Trang chủ Chính trị - Xã hội
17:09 | 25/07/2021 GMT+7

Quốc hội thảo luận các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chống dịch COVID-19

aa
Ngày 25/7, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Chủ tịch Quốc hội: Chủ tịch Quốc hội: "Thất thoát, lãng phí còn lớn hơn cả tham nhũng"
Thảo luận về tiết kiệm chống lãng phí, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận định “đôi khi thất thoát, lãng phí còn lớn hơn cả tham nhũng” và dẫn chứng bằng những dự án treo...
Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV
Thứ Bảy, ngày 24/7, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ năm tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Quốc hội thảo luận các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chống dịch COVID-19
Quốc hội thảo luận về KT-XH, ngân sách nhà nước và công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Quốc hội cũng thảo luận nội dung về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới.

Trong quá trình thảo luận, các thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tường thuật trực tiếp phiên thảo luận phục vụ đồng bào và cử tri theo dõi.

Quốc hội thảo luận các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chống dịch COVID-19
Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Nam Định).

Cần luật hóa việc chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong công cuộc phòng, chống dịch

Theo đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Nam Định), kết quả phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 cho thấy tinh thần đoàn kết, đồng cam, cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi của đồng bào cả nước mỗi khi lúc gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh.

Qua đó cũng cho thấy hệ thống chính trị đang vận hành chắc chắn, ổn định, có hiệu lực, hiệu quả để hoàn thành mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch của phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện qua các quyết sách được ban hành phù hợp với tình hình thực tế, được người dân chấp nhận, tuân thủ.

Đồng thời, chứng minh mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là đúng đắn và đang đi đúng hướng với phương châm sức khỏe, tính mạng con người là trên hết.

Cho rằng, dù các chỉ thị, nghị quyết đã có hiệu lực, phát huy tác dụng ngay lập tức nhưng đây mới dừng lại ở biện pháp ngắn hạn và nằm ở nhiều băn bản rải rác, chưa có hệ thống, chưa ổn định và có sức sống lâu dài, đại biểu đề nghị cần thiết phải ghi vào nghị quyết kỳ họp nội dung về công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo Tờ trình của Chính phủ để luật hóa việc chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong công cuộc phòng, chống dịch...

Tán thành việc Quốc hội kịp thời đưa vào nghị quyết của kỳ họp nội dung về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới, bên cạnh đó, đại biểu Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) cũng đề nghị Chính phủ rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các Chỉ thị 15, 16 trong thời gian vừa qua để nhìn nhận, đánh giá toàn diện, làm tiền đề ban hành chính sách, chỉ thị mới trong phòng, chống dịch bệnh; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả hơn, tăng cường nguồn cung cấp vaccine, đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho người dân, giảm thiểu số ca nhiễm và tử vong…

Quốc hội thảo luận các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chống dịch COVID-19
Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk)

Với sứ mệnh lịch sử, nghị quyết xứng đáng có tên gọi riêng

Cũng về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) bày tỏ tán thành với việc Quốc hội thể hiện sự đồng hành với Chính phủ về công tác phòng, chống dịch.

Tuy nhiên, về hình thức văn bản, đại biểu đề nghị không nên đưa nội dung phòng, chống dịch COVID-19 bằng Nghị quyết chung của Kỳ họp mà cần Nghị quyết chuyên đề riêng về phòng, chống dịch COVID-19 để thuận lợi cho việc viện dẫn, áp dụng vì nhiều vấn đề liên quan đến luật chưa thể sửa đổi, bổ sung.

Theo đại biểu, trong khi độ trễ của việc thực hiện các quy định của pháp luật thường kéo dài thì việc ra một nghị quyết chuyên đề của Quốc hội là cần thiết, để tạo sự chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong điều hành, tập trung xử lý các tình huống khẩn cấp.

Hơn nữa, đây là nghị quyết mang tính lịch sử Quốc hội, ban hành trong thời điểm lịch sử và cho một giai đoạn cũng rất lịch sử. Với sứ mệnh lịch sử như vậy, nghị quyết xứng đáng có tên gọi riêng.

