần còn lại của khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang bị tụt lại phía sau, với chỉ khoảng 40% ở Singapore, khoảng 1/3 (32%) ở Trung Quốc và khoảng 1/4 (27%) ở Australia.
Các khoản đầu tư vào AI ở Singapore hiện chủ yếu tập trung vào các công việc hành chính như tự động hóa tài liệu, lên lịch cuộc hẹn và cải thiện quy trình làm việc, bên trên các ứng dụng chẩn đoán và lâm sàng. Tuy nhiên, điều này có vẻ sẽ thay đổi trong tương lai gần, khi các nhà lãnh đạo chăm sóc sức khỏe của Singapore có kế hoạch đầu tư vào AI để hỗ trợ quyết định lâm sàng (35%), dự đoán kết quả (33%) và tích hợp chẩn đoán (28%).
Các thiếu hụt về kỹ năng phải được giải quyết để đạt được chuyển đổi kỹ thuật số
Bất chấp những tham vọng táo bạo này, sự thiếu kinh nghiệm của nhân viên và tình trạng thiếu nhân viên có thể cản trở tiến độ chuyển đổi số, nếu không được giải quyết một cách kịp thời.
Báo cáo của Philips cho thấy, việc nhân viên thiếu kinh nghiệm với các công nghệ mới là một trong những rào cản nội bộ hàng đầu đối với việc lập kế hoạch tương lai ở Singapore, với khoảng 1/2 (52%) các nhà lãnh đạo chăm sóc sức khỏe của Singapore cho rằng, đó là trở ngại hiện tại, trong khi 1/4 (25%) nói rằn,g tình trạng thiếu nhân viên cũng đang kìm hãm họ.
Tình trạng thiếu đào tạo cũng được coi là rào cản lớn nhất đối với việc áp dụng rộng rãi công nghệ y tế kỹ thuật số của gần 1/2 số nhà lãnh đạo ngành y tế của Singapore (47%), tiếp theo là những khó khăn trong quản lý dữ liệu (43%) có khả năng liên quan đến khối lượng dữ liệu lớn và thiếu rõ ràng xung quanh quyền sở hữu.
Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe coi trọng đến tính bền vững
Báo cáo Chỉ số Sức khỏe tương lai năm 2021 của Philips cũng cho thấy rằng, việc thực hiện các thực hành bền vững về môi trường được thiết lập để trở thành một xu hướng chủ đạo ở Singapore và tại 14 quốc gia được khảo sát, trong vòng 3 năm tới.
Mặc dù không phải là mối quan tâm hiện tại đối với nhiều người, song có tới 49% các nhà lãnh đạo chăm sóc sức khỏe của Singapore đều dự kiến sẽ ưu tiên thực hiện các thực hành bền vững trong bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc sức khỏe của họ trong 3 năm tới, tăng so với mức chỉ 2% hiện nay. Xu hướng này cũng phù hợp với xu hướng chung được thấy ở các nhà lãnh đạo chăm sóc sức khỏe trong 14 quốc gia được khảo sát (58%) trong 3 năm tới, tăng từ 4% hiện nay trên toàn cầu.
Kể từ năm 2016, Philips đã tiến hành nghiên cứu ban đầu để giúp xác định mức độ sẵn sàng của các quốc gia trong việc giải quyết các thách thức sức khỏe toàn cầu và xây dựng hệ thống y tế hiệu quả và chất lượng. Để biết một cách chi tiết về phương pháp luận khi thực hiện báo cáo và để đọc toàn bộ báo cáo Chỉ số Sức khỏe tương lai năm 2021, hãy truy cập https://www.philips.com.sg/a-w/about/news/future-health-index/reports/2021/healthcare-leaders-look-beyond-the-crisis.html.
Thông tin về Royal Philips
Royal Philips (có cổ phiếu giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán NYSE, New York, Mỹ, với mã là PHG; tại Sở giao dịch chứng khoán Amsterdam – AEX, Hà Lan, với mã là: PHIA) là công ty hàng đầu thế giới chuyên về công nghệ chăm sóc sức khỏe tập trung vào việc cải thiện sức khỏe và hạnh phúc của mọi người và mang lại kết quả tốt hơn – từ lối sống lành mạnh và phòng ngừa, đến chẩn đoán, điều trị và chăm sóc tại nhà. Philips tận dụng công nghệ tiên tiến và hiểu biết sâu sắc về người tiêu dùng và lâm sàng để cung cấp các giải pháp tích hợp.
Có trụ sở chính tại Hà Lan, Royal Philips luôn đi đầu trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, liệu pháp hướng dẫn bằng hình ảnh, theo dõi bệnh nhân và tin học sức khỏe, cũng như chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng và gia đình. Philips đã có doanh thu năm 2020 là 19,5 tỷ EUR và sử dụng khoảng 77.000 nhân viên làm việc tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tin tức về Philips có thể được tìm thấy tại www.philips.com/newscenter.
#Philips