Nuôi con như năm “một ngàn chín trăm hồi đó” sao dễ thở quá, không như chúng ta bây giờ
Thỉnh thoảng ngồi một mình suy nghĩ tôi lại nhận thấy tôi và cách nuôi dạy con của tôi có vấn đề. Lúc nào cũng hối hả, vội vàng, cố gắng để bắt kịp với xã hội. Tôi thấy mình chẳng còn thời gian để hít thở và vui vẻ nữa. Gần đây, tôi quyết định mình nên sống đơn giản hơn một chút: ít đồ dùng, ít ghi chú vào lịch, và ít so sánh gia đình tôi với những gia đình khác.
Tôi nhận ra cách nuôi dạy con của mình có vấn đề. (Ảnh: Internet)
Tôi bắt đầu nhận ra quá trình sống chậm này khi nhớ lại lúc trong lúc nuôi dạy tôi, mẹ tôi chẳng phải chạy đằng sau tôi trong sự hối hả để làm điều tiếp theo khi việc hiện tại còn chưa xong. Mẹ tôi cũng phải đi làm và mẹ từng nhiều lần bảo bà biết chúng tôi sẽ tự tìm thấy trò tiêu khiển mỗi khi mẹ vắng nhà và biết cách liên lạc với mẹ lúc cần thiết.
Tôi quyết định trò chuyện với mẹ về vấn đề này. Tôi không biết mẹ có cùng quan điểm với tôi không, rằng bố mẹ hiện đại giờ quá khác so với bố mẹ những năm “một ngàn chín trăm hồi đó”. Và như tôi nghĩ, mẹ cũng cho rằng các phương tiện truyền thông là thủ phạm gây nên sự khác biệt này.
“Bây giờ có quá nhiều sự lựa chọn, thông tin hơn ngày trước. Con vào Facebook, nhìn thấy mọi người vui vẻ, làm việc này việc kia, và con sẽ bắt đầu cảm thấy con cũng phải làm những việc đó thay vì ngồi ở nhà thưởng thức bữa tiệc nướng”, mẹ bảo với tôi như thế. Và mẹ đã đúng. Ngồi nhìn màn hình xem “xã hội”, ai cũng sẽ dễ dàng có cảm nhận cuộc sống mình sao quá nhàm chán, không sôi động như mọi người.
Sự cạnh tranh, quá tải, bận rộn - những xu hướng của ngày nay mà tôi tự hỏi không biết có bố mẹ nào không bị cuốn vào hay không. Bài tập về nhà của con cái, những sự kiện xã hội đã khiến gia đình hiện đại chẳng còn thêm thời gian để thực hiện bất kì kế hoạch đặc biệt nào cho gia đình.
Mẹ cười lớn rồi bảo ngày nay, thay vì gọi cho ai đó để nói: “Đến công viên ăn kem thôi nào”, hầu hết đều lên kế hoạch thư giãn 15 phút ăn kem giữa 2 tuần bận rộn bởi đó là tất cả thời gian mà mọi người có.
Những bà mẹ của năm “một ngàn chín trăm hồi đó” chẳng bao giờ cạnh tranh với nhau. Họ chỉ làm việc của mình mà thôi. Đi làm hoặc ở nhà nội trợ rồi tự nuôi dạy con cái. Họ chẳng bao giờ lo lắng liệu con mình có gì làm hay không hay con có chán không. Tôi nhớ mẹ chẳng bao giờ quan tâm đến việc tôi có thấy chán không nữa. Tôi lúc nào cũng phải tự biết lấp đầy sự nhàm chán ấy.
Tôi biện hộ việc tôi lúc nào cũng bận rộn và làm nhiều thứ như thế chỉ mong muốn con mình có cuộc sống tốt nhất. Nhưng thế nào là tốt nhất?
Tôi nhận ra mình có thể trở thành một bà mẹ tốt khi đừng quá can thiệp vào cuộc sống của con. Tôi không cần phải quá lo lắng, không cần phải đăng ký cho con tham gia tất cả các môn thể thao, hay cắm trại bởi vì bạn của chúng đã tham gia hết rồi.
Tôi không cần phải quá lo lắng, không cần phải đăng ký cho con tham gia tất cả các môn thể thao, hay cắm trại bởi vì bạn của chúng đã tham gia hết rồi. (Ảnh: Internet)
Tôi nhớ khi mình lớn lên, tôi có thời gian để suy nghĩ, để mộng mơ và không phụ thuộc vào việc có bạn bè cùng làm hay không. Những ký ức đó theo tôi đến tận bây giờ. Đó là thời thơ ấu của tôi và tôi cũng muốn con được như vậy.
Sống chậm lại không phải là điều dễ dàng, đặc biệt khi chúng ta như con chuột hamster đã bị chạy trên bánh xe quá lâu. Nỗi sợ hãi chắc chắn sẽ xảy ra. Tôi biết tôi hoàn toàn sai, hoàn toàn có lỗi trong việc này. Hãy làm bố, làm mẹ theo cách chúng ta cảm nhận là đúng, đừng để những lời nói trong đầu “phải làm việc này, việc kia vì người khác đã làm” làm phiền tâm trí bạn nữa. Hãy nghe theo trực giác của chính mình.
(Nguồn: babble)
Newben