Quốc hội thảo luận các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chống dịch COVID-19
Đại biểu Đồng Ngọc Ba (Bình Định)

Hầu hết các vướng mắc có nguyên nhân do thể chế

Theo đại biểu Đồng Ngọc Ba (Bình Định), hầu hết các hạn chế trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, kể cả những vướng mắc, lúng túng vừa qua ở một số địa phương liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19 có nguyên nhân do thể chế pháp luật còn hạn chế, bất cập.

Vì vậy, đại biểu cho rằng, việc Chính phủ xác định nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm tới là tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, trong đó nòng cốt là hệ thống pháp luật là xác đáng.

Theo đại biểu, thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật. Cụ thể từ đầu năm 2020, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức rà soát, đánh giá hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật, qua đó phát hiện hàng trăm văn bản có quy định chồng chéo, mâu thuẫn, không phù hợp thực tiễn và đã báo cáo Quốc hội một số nội dung.

Đây là nguồn dữ liệu đầu vào rất quan trọng để có thể đề xuất chính sách mới hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật sát thực tiễn.

Đại biểu đề nghị, thời gian tới cần tiếp tục tăng cường năng lực đội ngũ công chức làm công tác pháp luật; đầu tư thỏa đáng cả về con người, kinh phí cho công tác pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế ngang tầm nhiệm vụ, nhất là về tính chuyên nghiệp, kỹ năng phân tích, dự báo, xây dựng chính sách áp dụng pháp luật, đảm bảo cân xứng giữa đội ngũ với khối lượng công việc ngày càng nhiều, nhiều việc mới, nhiều việc khó.

Quốc hội thảo luận các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chống dịch COVID-19
Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng).

Làm rõ vai trò đầu tàu trong phát triển vùng

Từ thực tế địa phương, đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) nêu vấn đề: Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ, vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có những chuyển mình mạnh mẽ, kinh tế - xã hội có bước phát triển nhanh, sinh kế, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Một số cơ chế, chính sách đã được rà soát, bổ sung. Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long đang được khẩn trương hoàn thành.

Tuy nhiên, đến nay sản xuất nông nghiệp của vùng chưa ổn định, thu nhập của nghề nông dân vẫn còn bấp bênh. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, thiên tai đang ngày càng chuyển biến nhanh, phức tạp và khó lường.

Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ cần sớm phê duyệt ban hành quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng kinh tế trọng điểm năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2045. Tăng cường đầu tư hệ thống giao thông, tạo sự kết nối giữa các tỉnh trong vùng, liên vùng, liên kết giữa các tỉnh Đông Nam Bộ, nhất là TP Hồ Chí Minh với đồng bằng sông Cửu Long.

Thể chế hóa cơ chế điều phối liên kết vùng theo hướng xác định rõ vai trò đầu tàu, xác định rõ trách nhiệm cụ thể cho từng địa phương trong vùng, nguồn vốn đầu tư công cho các công trình, dự án có kết nối và liên kết vùng.

Ngoài ra, cần ban hành cơ chế cho phép hỗ trợ phát triển đồng bằng sông Cửu Long, ưu tiên các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, hạ tầng kinh tế - xã hội, môi trường, nghiên cứu và phát triển các thành tựu khoa học công nghệ phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh nhằm khơi dậy và phát huy mạnh mẽ hơn nữa những tiềm năng sẵn có của vùng. Sớm ban hành và chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hoạt động theo Quyết định 825 về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long…

Quốc hội thảo luận các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chống dịch COVID-19
Đại biểu Nguyễn Anh Trí, đoàn Hà Nội.

Khó khăn mấy cũng phải chống dịch

Phát biểu tại nghị trường, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) bày tỏ: Về mặt nhận thức, dịch COVID-19 không thể nhanh chóng đẩy lùi và còn rất gian nan, vất vả, tốn kém.

Nhưng dù ở kịch bản nào cũng cần tập trung chống dịch, khó khăn mấy cũng phải chống dịch vì tính mạng nhân dân là trước hết và trên hết. Bên cạnh đó, phải quyết liệt, kiên định thực hiện mục tiêu kép.

