Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
19:42 | 28/10/2018 GMT+7

Phi công KQ Ấn Độ kinh hãi với những "quan tài bay", kể cả Su-30MKI: Lộ lý do khủng khiếp

aa
Máy bay chiến đấu của mọi quốc gia đều có thể gặp tai nạn, tuy nhiên chỉ có KQ Ấn Độ mới "sở hữu" các sự cố liên tiếp, dồn dập, xuất hiện thường xuyên trên mặt báo.

Gần đây người ta thường đọc thấy những bài báo kiểu như "Tại sao các máy bay chiến đấu KQ Ấn Độ rớt khỏi bầu trời?" hay "Tại sao liên tiếp có các vụ tai nạn máy bay chiến đấu ở Ấn Độ?" trong đó nêu ra những nguyên nhân khủng khiếp khiến thực lực của Không quân quốc gia Nam Á này bị suy giảm nghiêm trọng.

Không chỉ máy bay chiến đấu cũ rơi, đến ngay cả những máy bay chiến đấu tiên tiến như Su-30MKI hay Mirage-2000 cũng gặp nạn nhiều không đếm xuể. Vậy nguyên nhân thực sự của những sự cố liên tiếp và dồn dập này là do đâu?

Đằng sau những tai nạn thảm khốc chính là sự sụp đổ của Liên Xô?

Rất nhiều người Ấn Độ nghĩ rằng KQ Ấn Độ phải đối mặt với những tai nạn máy bay chiến đấu kinh hoàng bởi lỗi kỹ thuật, trong đó có hỏng hóc hệ thống và thiết kế Fly-by-Wire có vấn đề. Các dòng MiG-21 và MiG-27 chiếm tỷ lệ lớn trong số những vụ tai nạn.

Vài năm trước, người phát ngôn Không quân Ấn Độ tuyên bố nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tỷ lệ máy bay chiến đấu của nước này ở mức cao nhất thế giới là do thiếu phụ tùng thay thế của động cơ vốn nhập từ Liên Xô trước những năm 1990.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, việc sản xuất phụ tùng và cung cấp dịch vụ giảm tới 60% so với thời Chiến tranh lanh. Kể từ năm 1993, các thảm họa đối với dòng chiến đấu cơ MiG bắt đầu trở nên dồn dập với khoảng hơn 150 chiếc MiG ở tất cả các biến thể đã bị rơi, cướp đi mạng sống của tới 250 người, tính đến năm 2012.

Lấy ví dụ sẽ là một vụ tai nạn đối với những chiếc máy bay huấn luyện MiG-23UB mà KQ Ấn Độ mua của Liên Xô trong giai đoạn 1980 cùng đợt với 150 tiêm kích đánh chặn MiG-23MF và máy bay cường kích MiG-23BN.

Nguyên nhân đằng sau nó là trong khi các máy bay MiG-23 buộc phải nghỉ hưu non, bị loại biên vì thiếu phụ tùng thay thế thì MiG-23UB được vẫn giữ lại để làm nhiệm vụ huấn luyện các phi công của máy bay cường kích MiG-27.

phi cong kq an do kinh hai voi nhung quan tai bay ke ca su 30mki lo ly do khung khiep

Tiêm kích MiG-23 của Không quân Ấn Độ.

Dẫu vậy, kể từ khi IAF tiến hành quá trình loại biên, xuất phát với những chiếc tiêm kích MiG-21FL đầu tiên từ năm 2013 thì dự kiến phải tới tận năm 2025 thì những chiếc MiG-21 Bison và MiG-27 cuối cùng mới rời khỏi biên chế chiến đấu.

  • Việt Nam sẽ tiếp nhận khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry cỡ lớn của Mỹ?

  • "Cá lớn" S-300 Syria bị lộ: Cơ hội ngon ăn để Israel đánh một trận sạch không kình ngạc?

  • Moscow sẽ bị vô hiệu hoá vào giờ "X": Kịch bản đặc biệt nguy hiểm

Hầu hết những phi công thiệt mạng trong các vụ rơi tiêm kích MiG-21 là phi công mới, điều đó chỉ ra một vấn đề khác đó là Ấn Độ từ lâu đã không mua máy bay huấn luyện phản lực mới. Các phi công mới chuyển loại thẳng từ máy bay huấn luyện cánh quạt lên máy bay chiến đấu siêu âm như MiG-21.

Chính điều này đã gây ra những thảm họa, bởi tiêm kích MiG-21 là một loại chiến đấu cơ rất khó để chinh phục. Thêm nữa, họ (phi công Ấn Độ) phải bay một mình trên những chiếc tiêm kích cũ kỹ, có chất lượng kém cả về động cơ lẫn hệ số kỹ thuật, nên rất dễ hiểu tại sao MiG lại bị rơi nhiều đến thế.

