Nữ tiến sĩ gốc Việt mở hướng ứng dụng điều trị ung thư tại Singapore
![]() |
![]() |
![]() |
Lê Anh Phương trong ngày tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Singapore, tháng 6/2016 (Ảnh:NVCC) |
Lê Anh Phương sinh ra, lớn lên ở thành phố Hồ Chí Minh, hiện là nghiên cứu sinh Viện Cơ Sinh học, Đại học Quốc gia Singapore (NUS). Vốn mê nghiên cứu khoa học cơ bản về tế bào, cô đi tìm hướng mới cho nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Quá trình điều hòa chu trình tế bào chết đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và tìm ra các phương pháp điều trị ung thư. Làm thế nào để điều hòa chu trình tế bào chết trong cân bằng nội mô vẫn luôn là vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu.
Thay vì tìm các con đường tín hiệu hóa học để điều hòa chu trình tế bào chết, tiến sĩ Phương tìm cách nghiên cứu tính chất vật lý của sự kết dính tế bào và khung xương tế bào thay đổi như thế nào để chu trình chết của tế bào không làm tổn thương mô.
Biểu mô có nhiệm vụ trao đổi chất và bảo vệ cơ thể khỏi các xâm lấn từ môi trường như phóng xạ, vi sinh vật gây bệnh. Các tế bào biểu mô phải tiếp xúc với những ảnh hưởng vật lý, hóa học từ môi trường, nên nhanh chóng chết đi, khiến các tế bào xung quanh phải phân chia để tạo biểu mô mới, phát ra tín hiệu để loại bỏ một số tế bào cũ, đảm bảo số lượng tế bào luôn ở mức cân bằng và giữ cấu trúc biểu mô ổn định. Đây chính là quy trình cân bằng nội mô. Ngược lại nếu mất đi sự cân bằng này, nhiều tế bào phân chia mà không có tế bào chết, dễ dàng phát sinh khối u.
Nghiên cứu của tiến sĩ Phương chỉ ra, tế bào khi đi vào chu trình chết, sẽ mất tính kết dính với các tế bào xung quanh và có thể để lại vết thương trên biểu mô. Khi đó các tế bào xung quanh phải thay đổi khung xương để nhanh chóng đạt được trạng thái kết dính ban đầu, làm cân bằng nội mô, hạn chế xuất hiện khối u gây ung thư.
Lê Anh Phương chia sẻ: "Các kết quả nghiên cứu về sự kết dính tế bào và khung xương tế bào sẽ mở ra nhiều hướng ứng dụng trong chế tạo thuốc và phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh ung thư". Các kết quả nghiên cứu này đang trong quá trình xét duyệt trên tạp chí khoa học quốc tế NCBI.
Dường như tiến sĩ Phương có duyên với các nghiên cứu liên quan đến nguồn gốc của căn bệnh ung thư. Từ năm 2013, khi đó mới là sinh viên năm thứ 4 chị bắt tay nghiên cứu và phát hiện ra chất chỉ dấu ung thư đặc hiệu cho bướu diệp thể ở vú. Khi đó các nghiên cứu về bướu diệp thể ở vú, tác nhân gây ung thư vú còn rất ít, chưa có chất chỉ dấu đặc hiệu cho loại bệnh này. Phát hiện này giúp chị đạt giải Nhì thuyết trình khoa học tại Hội thảo Sinh viên Quốc tế về Khoa học Y Sinh (ISCOMS) ở Hà Lan. Nhờ kết quả nghiên cứu xuất sắc và đạt học bổng của trường, cô được học thẳng lên tiến sĩ, trở thành nghiên cứu sinh Viện Cơ Sinh học, NUS.
"Tôi luôn thích nghiên cứu khoa học cơ bản về tế bào, vì tế bào là đơn vị của sự sống. Có 30 nghìn tỷ tế bào trên cơ thể người. Làm sao để từng tế bào hoạt động độc lập liên kết với nhau, tạo thành các cơ quan với chức năng riêng và tạo thành cơ thể sống; các nguyên tắc nào đảm bảo cho điều đó và bị phá vỡ ra sao trong bệnh ung thư... là những câu hỏi mà bất kỳ nhà khoa học nào cũng muốn giải đáp theo hướng đi của mình", tiến sĩ Phương giải thích cho việc đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi về căn bệnh ung thư, phải hiểu về nguồn gốc của ung thư, đó là tế bào.
Cô cho rằng khi một câu hỏi được giải đáp thì các kết quả sẽ mở ra nhiều hướng ứng dụng cho việc chế tạo thuốc, phương pháp điều trị cũng như các phương pháp phục vụ cho cuộc sống con người. Điển hình như kết quả về việc tại sao T-cell không thể nhận biết được tế bào ung thư đã dẫn tới việc phát triển liệu pháp miễn dịch (Nobel 2018).
Sắp tới, cô sẽ mở rộng nghiên cứu lên quá trình xâm lấn (khi nội môi bị mất cân bằng) và sự tương tác của tế bào ung thư với môi trường trên mô hình 3D, dựa trên cơ sở nghiên cứu về quy trình tế bào chết trong cân bằng nội mô.
TS Lê Anh Phương tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật y sinh (Biomedical Engineering) tại Viện Cơ Sinh học, Đại học Quốc gia Singapore. Các nghiên cứu của Lê Anh Phương thực hiện chủ yếu về tầm quan trọng của quy trình tế bào chết trong cân bằng nội môi của tế bào biểu mô. Hiện cô là nghiên cứu viên tại Viện Cơ Sinh học, Đại học Quốc gia Singapore; Trưởng ban Khoa học của Ruy Băng Tím, tổ chức phi lợi nhuận về phòng chống ung thư tại Việt Nam.
![]() Giáo sư Vũ Ngọc Tâm một giáo sư trẻ người Việt Nam, hiện đang làm việc tại Khoa Khoa học Máy tính, trường Đại học ... |
![]() Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn là người gốc Việt đầu tiên trở thành viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Úc bởi những đóng góp ... |
![]() Tại Đà Nẵng, tổ chức từ thiện mang tên "Nhà Xuân" được thành lập do bác sĩ người Pháp gốc Việt - Trần Tiễn Chánh ... |
Tin bài liên quan

