Pháp hỗ trợ gìn giữ các di sản của Việt Nam
UNESCO luôn đồng hành, cùng bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa các di sản của Cố đô Huế Ngày 07/9, Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) Audrey Azoulay, cùng đoàn công tác đã đến thăm Quần thể di tích Cố đô Huế. Tổng giám đốc UNESCO nhấn mạnh: Chúng tôi luôn quý mến Huế và sẽ cùng đồng hành, phát triển với Huế. Tôi ngưỡng mộ đất nước Việt Nam. Một đất nước gìn giữ văn hóa truyền thống hàng nghìn năm văn hiến của mình. |
Học tiếng Việt để gìn giữ truyền thống dân tộc Bà con gốc Việt tại Campuchia dù gặp nhiều khó khăn trong đời sống vẫn luôn cố gắng vươn lên hòa nhập với xã hội sở tại, đồng thời giữ gìn các giá trị truyền thống của dân tộc, trong đó có tiếng Việt. Hiện nay, với sự trợ giúp từ nhiều nguồn lực, việc học tập của con em người gốc Việt tại đây đang có bước chuyển biến mạnh mẽ. |
Dự án được thực hiện tại Thừa Thiên - Huế với mục tiêu cụ thể hóa các hoạt động hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức văn hóa Pháp và Việt Nam; phát huy, gìn giữ các di sản thiên nhiên và văn hoá của Việt Nam.
Tại buổi họp báo, Bà Frédérique Horn, Tùy viên Hợp tác và Hoạt động Văn hóa, Tổng Lãnh sự quán Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, dự án "Chia sẻ và Gìn giữ Di sản Việt Nam" tập trung vào 3 lĩnh vực chính, gồm: tập huấn về chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công tác trong ngành bảo tàng của Việt Nam; phát triển các chương trình đào tạo về "ngành nghề bảo tàng" tại các trường đại học ở Việt Nam; hỗ trợ xây dựng, thiết kế các dự án thí điểm trong bảo tồn di sản tại ba miền của Việt Nam.
Ông Cédric Lesec, Giám đốc đối ngoại Bảo tàng Confluences, Pháp, phát biểu tại buổi họp báo (Ảnh: TTXVN). |
Được điều phối bởi Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Dự án có sự tham gia của các bảo tàng nghệ thuật, bảo tàng khoa học về con người, bảo tàng lịch sử tự nhiên, trung tâm khoa học và kỹ thuật, khu bảo tồn thiên nhiên, trường đại học và chính quyền các cấp của hai nước Pháp và Việt Nam. Dự án được Chính phủ Pháp tài trợ 14 tỷ đồng trong hai năm (2022 - 2024)và sẽ được bổ sung thêm bởi các đối tác khác của Pháp.
Tại Thừa Thiên - Huế, Dự án sẽ tổ chức 3 khóa tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ bảo tàng trên địa bàn tỉnh về đón tiếp công chúng; truyền đạt nội dung và truyền thông; bảo tàng và phát triển bền vững; quản lý và bảo quản bộ sưu tập. Đồng thời, các khóa học trực tuyến nhằm củng cố các kiến thức của những khóa tập huấn trên sẽ được tổ chức vào giữa năm 2023 và sẽ được chia sẻ rộng rãi đến toàn bộ cán bộ công tác tại các bảo tàng trên địa bàn tỉnh.
Trước đó, trong khuôn khổ dự án FSPI "Chia sẻ và Giữ gìn di sản Việt Nam", Đoàn Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc tại Nhà Trưng bày Hoàng Sa, TP Đà Nẵng. Thành phần của Đoàn bao gồm Bà Frédérique Horn; Bà Hoàng Diệu Quỳnh, Chuyên trách dự án và đối tác, Viện Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh và các chuyên gia đến từ Bảo tàng Confluences- Musée des Confluences tại thành phố Lyon, Pháp.
Tại buổi làm việc, Nhà Trưng bày và Đoàn công tác cùng thảo luận và chia sẻ thêm về mong muốn hợp tác trong việc sưu tầm các tư liệu, hiện vật trong thời kỳ 1884 – 1954 của Pháp tại Việt Nam liên quan đến quá trình quản lý hành chính tại quần đảo Hoàng Sa.
Giữ gìn và phát triển quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào Tối 2/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào đã long trọng tổ chức tiệc chiêu đãi kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và kỷ niệm 60 năm ngày Việt Nam - Lào thiết lập quan hệ ngoại giao. |
Hợp tác khai thác, phát triển du lịch của các tỉnh có di sản Then Sáng 4/9, UBND tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Bắc Giang, Điện Biên, Lai Châu, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Lào ai tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch. |