Vấn đề đối với tiêm kích MiG-21 của Ấn Độ được cho rằng đã không còn nữa vào năm 2006, năm mà không có chiếc tiêm kích MiG-21 nào bị rơi.

Ấn Độ đã cải thiện quy trình báo dưỡng, nâng cao chất lượng phụ tùng dự trữ và đổi mới công tác đào tạo phi công khiến người ta tin là MiG-21 không còn phải là "quan tài bay" hay là loại máy bay chiến đấu nguy hiểm nhất nữa. Tuy nhiên, để duy trì máy bay tốt ngày càng đắt đỏ.

Ấn Độ đã giảm được hơn 50% số vụ tai nạn đối với máy bay quân sự trong vòng 1 thập kỷ qua, tuy nhiên những máy bay MiG vẫn tiếp tục được mệnh danh là "quan tài bay".

phi cong kq an do kinh hai voi nhung quan tai bay ke ca su 30mki lo ly do khung khiep

Tiêm kích MiG-21 của Ấn Độ.

Vấn đề của Ấn Độ đối với các máy bay MiG không phải là quá đặc biệt. Bảo dưỡng sơ sài và công tác huấn luyện yếu kém là những nguyên nhân chính khiến 1 nửa số MiG bị rơi trên thế giới.

Tuy nhiên, với Ấn Độ thì đây là thảm họa tồi tệ do họ huấn luyện phi công chiến đấu theo những tiêu chuẩn phương Tây trên máy bay Nga - những loại không được thiết kế để dùng nhiều trong thời bình.

Trong khi đó, MiG-21 và MiG-23/27 lại có thiết kế khác nhau hoàn toàn, tất cả đều rất khó bay và bảo dưỡng. Trong vòng vài năm qua, tất cả MiG-23 của Ấn Độ phải bị loại biên do độ tin cậy thấp và những vấn đề về an toàn bay.

Nguyên nhân rất đơn giản, những máy bay này ngốn rất nhiều chi phí để bảo dưỡng trong khi lại quá nguy hiểm để bay. Tuy nhiên, Ấn Độ không phải là một cá biệt, bên cạnh đó là Nga, quốc gia cũng có vấn đề đối với chính những máy bay chiến đấu do mình chế tạo.

Mỹ có tỷ lệ tai nạn máy bay khá thấp

Theo chuyên gia Harsh Bardhan (Ấn Độ), trong suốt thời chiến tranh Lạnh, Mỹ đã có trong tay vài chục chiếc máy bay Nga để huấn luyện phi công tiêm kích của họ. Bất chấp những nỗ lực cao nhất để giữ cho các máy bay hoạt động được, nhưng họ vẫn có tỷ lệ tai nạn vào khoảng 100 trên 100.000 giờ bay. Với Mỹ, tỷ lệ này là quá cao.

Đối với máy bay tiêm kích tàng hình F-22, tỷ lệ tai nạn là khoảng 6 trên 100.000 giờ bay, bởi đây là dòng chiến đấu cơ thế hệ mới nhưng so với các tiêm kích F-15 và F-16 có tỷ lệ tai nạn chỉ khoảng 3-4 trên 100.000 giờ bay, con số đó vẫn cao.

Ấn Độ, quốc gia sử dụng hầu hết máy bay có xuất xứ từ Nga cũng chỉ có tỷ lệ tai nạn 6-7 trên 100.000 giờ bay so với tỷ lệ chung của Không quân các nước NATO là từ 4-5.

B-52 có tỷ lệ tai nạn thấp nhất trong số các loại máy bay ném bom chiến lược của Mỹ (dưới 1,5 trên 100.000 giờ bay). Đối với B-1 tỷ lệ này là 3,48. So sánh giữa các máy bay ném bom chiến lược siêu thanh B-1 và B-2 hiện đại hơn thì B-52 được ví như chiếc xe tải bay với độ an toàn cao và chi phí rẻ nhất.

phi cong kq an do kinh hai voi nhung quan tai bay ke ca su 30mki lo ly do khung khiep

Tiêm kích MiG-21 của Ấn Độ.

Su-30MKI hiện đại cũng chung số phận

Bên cạnh các máy bay MiG, dòng tiêm kích chiếm ưu thế trên không chủ lực Su-30MKI của Không quân Ấn Độ cũng phải đối mặt với tỷ lệ tai nạn cao. Tính tới năm 2017, đã có tổng cộng 7 chiếc Su-30MKI bị rơi.

Hơn 200 tiêm kích Su-30MKI hiện có trong biên chế là xương sống của Không quân Ấn Độ, khi tiếp nhận đủ, họ sẽ có tổng cộng 272 chiếc.