Tái tạo đồi cát giữa lòng thủ đô Canada - Dự án táo bạo của một Tiến sĩ gốc Việt

Tiến sĩ người Việt được trao giải thưởng Quả cầu vàng năm 2020 về khoa học công nghệ

Nữ tiến sĩ gốc Việt nghiên cứu trị bệnh bằng tơ tằm
Các tin bài khác

Khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ

Ý kiến tâm huyết của chuyên gia Việt kiều về điện hạt nhân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Người Việt tại Nhật hòa chung niềm vui 50 năm ngày thống nhất đất nước
Đọc nhiều

Chiếu phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” cho kiều bào TP.HCM

Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó Điện Biên

Học sinh ở Giang Tây (Huế) sẽ có thêm không gian học tập do Midas Foundation tài trợ

Phát động Giải thưởng thường niên truyền thông về quyền con người năm 2025
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới
Multimedia

[Infographics] Việt Nam tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật thường trực Tổ chức Hải quan thế giới

Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online
[Video] Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay chúc mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2025
![[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/29/09/nguoi-truyen-cam-hung-ve-tinh-yeu-nuoc-20250429094951.jpg?rt=20250429094956?250429105554)
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước

Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
![[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/032025/25/11/croped/video-60-phut-hanh-trinh-thay-doi-cuoc-doi-20250325112448.png?250325023758)
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời

MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
![[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/anhvm/022025/11/15/FSave.com_Facebook_Media_004_662439456116001v_21.jpg?250228123313)
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
![[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/022025/07/14/video-du-khach-quoc-te-trai-nghiem-le-phat-dau-nam-tai-chua-tam-bao-da-nang-20250207142038.jpg?rt=20250207142058?250228123446)
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)

Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực

Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
![[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/21/14/video-ban-hoa-ca-tinh-huu-nghi-chao-nam-moi-2025-20250121142351.jpg?rt=20250121142354?250121023412)
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
![[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/15/20/croped/video-30-nam-quan-he-viet-nam-hoa-ky-tu-chien-tranh-den-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-20250115205111.jpg?250116064808)
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
![[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/17/13/video-samaritans-purse-va-plan-international-viet-nam-ho-tro-nguoi-dan-viet-nam-phuc-hoi-sau-bao-20241217132215.jpg?rt=20241217132220?241217012643)
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
![[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/16/00/video-tai-thiet-thon-lang-nu-quan-doi-nhan-dan-dong-hanh-xay-dung-tuong-lai-moi-20241216002424.jpg?rt=20241216002428?241216073321)
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
![[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/17/10/video-to-chuc-cuu-tro-tre-em-va-hanh-trinh-10-nam-thay-doi-cuoc-song-tre-em-vung-cao-20241217105602.jpg?rt=20241217105608?241217105833)
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
![[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/112024/13/22/video-kinh-nghiem-tham-quan-bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-moi-20241113223209.jpg?rt=20241113223215?241114120724)
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới

Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?

Thời tiết hôm nay (24/5): Cả nước có mưa, miền Bắc sắp đón không khí lạnh

Thời tiết hôm nay (18/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

9 địa điểm du lịch nổi tiếng của Scotland

Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
