Putin - Kỳ thủ vĩ đại, bắt thóp Washington: Mỹ lộ nước cờ, bị Nga ép chết luôn và ngay!
Nước cờ bị lộ…
Vào năm 1994, tại Viện Công nghệ Massachusetts, dưới sự lãnh đạo của Giáo sư Daniel Fain, một kế hoạch cho sự hiện diện quân sự thường trực của Mỹ tại Caspian được xây dựng…
Đây là ý đồ mà nếu như trước đây Mỹ không thể thành công ở thời Liên Xô thì sẽ thành công thời Nga vào những năm 1990-2000 trước khi TT Putin đắc cử, đó là lúc Nga yếu nhất, không đủ sức để bảo vệ, tranh giành địa chính trị khu vực với Mỹ.
Tuy nhiên, không hiểu lý do gì, có thể là sự tồn tại của Liên bang Nga đang được đánh số hoặc do Mỹ không lường được cục diện địa chính trị như hiện nay nên đã không thực thi ngay và luôn nước cờ đã tung ra. Và chính do không thực thi nên nước cờ coi như bị lộ…
Ý đồ này của Mỹ luôn được Kremlin quan tâm, theo dõi và luôn tìm cách đối phó khi có điều kiện về kinh tế, lực lượng… Và hiện nay Mỹ chính thức triển khai nước cờ bị lộ này…
Các Hạm đội Hải quân Nga ngày càng nhận được nhiều tàu chiến hiện đại.
Mỹ triển khai thực hiện kế hoạch…
Thượng viện Kazakhstan vào cuối tháng 4/2018 đã phê chuẩn giao thức song phương với Hoa Kỳ (tháng 6 năm 2017), cho phép sử dụng các cảng Kuryk và Aktau để chuyển hàng hóa của Lầu Năm Góc đến Afghanistan.
Đồng thời, thỏa thuận hợp tác quân sự của Mỹ-Kazakhstan cho năm 2018-2021 đã có hiệu lực. Theo đó, quân đội 2 nước không chỉ tiến hành các bài tập chung, mà còn tạo ra một căn cứ NATO ở Mangyshlak.
Và, điều đáng quan tâm là trong việc sản xuất dầu và khí đốt trên bán đảo này, các công ty Mỹ cũng đầu tư và kiểm soát toàn bộ…
Sự xuất hiện của căn cứ NATO ở Aktau về cơ bản là một mối đe dọa trực tiếp đến an ninh của Liên bang Nga.
Kazakhstan đã phê chuẩn một thỏa thuận với Hoa Kỳ về việc vận chuyển hàng hóa quân sự của Mỹ và thậm chí cả quân đội tới Afghanistan qua tuyến đường biển Caspian vì lý do các đường dây cung cấp được thiết lập từ lâu của Mỹ tới Afghanistan qua Pakistan hiện đang bị đe dọa.
Tuy nhiên, đó chỉ là bề ngoài, trên thực tế, đây là lần đầu tiên quân đội Mỹ hiện diện tại biển hồ Caspian (biển kín) có các quốc gia bao quanh.
Chúng ta cần hiểu là Mỹ, tất nhiên không dễ dàng để Kazakhstan chấp nhận, bởi vì việc Astana đã quyết định về điều này, dường như là bằng chứng về sự thay đổi của Kazakhstan, thành viên CSTO và EEA, đã đứng về phía Washington và Brussels chống lại Nga.
Điều mà ngay cả Iran thời Mohammed Reza Pahlavi cũng đã nhiều lần từ chối đề nghị Mỹ triển khai căn cứ quân sự gần biên giới đất liền của Iran với Liên Xô hoặc trên bờ biển.
Nhưng dưới áp lực kinh tế của Mỹ, Kazakhstan phải thúc thủ.
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Buyan-M của Hải quân Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr.
Tại sao Mỹ đang đi nước cờ bị lộ này?