Vậy nguyên nhân gì khiến số máy bay Su-30MKI của KQ Ấn Độ rơi ngày càng nhiều?

Một trong những nguyên nhân có thể là Không quân Ấn Độ là một trong số ít lực lượng không quân thế giới luôn phải đối mặt với những xung đột thậm chí là phải đối phó cùng lúc với 2 cuộc chiến tiềm tàng, buộc họ phải bay huấn luyện quanh năm để duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao.

phi cong kq an do kinh hai voi nhung quan tai bay ke ca su 30mki lo ly do khung khiep

Tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ.

Chính vì tần suất hoạt động cao, liên tục đã gây ra những vấn đề đối với máy bay, phi công và nhân viên kỹ thuật, tiểm ẩn tai nạn cao. Nhưng quan trọng là cách mà Không quân Ấn Độ huấn luyện sẵn sàng cho chiến tranh.

Trên thực tế, một cựu chỉ huy không quân cấp cao đã chỉ ra rằng Không quân Ấn Độ thà mất phi công trong khi huấn luyện còn hơn là mất trong khi chiến tranh.

  • Xứng tầm cáo già, Israel khiến cả khối Ả rập phải khiếp sợ cầu xin: Đừng đùa với bậc thầy

  • Thế chiến III sẽ bùng nổ từ ngón tay của Tổng thống Mỹ Donald Trump?

  • Tên lửa tấn công Israel: “Vòm Sắt” ồ ạt khai hỏa, chiến cơ xuất kích nã đạn chưa từng thấy

Một nguyên nhân khác nữa có thể là do thời tiết bất lợi. Khí hậu nhiệt đới ở Ấn Độ là kẻ thù của bất cứ loại máy bay nào. Không khí nóng có thể khiến động cơ không phát huy hết công suất, cánh sẽ có lực nâng thấp hơn so với các máy bay tương tự hoạt động ở châu Âu.

Mặt trời thiêu đốt đường băng cũng được cho là nguyên nhân ảnh hưởng tới an toàn khi hạ cánh. Những yếu tố này buộc phi công Không quân Ấn Độ dù kinh hãi nhưng vẫn phải chung sống, chịu đựng, không cách nào khác.

Va phải chim cũng là một nguyên nhân lớn gây ra các vụ tai nạn máy bay ở Ấn Độ. Không quân nước này ước tính có khoảng 10% số vụ tai nạn liên quan tới máy bay va phải chim, nhất là khi hầu hết các căn cứ sân bay lại nằm gần các khu dân cư đông đúc, nơi mà chim chóc có mật độ rất lớn.

Tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ bị rơi gần Nashik hôm 27/6


Bình Nguyên

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 04/7, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...

Đọc nhiều

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Ngày 07/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari. Đây là phần thưởng nhằm ghi nhận những đóng góp tích cực của Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước.
Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè 2025, 31 em học sinh Mỹ tham gia chương trình tình nguyện quốc tế đã góp sức xây dựng 6 căn nhà nhân ái dành tặng người dân Quảng Ngãi. Việc làm của các em không chỉ để lại dấu ấn đẹp tại địa phương mà còn góp phần thiết thực vun đắp tình hữu nghị Việt - Mỹ.
Khép lại Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" 2025: Dấu ấn thể thao giữa lòng Tây Đô

Khép lại Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" 2025: Dấu ấn thể thao giữa lòng Tây Đô

Trưa ngày 6/7, tại phường Vị Tân, thành phố Cần Thơ, Lễ bế mạc và trao giải Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" lần thứ VI năm 2025 đã chính thức diễn ra trong không khí sôi nổi, hào hứng và đầy cảm xúc.
Giải pháp học tập thân thiện cho trẻ em vùng khó khăn

Giải pháp học tập thân thiện cho trẻ em vùng khó khăn

Với những hoạt động đa dạng, giàu tính tương tác, phương pháp Tăng cường kỹ năng đọc viết cho trẻ em tiểu học (LB) và Hỗ trợ trẻ mầm non làm quen với Đọc viết và Toán (RTL) giúp giờ học trở nên sinh động, dễ hiểu hơn. Nhờ đó, trẻ em ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thêm cơ hội tiếp cận tri thức, làm chủ tương lai.
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ

Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ

Ngày 07/7, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm và đoàn công tác đã đến tỉnh Hủa Phăn dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và Lào; thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và khảo sát khu đất dự kiến xây dựng trụ sở mới cho đơn vị.
Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Từ ngày 01 đến 06/7, tại đặc khu Phú Quốc (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức trưng bày ảnh với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ Hải quân”. Hơn 300 bức ảnh được giới thiệu tại trưng bày đã khắc họa sinh động hình ảnh người lính biển - kiên cường nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời là điểm tựa vững chắc của nhân dân trên địa bàn đóng quân.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động