Trong chống dịch, sự linh hoạt là rất quan trọng. Nếu cách ly tại nhà thì phải thực hiện cho thật đúng và thật tốt các quy định về cách ly như quy định về tiếp xúc, khám, xét nghiệm phải có đội ngũ y tế, dân phòng, công an phối hợp để gia đình triển khai nghiêm các quy định cách ly tại nhà. Cần áp dụng mạnh mẽ việc khám chữa bệnh từ xa và phát triển kinh tế trong mùa dịch, đồng thời kiên định với biện pháp 5k trong thời gian dài.

5k và tiêm vaccine là hai việc cần thực hiện đồng thời, thường xuyên và liên tục, việc này không thay được việc kia mà phối hợp với việc kia chống và phòng, chống COVID-19 trước mắt và lâu dài.

TỔNG THUẬT: QUỐC HỘI THẢO LUẬN KT-XH VÀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (đoàn Hà Nội). Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 25/7, phát biểu khai mạc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị các đại biểu Quốc hội phát biểu ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, tránh, trùng lặp. Trong quá trình thảo luận, Đoàn Chủ tịch sẽ đề nghị các cơ quan của Chính phủ giải trình những vấn đề mà Đại biểu Quốc hội quan tâm.

Tại phiên họp này, đề nghị các đại biểu phát biểu theo các vấn đề đã được nêu trong các báo cáo của Chính phủ, các gợi ý thảo luận trong báo các cáo thẩm tra cũng như đóng góp ý kiến đối với nội dung về công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp ở trong nước cũng như trên thế giới.

Nhiều thành tích đạt được rất đáng tự hào

Là đại biểu đầu tiên phát biểu ý kiến, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (đoàn Hà Nội) bày tỏ tán thành với báo cáo về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách của Chính phủ, trong đó có nhiều thành tích đạt được rất đáng tự hào, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Đại biểu cũng bày tỏ nhất trí cao với các phương án nhiệm vụ và 8 giải pháp mà Chính phủ đề ra cho 6 tháng cuối năm. Đại biểu ghi nhận Chính phủ đã có nhiều động thái tích cực kiểm soát dịch bệnh, hỗ trợ kinh doanh, phục hồi các hoạt động kinh tế; đề nghị Chính phủ, các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm nhiều hơn nữa các giải pháp hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động.

Cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia cùng cả nước phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh, đẩy mạnh công tác từ thiện, hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, tham gia quyên góp nguồn lực đóng góp cho phòng chống dịch. Đáng chú ý, ngày 19/7, Hòa thượng Chủ tịch Giáo hội ban hành văn bản kêu gọi tăng ni, Phật tử thực hiện nghiêm các quy định của Chính phủ về phòng chống dịch.

Quốc hội thảo luận các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chống dịch COVID-19
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang). Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Mong Chính phủ ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông ĐBSCL

Cho ý kiến về kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025, Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang) bày tỏ, Chính phủ đã xây dựng kế hoạch dựa trên việc phân tích, đánh giá kỹ lưỡng những thành quả và hạn chế trong thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH 5 năm 2016-2021 và bám sát Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Đại biểu nhất trí với các giải pháp đề ra trong kế hoạch, đồng thời đề nghị Chính phủ cần linh hoạt có những giải pháp phù hợp với từng thời điểm phát triển cũng như chú trọng đến những lĩnh vực cần ưu tiên phát triển như CNTT để làm nền tảng đẩy mạnh phát triển kinh tế số.

Đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đại biểu bày tỏ mong muốn Chính phủ quan tâm ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông khu vực này để khai thác mạnh mẽ tiềm năng to lớn của vùng. Đại biểu lưu ý, trong kế hoạch phát triển thời gian tới, chưa có Dự án xây dựng cao tốc Kiên Giang-Hà Tiên-Rạch Giá, do đó đề nghị cần đưa Dự án này vào Kế hoạch, trước mắt có thể là đoạn Hà Tiên-Rạch Giá để kết nối với cao tốc Lộ Tẻ-Rạch Sỏi.

