Ninh Thuận: Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo
Chống khai thác IUU: Vẫn còn nhiều thách thức |
Vẫn ra khơi như trăm năm dân biển đi về |
Ngày mai, Ủy ban Châu Âu kiểm tra việc khắc phục “thẻ vàng” trong khai thác thủy sản |
Khai thác hải sản được xác định là một trong sáu nhóm ngành kinh tế đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế biển của Ninh Thuận giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Vì vậy, tỉnh đẩy mạnh triển khai các giải pháp để nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ, thúc đẩy phát triển kinh tế biển bền vững.
“Tàu 67” của ngư dân Ninh Thuận neo đậu tại bến cá Mỹ Tân (xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải). |
Nâng cấp tàu cá, trang bị máy móc hiện đại
Những năm trước đây, Ninh Thuận tuy có tiềm năng phát triển kinh tế biển nhưng do nguồn lực hạn chế, số tàu thuyền công suất nhỏ còn chiếm tỷ lệ khá cao, các tiến bộ kỹ thuật chậm được áp dụng vào trong khai khác nên hiệu quả khai thác hải sản đạt thấp.
Thực hiện chính sách đầu tư đóng mới thay thế đội tàu khai thác hải sản cũ bằng đội tàu tiên tiến, hiện đại, thời gian qua bằng các nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và địa phương, Ninh Thuận đã tích cực vận động, hỗ trợ ngư dân đóng mới, cải hoán tàu cá, đến nay toàn tỉnh có hàng trăm tàu cá có chiều dài thân tàu từ 15m trở lên đủ điều kiện đăng ký tham gia khai thác xa bờ theo quy định của Luật Thủy sản mới 2017.
Đáng chú ý, để giúp ngư dân vững vàng vươn khơi, nâng cao hiệu quả khai thác và tham gia bảo vệ vùng biển chủ quyền của Tổ quốc, thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ - CP, Nghị định 89/2015/NĐ - CP của Chính phủ, Ninh Thuận phê duyệt 43 dự án vay vốn tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu cá với tổng dự toán gần 490 tỷ đồng.
Đến nay, cả 43 dự án đều đã hoàn thành, đi vào hoạt động gồm 1 tàu vỏ thép, 24 vỏ composite và 18 tàu vỏ gỗ.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng tiếp tục phê duyệt chính sách hỗ trợ cho 12 chủ tàu đăng ký đóng mới theo Nghị định 17/2018/NĐ-CP.
Nhiều ngư dân đã tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, mạnh dạn đăng ký đóng mới, nâng cấp các tàu cá với trang thiết bị máy móc hàng hải hiện đại. Nhờ đó, năng lực khai thác tàu cá của xã không ngừng tăng lên.
Ngư dân Nguyễn Văn Vinh (xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải), chủ “tàu 67” số hiệu NT 91359 TS, công suất 829 CV hành nghề lưới vây rút chì cho biết, trước đây tàu nhỏ nên gia đình không dám vươn xa. Được hỗ trợ vốn vay từ Nghị định 67, gia đình bỏ thêm vốn đầu tư đóng mới tàu cá vỏ composite dài 24 mét trị giá gần 13 tỷ đồng. Năm 2018, tàu bắt đầu vươn khơi, nhờ áp dụng công nghệ hiện đại vào khai thác nên mỗi chuyến biển đánh bắt được hàng chục tấn hải sản, sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi trên 1 tỷ đồng/năm.
Theo đánh giá của UBND xã Thanh Hải, đội “tàu 67” từ khi hạ thủy đến nay, các chủ tàu đã tích cực tham gia khai thác xa bờ. Bình quân mỗi năm khai thác sau khi trừ chi phí, các chủ “tàu 67” còn lãi từ 900 triệu đến trên 1 tỷ đồng. Có được điều này là nhờ các tàu được trang bị máy móc, ngư lưới cụ đồng bộ, hiện đại, cộng với nắm bắt kỹ thuật khai thác nên đội ‘tàu 67” của địa phương phát huy hiệu quả.
Ông Đặng Văn Tín, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận cho biết, cùng với hiện đại hóa đội tàu cá, Ninh Thuận chú trọng xây dựng các mô hình tổ, đội đoàn kết khai thác trên biển, tỉnh thành lập được 170 tổ với trên 1.000 tàu cá tham gia.
