Phát minh ra loại vải tự làm sạch có thể dùng may đồ cho phi hành gia
Chúng ta biết rằng các sứ mệnh không có thể gặp phải một vấn đề bất ngờ - các vi khuẩn tích tụ bên trong một con tàu vũ trụ bịt kín trong nhiều tháng.
Tuy nhiên, một giải pháp mới đã được các nhà khoa học đưa ra – một loại vải dệt mới gọi là Surfaceskins có khả năng khử trùng chính nó, giết chết hơn 90% vi khuẩn trên bề mặt.
Chất liệu này ra đời từ nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Leeds. Họ đã theo đuổi công trình này trong thời gian 7 năm qua. Cơ chế hoạt động của loại vải này là cho một lượng nhỏ gel rượu khi khử trùng bề mặt vải.
Các nhà nghiên cứu cho biết, nó được chế tạo từ ba loại vải dệt, tạo ra các van nhỏ để chưa gel rượu. Nó cần được thay thế trong vòng 7 ngày và hữu ích đối với các khu vực quần áo mà chúng ta hay chạm vào.
Nhóm nghiên cứu, những người đã thành lập một công ty để thương mại hóa công nghệ này tưởng tượng rằng vật liệu mới sẽ đặc biệt hữu ích đối với các bệnh viện.
Cửa ra vào trong bệnh viện bị nhiều người chạm vào trong một ngày và chỉ cần một người có bàn tay bẩn là đã có thể truyền bệnh cho nhiều người. Nhưng bằng cách che một phần cửa bằng vật liệu mới, nó có thể được giữ vô trùng. Đội cũng đã phát minh ra một tay nắm cửa sử dụng cùng một công nghệ.
Trong các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng Surfaceskins có hiệu quả hơn một tấm cửa tiêu chuẩn, trong thời gian bảy ngày với việc giảm bớt ba loại vi khuẩn gây nhiễm trùng thông thường.
Mark Wilcox, giáo sư về vi sinh học y tế tại trường đại học, người dẫn đầu cuộc thí nghiệm cho biết: “Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng tấm lót cửa Surfaceskins có thể giúp giảm bớt sự ô nhiễm của cửa ra vào do vi khuẩn.
Surfaceskins đưa ra một cách mới để giảm nguy cơ lây lan của vi khuẩn và vi rút trong môi trường bệnh viện và các môi trường khác, nơi tiếp xúc thường xuyên với cửa có thể làm giảm tác dụng của việc vệ sinh bàn tay”.
Tham khảo: Techradar
Billvn