Quyền đối với dữ liệu cá nhân trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
Liên Hợp Quốc và dư luận quốc tế ca ngợi Việt Nam luôn bảo vệ và thúc đẩy quyền con người lên hàng đầu Ngày 10/12, Liên hợp quốc (LHQ) đã tiến hành kỷ niệm Ngày Nhân quyền quốc tế. Năm nay, Ngày kỷ niệm tập trung vào những thách thức, cơ hội đặt ra do đại dịch COVID-19, kêu gọi mọi quốc gia đẩy mạnh bảo vệ quyền con người, xây dựng lại một thế giới tốt đẹp hơn sau đại dịch. |
Kì II: Quan điểm của Đảng về quyền con người trong thời kỳ đổi mới Thực tiễn phát triển đất nước, nhất là từ khoảng giữa những năm 80 của thế kỷ XX đã giúp Đảng nhận thức ngày càng rõ hơn về thời đại, về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, trong đó có công tác bảo vệ, bảo đảm QCN, quyền công dân. |
Khái niệm quyền đối với dữ liệu cá nhân
Thuật ngữ dữ liệu cá nhân ngày càng được ghi nhận và trở nên phổ biến trong khoa học pháp lý.
Theo Ủy ban Châu Âu, quyền đối với dữ liệu cá nhân (the right to personal data, hay quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân/quyền về sự riêng tư với dữ liệu cá nhân) là một phần cốt yếu của quyền về sự riêng tư (the right to privacy) của con người.
Quyền về sự riêng tư là một quyền con người cơ bản, có tầm quan trọng thiết yếu để bảo đảm sự tự chủ và bảo vệ phẩm giá của con người. Quyền này giúp mỗi cá nhân tạo lập và kiểm soát ranh giới chính đáng với những người khác, từ đó bảo vệ bản thân trước những sự can thiệp tùy tiện trong cuộc sống, đồng thời cho phép mỗi cá nhân xác định mình là ai và cách thức mà bản thân muốn tương tác với thế giới xung quanh. Đối với xã hội, bảo vệ quyền về sự riêng tư của mỗi thành viên cũng chính là tạo lập và bảo vệ nền tảng của đời sống cộng đồng. Một cộng đồng không thể tồn tại nếu các thành viên của nó không được bảo vệ khỏi những hình thức lạm dụng. Theo nghĩa đó, bảo vệ quyền về sự riêng tư của mỗi cá nhân góp phần bảo đảm tính dân chủ, văn minh và sự phát triển ổn định, hài hòa của xã hội.
Quyền về sự riêng tư ngày nay đã trở thành một trong những vấn đề nhân quyền quan trọng. |
Một số quyền về bảo vệ thông tin cá nhân
Theo Ủy ban châu Âu, dữ liệu cá nhân là bất kỳ thông tin nào có liên quan nhằm xác định hoặc nhận dạng một cá nhân. Bên cạnh đó, những phần thông tin rời rạc khác nhau nếu được thu thập có thể dẫn đến việc xác định một con người cụ thể cũng được coi là dữ liệu cá nhân. Quyền đối với dữ liệu cá nhân bao gồm các khía cạnh: i) Quyền được sở hữu những thông tin cá nhân, bao gồm khả năng yêu cầu chủ thể nắm giữ chỉnh sửa nhằm bảo đảm tính toàn vẹn, chính xác của thông tin cá nhân của mình; ii) Quyền cho phép bên thứ ba tiếp cận thông tin cá nhân của mình; iii) Quyền yêu cầu các chủ thể có liên quan phải bảo đảm tính bí mật của thông tin, ví dụ như vô danh hóa thông tin cá nhân,…; iv) Quyền yêu cầu chủ thể nắm giữ bồi thường khi có hành vi xâm phạm thông tin trái pháp luật, gây thiệt hại cho cá nhân.
Bên cạnh đó các quyền cụ thê được hiểu là:
Quyền được biết: Bạn được quyền biết thông tin cá nhân của mình được thu thập bằng cách nào, mục đích sử dụng các loại thông tin, lý do thông tin được thu thập và các phương pháp xử lý dữ liệu cá nhân sau đó. Để đáp ứng quyền này của người dùng thì các công ty ở Châu Âu buộc phải có văn bản trình bày mọi thứ liên quan một cách cụ thể. GDPR còn yêu cầu văn bản này phải được trình bày bằng ngôn ngữ dễ hiểu để người dùng có thể nắm rõ. Mỗi khi các công ty muốn sử dụng thông tin cá nhân của bạn cho bất kỳ mục đích nào cũng phải gửi thông báo cụ thể và phải nhận được sự đồng thuận của bạn thì mới có quyền thực hiện.