Đội tàu đánh bắt xa bờ mà nòng cốt là các “tàu 67” đã góp phần đưa sản lượng khai thác hải sản tăng nhanh, các loài cá, mực, tôm có giá trị kinh tế cao chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu hải sản khai thác. Từ đầu năm 2020 đến nay, tổng sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh đạt 118.690 tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ 2019, ông Đặng Văn Tín cho biết thêm.
Đánh bắt xa bờ góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo
Theo kế hoạch, Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển đột phá về các ngành kinh tế biển theo sáu nhóm ngành, trong đó ưu tiên phát triển nuôi trồng và khai thác hải sản để khai thác tiềm năng tài nguyên biển của địa phương.
Theo đánh giá của ngành thủy sản Ninh Thuận, đội tàu khai thác xa bờ đã tạo điều kiện thuận lợi giúp ngư dân đủ sức vươn khơi khai thác, bám biển, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc.
Là quốc gia nằm ở ven Biển Đông, Việt Nam có bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam, với hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ. Vùng biển nước ta có nhiều tài nguyên, là nơi tập trung nhiều ngành kinh tế trọng điểm của đất nước; vùng ven biển có mật độ dân cư lớn. Việc kết hợp phát triển đánh bắt xa bờ gắn liền với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, đặc biệt là trên hướng biển, đảo cũng là chủ trương của Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Đội tàu cá tỉnh Ninh Thuận vươn khơi khai thác hải sản. |
Trên thực tế, kinh tế biển có bước phát triển khá mạnh ở các tỉnh, thành phố ven biển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, như: du lịch biển, đảo; khai thác và chế biến hải sản; phát triển các khu kinh tế ven biển; hệ thống giao thông của các địa phương ven biển có sự đầu tư, phát triển nhanh, đồng bộ hơn. Theo đó, đời sống, mức sống của nhân dân ở ven biển và trên các đảo được cải thiện, nâng lên rõ rệt cả về vật chất, tinh thần. Đi đôi với phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh tuyến biển, đảo cũng được củng cố, tăng cường, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc, kiềm chế xung đột, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ông Đặng Văn Tín, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận cho biết, theo định hướng phát triển nghề cá giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Ninh Thuận tiếp tục tổ chức lại nghề khai thác hải sản theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu đội tàu và cơ cấu nghề khai thác vùng lộng một cách hợp lý; tăng năng lực đội tàu khai thác xa bờ theo hướng phát triển các nghề lưới vây, nghề câu, nghề chụp, lưới rê hỗn hợp để khai thác các loài hải sản ở vùng khơi cho giá trị kinh tế cao.
Bên cạnh đó, để xây dựng nghề cá phát triển bền vững, có trách nhiệm trong thời kỳ hội nhập quốc tế, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh triển khai các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hoạt động tàu cá để góp phần khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định) của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản Việt Nam thông qua việc triển khai đồng bộ các giải pháp: Lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát hoạt động tàu cá để ngăn chặn, không xâm phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài, truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác, tăng cường tuyên truyền pháp luật khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi hải sản, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Trong năm 2021, Ninh Thuận đề ra kế hoạch có 785 tàu dài từ 15 mét trở lên tham gia khai thác xa bờ, tổng sản lượng thủy sản khai thác đạt 113.500 tấn, khai thác hải sản xa bờ chiếm từ 65 - 70% sản lượng hải sản khai thác.
Vẫn ra khơi như trăm năm dân biển đi về Là một người từng có hơn 10 gắn bó với biển đảo, nhà báo Gia Tưởng đã ra khơi cùng ngư dân cả những ngày ... |
Đưa ngư dân Việt đi khai thác thủy sản trái phép bị phạt tới 100 triệu đồng TĐO - Phạt tiền từ 7-100 triệu đồng đối với chủ tàu cá hoặc thuyền trưởng hoặc tổ chức, cá nhân có hành vi môi ... |
Tăng cường xử lý đối tượng trục lợi từ chính sách hỗ trợ khai thác thủy sản TĐO - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Công an điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các ... |