Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
13:40 | 22/07/2017 GMT+7

Những nội dung đáng chú ý trong Quyết định phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2

aa
Chính phủ vừa ra Quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” (trong bài này gọi tắt là Quyết định).

Quyết định này có một số nội dung quan trọng, đáng chú ý như sau.

Thứ nhất, Quyết định quy định Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cùng với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng phương án tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đến năm 2020 để đáp ứng đủ vốn theo chuẩn mực vốn của Basel II.

Với quy định trên, trong vòng mấy năm tới đây có lẽ sẽ hiếm khi còn tình trạng Bộ Tài chính “đòi” các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước phải chia cổ tức như đã từng xảy ra vừa qua, mặc dù đã không nhận được sự đồng thuận từ các ngân hàng này với giải trình rằng họ cần bổ sung vốn từ lợi nhuận kinh doanh để đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu cao hơn. Tất nhiên là các ngân hàng thương mại này cũng có thể tiếp tục chia cổ tức cho cổ đông Nhà nước nếu họ “ăn nên làm ra”, lợi nhuận thu được vượt mức cần có để bổ sung vốn theo phương án được phê duyệt, nhưng điều này là không chắc chắn, tùy thuộc điều kiện thị trường.

Thứ hai, Quyết định quy định Bộ Tài chính phối hợp cùng các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu, xây dựng lộ trình và bố trí nguồn xử lý các khoản nợ xấu liên quan đến nợ đọng xây dựng cơ bản có nguồn gốc từ ngân sách trung ương, địa phương và nợ xấu từ hoạt động cho vay theo chương trình dự án, chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng, khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh.

Như vậy, Quyết định đã chính thức công nhận trách nhiệm của Nhà nước trong việc dùng ngân sách để xử lý nợ xấu. Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến điểm này cần được hiểu theo (và cần nhận được sự đồng thuận rộng rãi trong xã hội) rằng nợ xấu do ai/tổ chức nào tạo ra thì người/tổ chức đó chịu trách nhiệm, và Nhà nước sẽ phải/chỉ dùng ngân sách để xử lý nợ xấu nếu nợ xấu phát sinh bởi chính quyền.

Thứ ba, Bộ Tài chính cũng được giao trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ và chuyển đổi các khoản nợ xấu thành chứng khoán để giao dịch công khai, minh bạch vào thời điểm thích hợp.

Theo quy định này, có thể thấy việc xử lý nợ xấu sẽ được thúc đẩy nhanh hơn và hiệu quả hơn khi Chính phủ đã mở ra một kênh xử lý mới, bên cạnh các kênh xử lý nợ xấu truyền thống như bán tài sản thế chấp, hoán đổi vốn cho vay thành cổ phần, trích lập và dùng dự phòng để xử lý… Tuy việc xử lý nợ xấu qua kênh chứng khoán hóa này là mới mẻ, chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam nhưng nó đã chứng tỏ tính hữu hiệu ở nhiều nước, mà điển hình mới đây là Ý nơi mà nợ xấu của một số ngân hàng yếu kém được chứng khoán hóa và chào bán ra thị trường với sự bảo lãnh phát hành của Chính phủ.

Thứ tư, Công an được quy định phối hợp, hỗ trợ các tổ chức tín dụng và VAMC, đảm bảo an ninh trật tự trong việc thu giữ, xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ. Như vậy, một trong những điểm nghẽn của việc xử lý nợ xấu mà cụ thể là sự chây ì, chống đối của người có tài sản đảm bảo đã chính thức được khai thông nhờ sự can thiệp của chính quyền.

Thứ năm, Bộ Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm nghiên cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến đăng ký điện tử về đất đai, trong đó có đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; xây dựng quy định và chỉ đạo thực hiện lộ trình cập nhật và công khai thông tin các giao dịch về quyền sử dụng đất đai, tài sản gắn liền với đất trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan tài nguyên và môi trường để các bên liên quan nắm bắt.

Nếu được thực hiện, quy định trên sẽ hạn chế những hành vi gian lận, phạm pháp điển hình liên quan đến thế chấp bất động sản và đất đai trong thời gian qua vốn là một trong những căn nguyên phát sinh nợ xấu. Ví dụ về những hành vi này có thể là cùng một mảnh đất hoặc bất động sản nhưng được thế chấp tại nhiều ngân hàng.

Quy định này còn có tác dụng trong những trường hợp ví dụ nhằm bảo vệ quyền lợi của người mua bất động sản hình thành trong tương lai khi chủ đầu tư đem thế chấp dự án để vay vốn ngân hàng nhưng vẫn tiến hành bán cho khách mà không cho biết tình hình thế chấp (và khách mua tiềm năng cũng không có cách gì để kiểm tra được tình trạng thế chấp này), dẫn đến rủi ro lớn cho khách mua trong tương lai khi chủ đầu tư không trả nợ cho ngân hàng. Hậu quả khác là làm nảy sinh tranh chấp giữa ngân hàng và khách hàng mua bất động sản sau này; trong trường hợp này ngân hàng cho vay chủ đầu tư có khả năng phải ôm một khoản nợ xấu vì tài sản thế chấp là dự án bất động sản đang có tranh chấp.