Quyền được chỉnh sửa thông tin: Bạn có quyền yêu cầu các công ty chỉnh sửa những thông tin đã cung cấp theo đúng ý mình.
Quyền được từ chối: Trong trường hợp bạn từ chối không muốn công ty sử dụng hoặc thu thập thông tin của mình thì họ phải tuyệt đối tuân theo.
Quyền được truy vấn thông tin: Bạn có quyền yêu cầu công ty cung cấp toàn bộ thông tin cá nhân đã được thu thập và nội dung này phải được gửi đến cho bạn trong vòng 30 ngày.
Quyền "được lãng quên": Bạn được quyền yêu cầu các công ty xóa bỏ những thông tin mình đã cung cấp trong quá khứ, kể các các bài đăng thời còn con nít trên các trang mạng xã hội.
Cùng với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0, dữ liệu cá nhân ngày nay đã trở thành một loại hàng hoá, được các tổ chức, cá nhân tìm kiếm, sử dụng để khai thác cho mục đích thương mại, đồng thời được các nhà nước sử dụng với mục đích quản lý người dân. Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển, ngày càng có nhiều chương trình, hệ thống, biện pháp thu thập thông tin, theo dõi, giám sát cá nhân trên diện rộng, ở cấp độ quốc gia, thậm chí trên quy mô toàn cầu. Vấn đề là có rất nhiều chương trình, hệ thống như vậy đang được chính các cơ quan nhà nước, các thực thể kinh tế, thương mại, công nghệ và một số thực thể khác xây dựng và vận hành tràn lan, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền về sự riêng tư của các cá nhân. Một trong những vụ việc tiêu biểu gây chấn động liên quan đến việc thu thập và lưu trữ dữ liệu cá nhân trái phép đã được tiết lộ bởi Edward Snowden, một nhân viên hợp đồng tại Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), trong đó Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) của Hoa Kỳ đã tạo lập một cơ sở dữ liệu bí mật khổng lồ chứa thông tin về hàng triệu người sống ở mọi nơi từ việc thu thập thông tin qua công nghệ máy tính ngày nay. Rõ ràng công nghệ đã tạo ra cơ hội cho nhiều chủ thể, bao gồm các chính phủ và các công ty, dễ dàng thu thập dữ liệu và theo dõi, giám sát các cuộc đàm thoại, trao đổi, các giao dịch thương mại, các hoạt động và thói quen của mọi cá nhân. Sự riêng tư của cá nhân, thậm chí là quyền tự do của con người, sẽ không còn nữa khi các chủ thế khác có thể quan sát tất cả các hoạt động của họ, dự báo các hành động tương lai của họ và từ đó định hướng, kiểm soát cuộc sống của họ. Điều này có thể làm trầm trọng hơn sự mất cân bằng quyền lực giữa cá nhân và các thiết chế, cả thiết chế công và tư, trong xã hội hiện đại.
Tóm lại, quyền về dữ liệu cá nhân nói riêng, quyền về sự riêng tư nói chung là một quyền con người có ý nghĩa to lớn để các cá nhân có thể khẳng định phẩm giá, sự tự chủ và nhân trạng của mình. Công nghệ thông tin với khả năng thu thập, phân tích và phổ biến dữ liệu về các cá nhân ngày càng tinh vi đã đặt ra nhu cầu cấp bách về bảo vệ quyền với dữ liệu cá nhân nói riêng và quyền về sự riêng tư nói chung. Các tổ chức quốc tế và các quốc gia cần nhận thức được thách thức to lớn này trong sự phát triển của Cách mạng công nghệ 4.0 để có biện pháp giải quyết hiệu quả, cụ thể là ban hành những chính sách và văn bản pháp luật nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân trước sự vi phạm của bất kỳ chủ thể nào, kể cả các cơ quan công quyền và các thiết chế tư nhân.
Luật nhân quyền quốc tế chỉ đề cập đến quyền, mà không đề cập đến trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân? Trên thực tế, có ba quan điểm khác nhau về vấn đề trên. Thứ nhất: Đề cao các quyền cá nhân; Thứ hai: Đề cao trách nhiệm/nghĩa vụ của cá nhân, và thứ ba - Cân bằng giữa quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân. |
Quyền cá nhân và quyền tập thể có gì khác nhau không? Do chủ thể chính của quyền con người là các cá nhân nên khi nói đến quyền con người về cơ bản là nói đến các quyền cá nhân (individual rights). Dù vậy, bên cạnh các cá nhân, chủ thể của quyền con người còn bao gồm các nhóm xã hội nhất định, vì thế, bên cạnh các quyền cá nhân, người ta còn đề cập đến các quyền tập thể (group rights hay collectioe rights). |