Qatar: Khủng hoảng ngoại giao nhưng khí đốt vẫn bơm
Cuộc chiến ngoại giao hiện nay tại vùng Trung Đông đang thu hút sự chú ý của giới chuyên gia và nhà đầu tư. Tất cả các công dân Qatar buộc phải rời khỏi Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Ả Rập Xê Út trong vòng 14 ngày. Tuy nhiên, xung đột thì cứ xung đột, nhưng kinh doanh thì vẫn phải kinh doanh.
Một sự thật đáng ngạc nhiên là dù có xung đột ngoại giao thời gian gần đây nhưng UAE vẫn cần khí đốt nhập khẩu từ Qatar. Hệ quả là dù đồng ý cấm các dòng lưu thông trên biển, bộ và hàng không nhưng UAE lại từ chối cắt đường ống dẫn khí đốt nối với Qatar. Một nửa lượng điện tại UAE phụ thuộc vào khí đốt nhập khẩu từ Qatar làm nhiên liệu và đây là lý do cho động thái khác thường này.
Nếu không có điện, các tòa nhà chọc trời của UAE hay Dubai sẽ mất điện, trừ khi UAE tìm được nguồn khí đốt thay thế làm năng lượng cho các nhà máy phát điện.
Hiện việc vận chuyển khí đốt qua các đường ống đến UAE và Oman vẫn diễn ra bình thường. Với tư cách là nhà sản xuất khí đốt lớn thứ 3 thế giới sau Nga và Iran, Qatar vận chuyển bình quân 2 tỷ mét khối khí đốt mỗi ngày cho UAE.
“Chúng tôi có những thỏa thuận thương mại với quy định rõ ràng. Tôi không cho rằng chúng sẽ bị ảnh hưởng bởi những vấn đề về ngoại giao”, Bộ trưởng ngoại giao Ẩn Gargash của UAE cho biết.
Những khách hàng lớn nhất của Qatar là Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ nhưng UAE cũng nằm trong danh sách các nước phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Qatar. Nếu tính cả nhu cầu sử dụng khí đốt cho nhà máy điện, nguồn khí đốt nhập khẩu của Qatar hiện chiếm khoảng 30% nhu cầu của UAE.
Nguồn khí đốt dồi dào của Qatar được phát hiện vào thập niên 1970 nhưng phải đến năm 1984, công ty dầu khí quốc gia Qatargas mới được thành lập. Đến năm 1996, quốc gia này vận chuyển khối khí đốt đầu tiên đến thị trường Nhật Bản và kể từ đó bùng nổ trở thành một nền kinh tế phát triển nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào từ khí đốt.
Rất nhiều những công ty quốc tế như ExxonMobil, Total, Shell đều tham gia vào ngành khí đốt màu mỡ của Qatar.
Lượng nhập khẩu khí đốt của UAE chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nước này (tương đương triệu tấn dầu)
Hầu hết các mỏ khí đốt của Qatar nằm ở phí bắc đất nước mà là nơi có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới, vào khoảng 1.800 nghìn tỷ mét khối. Vào tháng 4 vừa qua, Qatar tuyên bố đang phát triển một dự án khai thác mới, qua đó tăng sản lượng sản xuất khí đốt thêm 10%.
Nhờ nguồn ngoại tệ lớn, Qatar có đủ tiền để đầu tư vào bất động sản và trở thành một trong những nước giàu nhất thế giới tính theo GDP bình quân đầu người.
Ngoài ra, Qatar cũng là một nước xuất khẩu dầu và nằm trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC), chiếm 2% trữ lượng dầu trong khu vực. Sản lượng của Qatar vào khoảng 650.000 thùng/ngày.
BT