Quốc hội cần giao cho Chính phủ được áp dụng những biện pháp chưa có Luật

Đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắk Nông) cũng bày tỏ đánh giá cao kết quả kinh tế-xã hội đạt được trong 6 tháng đầu năm 2021, nhất là việc thực hiện “mục tiêu kép”, tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ…

Tuy nhiên, từ cuối tháng 4 đến nay, người dân và doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng lớn của đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19, do đó đại biểu cho rằng kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh là yếu tố quan trọng và là mục tiêu lớn trong thời gian tới. "Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần có những biện pháp mạnh hơn nữa. Tôi cho rằng việc Quốc hội giao cho Chính phủ được áp dụng những biện pháp chưa có Luật là rất cần thiết”, Đại biểu Giang đề xuất.

Bày tỏ sự nhất trí cao với các nội dung báo cáo kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2021 và các nhiệm vụ mà Chính phủ đã đề ra cho những tháng cuối năm 2021; Đại biểu Trần Văn Tiến (đoàn Vĩnh Phúc) cho rằng Chính phủ đã hết sức nỗ lực, quyết liệt trong chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ, qua đó “mục tiêu kép” ngày càng đạt được những kết quả tích cực, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Đại biểu đề nghị, trong những tháng cuối năm 2021, Chính phủ cần tiếp tục quan tâm, tập trung vào ưu tiên cho công tác phòng chống dịch COVID-19; chủ động điều hành chính tiền tệ, tài chính linh hoạt, hỗ trợ tích cực, hiệu quả người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh cũng như chú trọng tháo gỡ khó khăn về thể chế cho sản xuất kinh doanh; đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công;…

Đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) cũng bày tỏ thống nhất cao với việc Quốc hội cho phép Chính phủ có những quyết định chưa có trong Luật để tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới. Đại biểu nhấn mạnh điểm sáng của kế hoạch kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm với nhiều kết quả đạt và vượt kế hoạch, mặc dù hiện tại tỉ lệ tiêm vaccine của chúng ta còn thấp nhưng cử tri và người dân đều hy vọng với chiến lược vaccine của Chính phủ sẽ đạt được mục tiêu trong thời gian tới.

Trao "Thượng phương bảo kiếm cho Chính phủ ra trận"

Trước Quốc hội, đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang) chuyển những tình cảm, sự biết ơn của cử tri, nhân dân tỉnh Bắc Giang đến người dân cả nước, lực lượng tuyến đầu chống dịch đã hỗ trợ giúp địa phương chiến thắng dịch bệnh, trở về trạng thái bình thường.

Đối với công tác chống dịch, vị đại biểu Trần Văn Lâm bày tỏ: “Tôi đồng tình với việc Quốc hội trao “thượng phương bảo kiếm” cho Chính phủ “ra trận” để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới. Với sự đồng hành của cả hệ thống chính trị và toàn dân, tôi tin tưởng cuộc chiến chống dịch sẽ thành công”.

Cho rằng việc tăng trưởng ấn tượng của nền kinh tế nước ta là rất ấn tượng, tuy nhiên, 6 tháng cuối năm sẽ rất khó khăn. Do vậy, để có thể thực hiện được mục tiêu tăng trưởng của cả năm trước hết phải khống chế dịch bệnh càng nhanh càng tốt. Nấn ná, chậm 1 ngày là mất người, mất của và khó khăn sẽ theo cấp số nhân.

Quốc hội thảo luận các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chống dịch COVID-19
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy, đoàn Bắc Kạn. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Rà soát sức chống chịu của doanh nghiệp để có biện pháp căn cơ

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) phân tích, thời gian qua nhiều địa phương đã có nhiều biện pháp phù hợp, hạn chế tối đa khó khăn cho người dân. Tuy nhiên còn một số địa phương áp dụng biện pháp thái quá, ví dụ không cho xe chở nông sản đi qua dù đã có giấy kiểm dịch.