TS.Phan Minh Ngọc

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Lời bài hát (Lyrics) ”Zindo For Love” của ZINDO khuấy đảo sân khấu Rap Việt mùa 4

Lời bài hát (Lyrics) ”Zindo For Love” của ZINDO khuấy đảo sân khấu Rap Việt mùa 4

"Zindo For Love" là ca khúc do ZINDO thể hiện bằng chất giọng giàu tình cảm, sâu lắng.
Lời bài hát (Lyrics) ”Đừng ghen” - Mason Nguyễn bùng nổ sân khấu Rap Việt 2024

Lời bài hát (Lyrics) ”Đừng ghen” - Mason Nguyễn bùng nổ sân khấu Rap Việt 2024

Đừng Ghen là bài hát rap mới của Mason Nguyễn sáng tác và trình bày làm bùng nổ sân khấu Rap Việt 2024 Tập 3 – Vòng chinh phục.
Học sinh Cần Thơ nói không với điều khiển xe cơ giới khi chưa đủ điều kiện

Học sinh Cần Thơ nói không với điều khiển xe cơ giới khi chưa đủ điều kiện

Chiều ngày 8/10, tại Trường THPT An Khánh (quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ), Ban An toàn giao thông (ATGT) phối hợp cùng Sở Giáo dục và đào tạo và Công an thành phố Cần Thơ tổ chức chuyên đề “Học sinh, học viên nói không với điều khiển xe cơ giới khi chưa đủ điều kiện” năm 2024 . Đây cũng là một trong những điểm trường được chọn làm điểm mẫu để triển khai chuyên đề nói trên.
Top 10 lời chúc ngày doanh nhân Việt Nam cho bạn bè, đồng nghiệp ý nghĩa nhất

Top 10 lời chúc ngày doanh nhân Việt Nam cho bạn bè, đồng nghiệp ý nghĩa nhất

Ngày Doanh nhân Việt Nam đang đến rất gần, cùng Thời Đại tìm hiểu một số mẫu lời chúc ngày doanh nhân Việt Nam cho bạn bè ý nghĩa ngay dưới đây.

Đọc nhiều

Công nghệ: chìa khóa bảo tồn, phát triển tiếng Việt cho thế hệ kiều bào trẻ

Công nghệ: chìa khóa bảo tồn, phát triển tiếng Việt cho thế hệ kiều bào trẻ

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong giáo dục đang mở ra nhiều cơ hội mới cho việc giảng dạy tiếng Việt ở nước ngoài. Từ các ứng dụng học ngôn ngữ đến lớp học trực tuyến, công nghệ đang trở thành công cụ đắc lực giúp thế hệ trẻ kiều bào giữ gìn và phát huy ngôn ngữ mẹ đẻ một cách thuận tiện và hiệu quả.
Ra mắt Trung tâm Việt Nam học đầu tiên tại Osaka (Nhật Bản)

Ra mắt Trung tâm Việt Nam học đầu tiên tại Osaka (Nhật Bản)

Ngày 7/10, Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản tại Osaka, Nhật Bản đã phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka tổ chức buổi lễ ra mắt “Trung tâm Việt Nam học”.
Thúc đẩy hợp tác giữa Hiệp hội thể thao công an nhân dân Việt Nam với Nhật Bản

Thúc đẩy hợp tác giữa Hiệp hội thể thao công an nhân dân Việt Nam với Nhật Bản

Ngày 7/10, tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hiệp hội thể thao công an nhân dân (Bộ công an) với Tổ chức Giao lưu Quốc tế Việt Nam Nhật Bản (FAVIJA).
Người dân Florida (Mỹ) sẵn sàng đối phó cơn bão thế kỷ Milton

Người dân Florida (Mỹ) sẵn sàng đối phó cơn bão thế kỷ Milton

Người dân Florida (Mỹ) gia cố nhà cửa, khẩn trương sơ tán tránh Milton, siêu bão được coi là mạnh nhất hơn 100 năm qua đổ bộ vào Vịnh Tampa.
Học giả quốc tế chia sẻ kinh nghiệm hợp tác, quản lý biên giới trên đất liền và trên biển

Học giả quốc tế chia sẻ kinh nghiệm hợp tác, quản lý biên giới trên đất liền và trên biển

Ngày 8/10/2024, Hội thảo Quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hoà bình và phát triển” đã diễn ra thành công tại Hà Nội.
Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân, cư dân phải đáp ứng tiêu chuẩn nước nhập khẩu

Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân, cư dân phải đáp ứng tiêu chuẩn nước nhập khẩu

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới. Trong đó nêu rõ, hàng hóa trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân, cư dân biên giới phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc và các điều kiện khác theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.
Khai mạc Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển”

Khai mạc Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển”

Sáng ngày 8/10, Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển” đã khai mạc tại Hà Nội.
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động