Trước hết, suy nghĩ rằng, Caspian là một cái hồ, lực lượng Mỹ nếu xuất hiện ở đây không có khu trục hạm đi kèm… thì không nguy hiểm là ngoại đạo. Xin thưa lực lượng Nga ở khu vực này còn hùng hậu hơn Kaliningrad. Vì thế, Mỹ cần thiết phải hiện diện ở đây vì các lý do sau đây:
Các khu vực Caspian là rất quan trọng đối với Mỹ vì nó chứa đựng sức mạnh Nga, Iran, đồng thời sự ổn định của vùng Kavkaz rất nhạy cảm với an ninh Nga.
Đối với Nga, Nga có một lực lượng Hải quân, lính thủy đánh bộ mạnh nhất tại khu vực Caspian. Sự phát triển mạnh về chất lượng, số lượng Hạm đội Caspian của Hải quân Nga đã thách thức nghiêm trọng đến chiến lược của Mỹ tại Trung Đông và Iran …
Bản đổ thể hiện các vùng biển Caspian, Biển Đen, Biển Địa Trung Hải, vùng vinh,...
Vì thế, Mỹ nhất thiết phải thiết lập một căn cứ quân sự ở đây để theo dõi hoạt động của Hạm đội Caspian và theo thời gian có thể đặt ra một thách thức đến nó.
Mặt khác khu vực này là một ngã tư giao lộ đường ống dầu mỏ, khí đốt quan trọng của châu Âu và châu Á và là khu vực có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt rất lớn dưới đáy Caspian, cho nên, Mỹ cần phải kiểm soát, không để Nga độc quyền về nguồn cung năng lượng cho châu Âu trong tương lai.
Thực tế, Mỹ đã gần như làm được điều này vì tuyến đường ống khí đốt tại đây hầu như không có sự tham gia của Nga.
Ở góc nhìn quân sự, với Nga thì Mỹ có thể chưa đủ khả năng thách thức nghiêm trọng, nó phải cần thời gian, nhưng trong trường hợp của Iran thì tình hình lại khác…
Sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Biển Caspian tạo ra một mối đe dọa quân sự mới của Mỹ đối với Iran từ phía Bắc, cùng với mối đe dọa của Hoa Kỳ đối với Iran từ phía Nam do sự hiện diện hải quân lớn của Mỹ tại Vịnh Ba Tư sẽ tạo ra hai gọng kìm trực tiếp đến lãnh thổ của Iran.
Như vậy, Mỹ-NATO đã thực hiện một đòn "tập hậu" rất nguy hiểm cho 2 "gã khổng lồ Caspian" là Nga và Iran. Nếu như đã có một Kaliningrad kiểu Nga kề sát tim châu Âu thì Mỹ cũng có một Caspian kiểu Mỹ kề sát sườn phía Nam Nga.
Câu hỏi lớn là làm thế nào 2 "gã khổng lồ Caspian" – Nga và Iran, đối phó với thách thức ngày càng lớn này?
Nga đã đi trước Mỹ một nước…
1. Di chuyển căn cứ hạm đội Caspian
Hạm đội Caspian đóng tại Astrakhan đã được di chuyển về căn cứ mới Kasspiisk. Việc tổ chức, bố trí lực lượng chuẩn bị cho chiến tranh, đặc biệt là các căn cứ hải quân, không quân, không đơn giản như việc cơ động một quân đoàn hay một tập đoàn quân từ A đến B mà phụ thuộc và tầm nhìn chiến lược, phụ thuộc vào kinh tế và cục diện địa chính trị khu vực.
Đối với siêu cường như Mỹ, Nga… thì yếu tố đó càng quan trọng.
Như đã nói trước, ý đồ của Mỹ lộ ra từ năm 1994 luôn luôn khiến Kremlin lo lắng và quan tâm theo dõi. Và khi có điều kiện thì Nga triển khai bố trí và tăng cường lực lượng ngay và luôn…
Hạm đội Caspian của Hải quân Nga được trang bị nhiều tàu chiến tuy nhỏ nhưng "có võ".
Đầu tiên, là tại Astrakhan không phù hợp với căn cứ Hải quân do vào mùa Đông, đồng bằng sông Volga đóng băng, trong khi đó tại Kasspiisk có lệnh là tàu xuất phát ngay bất kỳ lúc nào, mùa nào.