Đại biểu Thủy đánh giá cao việc Chính phủ đã sớm chỉ đạo các địa phương này có sự điều chỉnh phù hợp để bảo đảm chống dịch nhưng không “ngăn sông cấm chợ”. Bên cạnh đó, thái độ dứt khoát cùng biện pháp mạnh trên cả nước đã khiến người dân không còn coi thường dịch bệnh, thực hiện khai báo đầy đủ… Sự chấp nhận gian khổ hy sinh của lực lượng tuyến đầu, sự hy sinh, chia sẻ của các địa phương, các lực lượng quân đội, công an… đã hỗ trợ cho các tỉnh có dịch thêm sức mạnh để kiểm soát và chiến thắng dịch bệnh. Không chỉ chung tay đóng góp về vật chất mà còn sự đồng lòng về tinh thần của mọi người dân, tổ chức, doanh nghiệp để chiến thắng đại dịch.

Thời gian tới, đại biểu kiến nghị Chính phủ triển khai phần mềm liên thông để kịp thời hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Bên cạnh đó, cũng cần rà soát sức chống chịu của doanh nghiệp để có biện pháp căn cơ trong thời gian sắp tới.

Quốc hội thảo luận các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chống dịch COVID-19
Đại biểu Lê Quân (đoàn Cà Mau). Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Triển khai đồng bộ hơn tự chủ đại học, dạy nghề

Là đại biểu công tác trong ngành giáo dục, Đại biểu Lê Quân (đoàn Cà Mau), Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng, thời gian qua, việc thực hiện tự chủ đại học và tự chủ các cơ sở dạy nghề đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên để có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng cho nhu cầu phát triển, vấn đề về tự chủ cần phải triển khai thực hiện quyết liệt và đồng bộ hơn nữa; cần phải có sự thay đổi mạnh về tư duy, nhận thức trong vấn đề tự chủ đại học để giảm chi phí và nâng cao chất lượng giảng dạy; có chính sách tài chính thực sự hiệu quả, nhất là chính sách về học phí để nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm chất lượng đầu ra cũng như sự đóng góp của nguồn nhân lực sau đào tạo cho xã hội.

Cũng rất quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, đại biểu Ma Thị Thúy (đoàn Tuyên Quang) tán thành với nhiều nội dung trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp. Đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm đến chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; về giáo dục đào tạo: Cần triển khai nhiều biện pháp kiên quyết để hoàn thành mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục-đào tạo, ngay trong năm 2021 cần thực hiện triển khai sách giáo khoa mới rộng khắp tại các địa phương.

Quốc hội thảo luận các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chống dịch COVID-19
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội). Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thúc đẩy giải ngân gói 26 nghìn tỷ

Đề cập đến việc lập và triển khai các dự án đầu tư, Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần đặc biệt quan tâm đến xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi tường, đề cao tính thực chất của báo cáo, tránh những báo cáo đánh giá một cách hời hợt, manh tính hình thức, thiếu thực chất. Đồng thời, trong huy động các nguồn lực đầu tư cần phải có các giải pháp mang tính cụ thể; có căn cứ, có tính thuyết phục, có mục tiêu rõ ràng trong huy động vốn đầu tư thực hiện các dự án; tránh trình trạng đầu tư dàn trải, gây thất thoát, lãng phí.

Bên cạnh đó, Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cũng bày tỏ nhất trí cao với các nội dung được Chính phủ trình Quốc hội liên quan đến công tác phòng chống dịch COVID-19, cho rằng những nội dung mà Chính phủ trình là khả thi, phù hợp, cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần có những hoạt động kiểm soát chặt chẽ trong quá trình triển khai các chính sách phòng chống dịch, tránh tình trạng bị trục lợi trong thực hiện chính sách. Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường hơn nữa việc thúc đẩy giải ngân gói 26 nghìn tỷ để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trên tinh thần công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng pháp luật…

Đại diện cho đoàn TPHCM, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM) cho biết, người dân TPHCM cảm nhận sâu sắc tình đồng bào, tình đồng chí của lực lượng tuyến đầu, tổ chức, người dân cả nước đã gửi đến, chia sẻ nguồn lực cùng Thành phố trong những ngày qua. Đại biểu cho rằng Nghị quyết phòng chống dịch vào trong Nghị quyết của Quốc hội là một trong những sáng kiến rất được ủng hộ.

