Phát huy vai trò đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho phụ nữ
Phát huy vai trò của tổ tàu, thuyền an toàn, nỗ lực góp phần gỡ "thẻ vàng" IUU
Theo ngư dân Hồ Văn Thu ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, các tổ tàu, thuyền an toàn, hoạt động có quy chế rất rõ ràng, luôn đánh bắt đúng ngư trường theo giấy phép khai thác đã được cấp, không vượt ranh giới ra khai thác ở vùng biển nước ngoài.
|
Cà Mau mong muốn kết nối, phát huy tối đa nguồn lực viện trợ phi chính phủ
Chiều 6/9, Đoàn công tác Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) do Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Phan Anh Sơn làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân tiếp và làm việc với đoàn.
|
Thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội, Hội LHPN tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả. Qua đó, phát huy vai trò đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho phụ nữ, nâng cao vị thế của tổ chức hội.
Chủ động phát hiện, lựa chọn nội dung giám sát
Hội LHPN tỉnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ, vai trò, chức năng của mình đối với các vấn đề chung của phụ nữ. Với lực lượng đông đảo, cán bộ hội từ tỉnh đến cơ sở luôn nhiệt tình, trách nhiệm với công việc, tìm tòi, phát hiện kịp thời những vấn đề “nóng” của xã hội để lựa chọn phương thức giám sát hiệu quả, thực chất.
Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh hằng năm đều xác định nội dung ưu tiên cần giám sát, phản biện, xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể đến từng đơn vị. Các chủ đề giám sát luôn đảm bảo gắn với quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, pháp luật lao động nữ, vụ việc đơn thư kéo dài...
Trong quá trình thực hiện, bên cạnh các hình thức giám sát thường xuyên, giám sát chuyên đề, một số hoạt động giám sát, phối hợp giám sát được hội phụ nữ các cấp thực hiện thông qua “Diễn đàn lắng nghe ý kiến hội viên phụ nữ”. Cách làm này đã mang lại hiệu quả cao, phản ánh thực chất nhất về thực trạng tại thời điểm giám sát.
5 năm qua, các cấp hội phụ nữ tỉnh đã thực hiện 996 cuộc giám sát, riêng cấp tỉnh chủ trì giám sát 11 chương trình, phối hợp giám sát 32 chương trình về: Công tác cán bộ nữ trước đại hội đảng các cấp; thực hiện Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trước kỳ bầu cử; Luật BHXH, Luật BHYT; chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số; Quy chế dân chủ ở cơ sở; pháp luật lao động đối với lao động nữ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị dịch vụ công thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải; ATTP trong các trường học có bữa ăn, bếp ăn bán trú; công tác vệ sinh môi trường; các nghị quyết của HĐND tỉnh liên quan đến phụ nữ, trẻ em...
Các vụ việc giám sát, phản biện theo đơn thư khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài liên quan đến phụ nữ theo chỉ đạo của tỉnh có nhiều chuyển biến. Riêng cấp tỉnh, sau giám sát Hội đã kiến nghị 31 nội dung với Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các ngành chức năng, cấp ủy, UBND các địa phương. Nhiều nội dung kiến nghị đã được UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo các địa phương, được các cấp, các ngành, đơn vị tiếp thu, khắc phục kịp thời; 8 vụ việc đơn thư khiếu kiện kéo dài có liên quan đến phụ nữ, trẻ em, Hội kiến nghị tỉnh, các ngành chức năng bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ, trẻ em...
Trong quý III/2022, Hội LHPN tỉnh đã chủ trì, tham mưu giám sát chuyên đề về việc thực hiện những quy định riêng đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Hội đã tiến hành giám sát trực tiếp 13/20 cơ sở mầm non. Những vấn đề hạn chế, khó khăn, vướng mắc thông qua hoạt động giám sát này đã được Hội chỉ ra, như: Việc thực hiện các quy chế lao động, hợp đồng lao động, thi đua khen thưởng... cho lao động, điển hình là lao động nữ ở các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập; nguồn kinh phí dành cho hoạt động bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ còn hạn chế...
Theo đến cùng việc thực hiện kiến nghị sau giám sát
Có được những kết quả trên phải kể đến vai trò của người đứng đầu tổ chức Hội trong việc tập hợp, bố trí lực lượng để thu thập thông tin, đánh giá thông tin đúng với bản chất từng vụ việc; sự chủ động của tổ chức Hội trong tham mưu nội dung giám sát, phản biện gắn nhiệm vụ đặc thù của Hội. Tổ chức thực hiện giám sát có sự đổi mới, sáng tạo, linh hoạt phù hợp yêu cầu thực tiễn; đội ngũ cán bộ tham mưu không ngừng học hỏi, rèn luyện chuyên môn, kỹ năng, bản lĩnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Quan trọng hơn đó là sự chủ động tham mưu, đề xuất với các cấp ủy về chủ trương tiến hành giám sát nhằm tranh thủ sự lãnh đạo, định hướng của cấp ủy, nhất là việc tổ chức các cuộc giám sát chuyên đề, giám sát trực tiếp. Khi tiến hành hoạt động giám sát, các cấp hội chuẩn bị kỹ đề cương giám sát, gửi trước cho đối tượng giám sát để đảm bảo sự chuẩn bị trọng tâm, sát với nội dung giám sát và có thời gian trao đổi cụ thể về những vấn đề chưa cụ thể, rõ ràng; chú trọng mở rộng thành phần giám sát tùy theo nội dung giám sát.
Hội LHPN tỉnh phân công đồng chí Thường trực Hội đăng ký và trực tiếp làm việc với các cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo các đơn vị, địa phương được giám sát đề nghị quan tâm giải quyết các kiến nghị sau giám sát; phân công cán bộ, ban chuyên môn theo dõi kết quả giải quyết các kiến nghị, đề xuất của các địa phương, đơn vị để có kiến nghị tiếp theo.
Với cách làm như vậy, các báo cáo, kiến nghị sau giám sát và các ý kiến góp ý phản biện của Hội LHPN đã được các cấp, các ngành cơ bản đồng tình, tiếp thu để bổ sung theo đúng quy định, góp phần đưa các văn bản luật, nghị quyết vào cuộc sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phụ nữ.
Chia sẻ trải nghiệm của phụ nữ, đáp ứng chính sách trong đại dịch COVID-19
Chiều 24/8, diễn đàn Phụ nữ Việt Nam – Hàn Quốc lần thứ 9 đã diễn ra với chủ đề "COVID-19 dưới góc độ giới: Trải nghiệm của phụ nữ và đáp ứng chính sách ở Hàn Quốc và Việt Nam".
|
Hợp tác tư pháp Việt - Lào mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân hai nước
Quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Lào nói chung và giữa Bộ, ngành Tư pháp hai nước nói riêng là một phần quan trọng trong tổng thể quan hệ hữu nghị đặc biệt vĩ đại giữa hai Đảng, hai Nhà nước và hai dân tộc Việt Nam và Lào. Trải qua 40 năm, quan hệ hợp tác giữa hai Bộ, ngành Tư pháp Việt Nam-Lào ngày càng gắn bó và phát triển theo hướng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả, với nội dung hợp tác phong phú cả ở cấp Trung ương và ở cấp địa phương, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân hai nước.
|