Kasspiisk lại gần với Iran và Trung Đông hơn Astrakhan, cho nên thay vì như trước đây, hạm đội Caspian phải cơ động về phía Nam Caspian để phóng 26 tên lửa Kalibr, thì nay không cần, hoặc cần, thì đến vị trí xuất phát tấn công nhanh hơn nhiều lần.
Thứ hai là tại Astrakhan , giống như một chiếc áo đã quá chật chội so với nhu cầu phát triển lớn, mạnh của Hạm đội Caspian.
Bộ trưởng QP Nga cho biết, tại Kasspiisk Nga đã xây dựng một khu vực khổng lồ bao gồm cầu cảng, bến tàu kho tàng bến bãi. Phương tiện trang bị, tàu thuyền, tăng mạnh và mới 85%, đặc biệt có cả lực lượng lính thủy đánh bộ và không quân của Hạm đội… mà trước đây không có.
Khi tình hình Trung Đông xấu đi, đặc biệt là khi Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran và đe dọa tấn công Iran…thì giới quân sự mới à lên ngạc nhiên có vẻ như phát hiện ra Hạm đội Caspian của Nga đước "ém sẵn" tại Kasspiisk từ lúc nào…
Căn cứ hạm đội Caspian tại Kaspiisk đang cùng với "Hạm đội Địa Trung Hải" sẽ đáp ứng khả năng thách thức những tình huống xấu nhất mà Mỹ có thể gây ra tại Iran và Trung Đông, nhưng quan trọng hơn khi vùng Kavkaz đã xuất hiện một căn cứ liên hợp hải, lục, không quân rất mạnh...
2. Nhận thức được tình thế…
Có thể nói, Nga và Iran đã chủ quan, mắc sai lầm nghiêm trọng tại khu vực này. Không thể phủ nhận quan hệ giữa Moscow và Tehran đang tồn tại nhiều "góc cạnh lợi ích" khiến cho Mỹ nhanh chóng nhận ra và tận dụng…
Mối quan hệ Nga và Iran không giống như Mỹ và Anh. Có thể sự hợp tác của Nga-Iran tại Syria là thành công…nhưng không có nghĩa là tại khu vực Caspian cũng như vậy. Thực tế, không có sự phối hợp, hợp tác về kinh tế cũng như quốc phòng của Nga-Iran để kết nối một thị trường chung đầy tiềm năng cho 250 triệu người.
Vì lẽ đó, việc Mỹ thiết lập một sự hiện diện trên khu vực Caspian cũng là thời điểm cả hai sẽ bắt buộc mài nhẵn các "góc cạnh lợi ích", nghiêm túc cùng nhau nếu như muốn đối phó với thách thức này.
Nói tóm lại, Mỹ hiện diện tại Caspian không phải là điều khó đoán với Nga, nhưng, Nga chỉ đủ sức tái bố trí Hạm đội Caspian nhưng không đủ sức để xây dựng hạ tầng khu vực Caspian tạo ra một sức mạnh mềm, giành ưu thế trong cuộc chiến địa chính trị với Mỹ tại đây.
Tuy nhiên về mặt quân sự, sự hiện diện một Căn cứ liên hợp Hải, Lục, Không quân của Nga tại vùng Kavkaz biển hồ Caspian đã đi vào sẵn sàng chiến đấu là một thành công về mặt chiến lược của Nga mà Mỹ-NATO rất khó để chiếm lĩnh trận địa.
Điều đặc biệt thú vị được lặp lại ở Syria là: Khi Thổ Nhĩ Kỳ đã lập kế hoạch đề nghị Mỹ-NATO lập khu cấm bay tại Syria, chính quyền Obama vừa chủ quan vừa sợ Thổ Nhĩ Kỳ đạt mục tiêu riêng nên đã phớt lờ… Cuối cùng Putin là người triển khai thực hiện ngay và luôn.
Tại Caspian và vùng Kavkaz khi ý đồ Mỹ đã lộ, Putin đã âm thầm chuẩn bị và đến lúc ra lệnh "báo động di chuyển căn cứ" mà dễ hơn, nhanh hơn di chuyển một tiểu đội bộ binh từ A đến B để sẵn sàng chiến đấu.
Tàu chiến Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr tấn công khủng bố ở Hama, Syria.
Lê Ngọc Thống