Quốc hội thảo luận các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chống dịch COVID-19
Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam). Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tận dụng tốt hơn vai trò của đô thị trong đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) cho rằng phát triển đô thị và và kinh tế đô thị đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đất nước cũng như của các địa phương. Nhiều điểm sáng, kết quả tích cực về phát triển đô thị đã được thể hiện trong các báo cáo về kinh tế-xã hội; các chỉ tiêu về đô thị hóa cũng đã được đề ra.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, đại biểu cũng chỉ ra hàng loạt tồn tại, bất cập cần quan tâm khắc phục trong phát triển đô thị, trong đó nổi lên là sự phát triển không đồng bộ giữa không gian đô thị và mở rộng đô thị; số đô thị nhỏ còn nhiều; hạ tầng đô thị về giao thông, xử lý nước thải còn những bất cật; kết nối đô thị với nông thôn còn chưa đầy đủ; đời sống một bộ phận công nhân lao động, người dân đô thị còn gặp nhiều khó khăn;…

Đại biểu Trần Văn Khải mong muốn Chính phủ có các giải pháp quyết liệt, đồng bộ hơn trong phát triển đô thị và kinh tế đô thị; phát huy, tận dụng tốt hơn nữa vai trò của đô thị trong đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; hoàn thiện các cơ chế, chính sách, xây dựng thị trường bất động sản minh bạch, để góp phần phát triển bền vững đô thị;…

Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) nhận định khó khăn, thách thức còn rất nhiều tuy nhiên chúng ta phải lạc quan để đạt được mức tăng trưởng cao cả năm. Phải tháo gỡ những khó khăn để hoàn thiện thể chế, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, để chuẩn bị cho phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.

Quốc hội thảo luận các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chống dịch COVID-19
Đại biểu Dương Văn Phúc (đoàn Quảng Nam). Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đẩy nhanh đầu tư công nhưng chặt chẽ, tránh lãng phí

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương (đoàn Gia Lai) tin tưởng Chính phủ sẽ đạt được mục tiêu hạn chế, đẩy lùi được dịch bệnh và phát triển kinh tế-xã hội. Đề nghị trong thời gian tới Chính phủ cần tập trung rà soát những chính sách mới được ban hành, soạn thảo những văn bản mới thích ứng với hoàn cảnh dịch bệnh mới, cần kiểm tra, giám sát thực tế. Đại biểu mong muốn Chính phủ giải ngân vốn đầu tư công nhanh, quyết liệt triển khai ngay từ đầu của nhiệm kỳ.

Thống nhất với các báo cáo kinh tế-xã hội của Chính phủ và của cơ quan thẩm tra, đại biểu Dương Văn Phúc (Quảng Nam) cho rằng, trong điều kiện có quá nhiều khó khăn, song Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện rất hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và đạt được những kết quả hết sức ấn tượng trong thực hiện mục tiêu kép.

Đại biểu Dương Văn Phúc (Quảng Nam) cho rằng, để bảo đảm nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, Chính phủ cần quan tâm hơn nữa việc xây dựng bộ máy trong sạch, vững mạnh, tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, cắt giảm các khâu trung gian; giảm chi thường xuyên, triệt để thực hành tiết kiệm chống lãng phí; có các chính sách thỏa đáng trong thu hút nhân tài vào làm việc tại các cơ quan nhà nước; kiên quyết tinh giản những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, năng lực làm việc kém;…

Bên cạnh đó, nêu lên hàng hoạt ví dụ về lãng phí trong thực hiện đầu tư công, Đại biểu Dương Văn Phúc đề nghị cần quan tâm, xiết chặt hơn nữa hoạt động đầu tư công, tránh đầu tư sai mục đích, gây lãng phí, thất thoát tiền của của nhà nước và nhân dân.

