Phải làm thế nào để kích thích văn hóa đọc trong mỗi người?
Tại sao lại thế?
Một độc giả chuyên nghiệp, nhà văn và cũng là một nhà phê bình nổi tiếng, Tim Parks, đã viết trên New York Review of Books essay rằng: “ Hoàn cảnh của chúng ta hôm nay khác xa so với 50 hay thậm chí chỉ là 30 năm về trước. Tất cả những khoảng thời gian dành cho việc đọc sách đều cần phải được nghĩ tới và lên kế hoạch từ trước.”
Đến một lúc nào đó khi bạn suy nghĩ về những cuốn sách, bạn nhất định sẽ tìm ra thời gian để đọc nó.
Điều làm cho vấn đề này ngày càng trở nên nghiêm trọng đó là việc quản lí thời gian hàng ngày dường như là không đủ. Những trang web ngày nay vẫn luôn phủ đầy những mẹo hay khuyến khích văn hóa đọc với khẩu hiệu: “Hãy từ bỏ TV” hay “Hãy luôn luôn mang sách bên cạnh bạn”. Thế nhưng, những phương pháp như kiểu “hãy dành 30 phút đọc sách mỗi ngày” thực sự không hiệu quả.
Hãy ngồi xuống để đọc và những vòng quay của suy nghĩ sẽ khiến cho bạn tiếp tục. Hoặc đến một lúc nào đó, khi bạn cảm thấy dường như đã kiệt sức thì biết đâu một cuốn sách hấp dẫn lại chính là những gì mà bạn cần?
Khi mà cuộc sống đưa chúng ta đến với những suy nghĩ hiện đại thì truyền thông thực sự đã chiếm quá nhiều thời gian hàng ngày của một người. Không đơn thuần là người đó bị gián đoạn thời gian đọc sách, mà chính xác hơn là họ tự nguyện để bản thân bị như vậy. Việc đọc sâu không chỉ cần thời gian, mà là khoảng thời gian đặc biệt khi bạn không bị ảnh hưởng bởi thứ gì đó khác. Điều này giúp cho việc đọc trở nên có hiệu quả hơn.
Trên thực tế, làm thế nào để đọc sách hiệu quả hơn chính là một phần của vấn đề. Suy nghĩ về thời gian như một nguồn lực tối đa đồng nghĩa với việc bạn sẽ chỉ dành một khoảng thời gian vừa đủ cho việc đọc sách thay vì bạn cố gắng đọc để hoàn thành một mục tiêu nào đó. Tuy nhiên, đọc sách thực sự cần bạn phải đánh đổi nhiều thứ. Sẽ có những lúc đọc không hiệu quả, trượt mục tiêu, và sẽ có lúc bạn cảm thấy là bạn đang phí phạm thời gian của bản thân.
Hãy cố gắng hoàn thành những gì bạn đã đề ra trong danh sách công việc hằng ngày theo cách mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.
Tương lai giống như một chiếc bình rỗng mà mọi nỗ lực làm đầy bình của chúng ta dường như vô hạn và không bao giờ là đủ. Chúng ta đều cảm nhận được những chiếc bình mang theo nó những kích cỡ khác nhau ( ngày, giờ, phút) đã qua đi mà không hề được lấp đầy. Đó là khi chúng ta đã lãng phí chúng. Thế nhưng, tuyệt đối đừng bao giờ nghĩ rằng bạn sẽ đánh mất khoảng thời gian của bản thân cho một quyển sách.
Vậy chúng ta cần phải làm gì?
Thực chất, công việc chúng ta cần làm ngay bây giờ chính là lên kế hoạch cho việc đọc sách thường xuyên. Bạn có thể nghĩ rằng điều này sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy căng thẳng đầu óc, thế nhưng sự thật là những hành động như thế sẽ giúp chúng ta tiết kiệm những khoảng thời gian đang trôi qua phung phí và thay vào đó là giúp chúng ta hiểu thêm về thế giới, đưa ta đến khoảng thời gian dành cho tâm hồn.
Hãy thử đọc sách trên cùng một chiếc ghế, ở cùng một nơi mỗi ngày. Bạn có thể tự hình thành thói quen cho bản thân bằng cách này hay cách khác. Bạn cũng có thể tự giới hạn bằng cách chỉ đọc sách khoa học, hay là đọc sách qua mạng.
Khẩu hiệu “luôn mang theo một cuốn sách” thực sự có thể hiệu quả với bạn. Khi mà bạn dành thời gian và tâm trí để đắm chìm hoàn toàn vào một cuốn sách, thì đến một khoảng thời gian nào đó, khi mà sự thường xuyên của bạn là vừa đủ, việc đọc sách sẽ như một việc được mặc định trong đời sống sinh hoạt mỗi ngày của bạn.
Vào một ngày đẹp trời nào đó, chúng ta sẽ chẳng còn suy nghĩ rằng ta phải dành thời gian cho việc đọc sách, mà khi đó ta sẽ chỉ đọc như một thói quen.
Khánh Linh