Quốc hội thảo luận các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chống dịch COVID-19
Đại biểu Nguyễn Cao Sơn (đoàn Hòa Bình). Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tiếp tục kiên định mục tiêu kép, đẩy nhanh chiến lược vaccine

Đại biểu Phạm Trọng Nhân (đoàn Bình Dương) chia sẻ, chưa bao giờ Bình Dương cũng như các tỉnh, thành phố khu vực phía nam bị “thương tổn” như trong hoàn cảnh dịch bệnh hiện nay. Chúng ta phải sẵn sàng chuẩn bị cho tình hình xấu hơn nữa, ý thức tự cứu mình của mọi người dân phải nâng lên ở mức cao nhất vì nguồn lực của Nhà nước là có hạn. Tình hình sản xuất trong tâm dịch vô cùng khó khăn. Phải đảm bảo “mục tiêu kép”; sản xuất trong các khu công nghiệp cũng cần sự liên kết; trung chuyển giữa nơi này đến nơi khác vẫn phải duy trì, không để đứt gãy nền kinh tế.

Đại biểu Nguyễn Cao Sơn (Hòa Bình) cho rằng, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng cuối năm 2021 và kế hoạch 5 năm được Chính phủ xây dựng cụ thể, có tính toán, cân nhắc kỹ và đề ra nhiều giải pháp mang tính khả thi cao. Đại biểu đề nghị, trong kiên định thực hiện mục tiêu kép, thời gian tới, Chính phủ dành sự quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải ngân, thi công các dự án giao thông mang tính kết nối liên vùng cũng như quan tâm đầu tư cho các dự án thủy lợi để tạo điều kiện thúc đẩy hoạt đông sản xuất nông nghiệp – một bệ đỡ, một ngành kinh tế chủ lực của đất nước.

Nhấn mạnh các dự án đầu tư hiện nay bị chậm tiến độ phần nhiều do những khó khăn, tồn tại, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, Đại biểu kiến nghị tách riêng hợp phần giải phóng mặt bằng thành một dự án khác, qua đó tập trung tháo gỡ khó khăn, xử lý hiệu quả vấn đề giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, tạo dựng hạ tầng tốt cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) nhấn mạnh, với chủ trương hành động “chống dịch như chống giặc” tuy “kẻ thù” rất mạnh và lại vô hình, mọi hành động quyết sách đều phải quyết liệt, quyết tâm cao, việc Quốc hội đồng ý cho Chính phủ thực hiện những hành động mạnh mẽ là việc làm rất cần thiết. Đại biểu An đề nghị Chính phủ đẩy mạnh hơn nữa để đưa vaccine về Việt Nam và đồng ý cho doanh nghiệp chủ động tiếp cận nguồn vaccine cho nhân viên. Cần có vaccine “made in Vietnam” càng sớm càng tốt.

Bên cạnh đó, cần tập trung tối đa nguồn lực kinh tế của đất nước cho những nhiệm vụ cấp bách, phải loại bỏ, cắt giảm những dự án không hợp lý, xử lý dứt điểm các dự án đang thua lỗ… Phải tăng cường quản lý thuế, chống thất thu, giải ngân các gói hỗ trợ đến đúng tay người cần. Cần quan tâm đến giáo dục, nghiên cứu xây dựng trường học an toàn để đưa trẻ đến trường. Phải bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội vì dịch bệnh làm ảnh hưởng rất nhiều đến xã hội.

Quốc hội thảo luận các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chống dịch COVID-19
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TPHCM). Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bày tỏ đồng tình với dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm của Chính phủ, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) có những đóng góp cụ thể về câu chữ liên quan đến nội dung về mục tiêu tổng quát và các giải pháp mà Chính phủ đề ra trong kế hoạch liên quan đến công tác bảo vệ quốc phòng, an ninh; hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác; hoạt động kiểm soát đầu vào của ngành nông nghiệp; công tác quy hoạch và rà soát diện tích đất trồng luá, vùng chuyên canh cây nông nghiệp; việc khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, lãng phí; trách nhiệm giám sát của đại biểu và các cơ quan của Quốc hội trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội;…

Quốc hội giảm thêm 3 ngày họp để tập trung chống dịch COVID-19 Quốc hội giảm thêm 3 ngày họp để tập trung chống dịch COVID-19
Quốc hội thống nhất sẽ rút ngắn 3 ngày trong chương trình làm việc của kỳ họp thứ nhất để tập trung cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Như vậy, kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV sẽ bế mạc vào ngày 28/7 thay vì ngày 31/7 như dự kiến.
Hôm nay 24/7, Quốc hội thảo luận về nhân sự bầu Chủ tịch nước Hôm nay 24/7, Quốc hội thảo luận về nhân sự bầu Chủ tịch nước
Cuối phiên họp chiều nay (24/7), Quốc hội sẽ họp riêng nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước; thảo luận tại Đoàn về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Quốc hội sẽ quyết nghị về phòng, chống dịch Covid-19 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Quốc hội sẽ quyết nghị về phòng, chống dịch Covid-19
Chủ trì cuộc họp với đại diện các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành tại Nhà Quốc hội sáng 23-7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thống nhất giao các cơ quan triển khai, bổ sung vào chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV nội dung về phòng, chống dịch Covid-19 theo đề nghị của Chính phủ. Nội dung này sẽ được đưa vào Nghị quyết chung của kỳ họp thứ nhất.
Theo Báo Chính Phủ
Nguồn: baochinhphu.vn

Tin bài liên quan

Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long tại TP Cần Thơ

Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long tại TP Cần Thơ

Chiều 19/11, TP Cần Thơ tổ chức họp báo công bố Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại TP Cần Thơ năm 2024.
Tín dụng xanh mới chỉ chiếm 4,5% tổng dư nợ nền kinh tế

Tín dụng xanh mới chỉ chiếm 4,5% tổng dư nợ nền kinh tế

Tín dụng xanh tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và nông nghiệp xanh.
Kinh tế xanh - "đòn bẩy" mới cho phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Kinh tế xanh - "đòn bẩy" mới cho phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mekong Startup 2024 vừa ra mắt Mạng lưới chuyển đổi xanh Mekong - "động lực" thúc đẩy phát triển kinh tế xanh bền vững cho đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Các tin bài khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo

Sáng 21/11, theo giờ địa phương (tức tối cùng ngày giờ Hà Nội), tại thủ đô Santo Domingo, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bí thư tỉnh Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường làm Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương

Bí thư tỉnh Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường làm Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương

Ngày 20/11 tại Hà Nội, Ban Đối ngoại Trung ương đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước giữ chức Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện.
Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, ngày 19/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế, gồm Tây Ban Nha, Paraguay, Canada, Singapore, Các tiểu vương quốc Arập (UAE), Vatican, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Đọc nhiều

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân, cộng đồng người Việt Nam đang ở Ukraine cần sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn.
Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Ngày 20/11, tại Cà Mau, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành (Cụm 5) gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

“Trong nỗ lực xây dựng môi trường mạng an toàn, hiệu quả cho trẻ em, World Vision International tại Việt Nam luôn tập trung vào phương pháp tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. World Vision đặc biệt chú trọng chương trình giáo dục kỹ năng số toàn diện để trẻ em có thể vừa biết cách tự bảo vệ mình, vừa có thể sử dụng internet sáng tạo. Đồng thời tự ý thức vai trò chủ động của mình trong việc xây dựng môi trường internet an toàn, hiệu quả”.
Cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam: tiếp tục nối những nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị hai nước

Cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam: tiếp tục nối những nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị hai nước

Chương trình “Ươm mầm hữu nghị” do Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia khởi xướng và triển khai đã hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho hàng trăm sinh viên Campuchia đang học tập tại Việt Nam. Từ sự hỗ trợ đó, sinh viên Campuchia có thêm nền tảng tốt khi đi làm, nhiều cơ hội phát triển và đóng góp tích cực cho tình hữu nghị hai nước. Thạc sĩ Uch Leang, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á - Phi và Trung Đông, Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), Chủ tịch Hội cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên tạp chí Thời Đại.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Ngày 21/11, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Trung tâm 286/BTL 86 tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024.
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
infographics nobel 2024 giai nobel hoa binh ton vinh to chuc nihon hidankyo cua nhat ban
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động