Những điều ít biết về Cộng hòa Quần đảo Fiji
Tên quốc gia: Cộng hòa Quần đảo Fiji, là một đất nước độc lập có chủ quyền riêng.
Diện tích: 18.274 km2
Thủ đô: Suva.
Quốc khánh: ngày 10 tháng 10 năm 1970.
Khí hậu: Nhiệt đới hải dương; ít thay đổi theo mùa. Nhiệt độ trung bình mùa hè: 350C, mùa đông: 150C. Lượng mưa trung bình: 1.700 - 3.200 mm.
Khí hậu ôn hòa ở Fiji giúp người dân sống hòa hợp với thiên nhiên. Họ có thể ngắm trăng vào những đêm ấm áp, đắm mình trong ánh hoàng hôn hay tận hưởng niềm hạnh phúc từ những cơn mưa mát lành
Tài nguyên thiên nhiên: Gỗ, cá, vàng, đồng, dầu mỏ.
Dân số: 909.389 người (theo thống kê vào tháng 7/2015).
Các dân tộc: Người Fiji (51%), Ấn Độ (44%); người châu Âu, người Hoa và dân tộc khác (5%).
Đơn vị tiền tệ: đôla Fiji (F$); 1 F$ = 100 cent.
Người dân Fiji thường chào đón khách bằng những bài hát. Nguồn: Paul Harris |
Xã hội Fiji chủ yếu dựa trên cơ sở làng xã. Ngay cả các thành phố cũng có vẻ nhỏ bé khi cô, chú, bác và anh chị em họ có thể sống cùng trong một khu phố. Trẻ em được chăm sóc bởi cộng đồng cùng với tỷ lệ tội phạm thấp. Không khó để nhận thấy mối liên kết giữa mọi người và sự hỗ trợ họ dành cho nhau. Chính cơ sở vững chắc này khiến người Fiji thân thiện và luôn chào đón du khách.
Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh; tiếng Fiji, Hindu được sử dụng rộng rãi.
Từ đầu tiên trong tiếng Fiji bản địa mà du khách thường nghe thấy khi đến thăm quần đảo này là Bula, có nghĩa là “xin chào”. Người dân Fiji cũng thường chào đón du khách bằng tiếng Anh, ngoại ngữ mà hầu hết mọi người đều nói được.
Quốc kỳ Cộng hòa Quần đảo Fiji |
Lịch sử: Trước khi người châu Âu tới, Fiji là nơi cư trú của thổ dân gốc Polynesia và Melanesia. Năm 1874, người Anh đã nắm chủ quyền quần đảo. Năm 1970, Fiji giành được độc lập, nhưng vẫn là thành viên của khối Liên hiệp Anh. Năm 1987, nổ ra cuộc đảo chính quân sự do ông C.S. Rabuka lãnh đạo, Fiji tuyên bố thành lập chế độ cộng hòa. Năm 1992, Fiji ban hành hiến pháp mới và tiến hành tổng tuyển cử bầu quốc hội mới.
Tôn giáo: Đạo Thiên chúa (52%), Đạo Hindu (38%), Đạo Hồi (8%), tôn giáo khác (2%).
Tôn giáo ăn sâu vào cộng đồng Fiji và các tín ngưỡng Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, đạo Sikh đều thể hiện rất rõ. Ngoài các nhà thờ, đền chùa, văn hóa của người Fiji còn lưu giữ nhiều truyền thống. Khi đi bộ qua các ngôi làng, bắt buộc phải mặc áo dài (sarong) để che chân, vai và phần trên cơ thể; và không ai được đội mũ hoặc đeo túi với dây đeo trên vai. Dù tất cả những điều này nghe có vẻ phức tạp nhưng quy tắc này thể hiện sự tôn trọng cộng đồng và truyền cảm hứng cho sự đoàn kết.
Tổ chức nhà nước:
Chính thể: Cộng hòa.
Các khu vực hành chính: 4 quận và 1 vùng phụ thuộc: Trung tâm, Đông, Bắc, Rotuma, Tây.
Chế độ bầu cử: Tổng thống do Hội đồng các nhà lãnh đạo lớn bầu, nhiệm kỳ 5 năm; Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm.
Cơ quan hành pháp:
Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.
Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.
Cơ quan hành pháp định hình và xây dựng những chính sách thông qua một hệ thống nội các – bao gồm tất cả các bộ trưởng do Thủ tướng đứng đầu lãnh đạo. Nhiệm vụ của chính phủ bao gồm xây dựng chính sách quốc gia, bảo vệ và giải trình những chính sách này trước Nghị viện. Chẳng hạn như: các chính sách liên quan đến quản lý thương mại, đối ngoại, nhập cư và môi trường. Ngoài chính phủ còn có Hội đồng của Tổng thống tư vấn cho Tổng thống về các vấn đề quan trọng của quốc gia và Hội đồng các nhà lãnh đạo lớn gồm một số thành viên có chức vụ cao nhất trong bộ máy lãnh đạo.
Cơ quan lập pháp: Quốc hội hai viện gồm Thượng viện (34 ghế, các thành viên do Tổng thống bổ nhiệm, nhiệm kỳ 5 năm) và Hạ viện (70 ghế, các thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu trên cơ sở cộng đồng, nhiệm kỳ 5 năm).
Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm.
Chính trị Fiji có một quá khứ biến động, các cuộc bầu cử dân chủ công khai chỉ mới tổ chức lại sau cuộc đảo chính vào năm 2006. Nhưng ngay cả ở thời điểm căng thẳng nhất, ở đây cũng không xảy ra bạo lực nghiêm trọng. Với cuộc sống biệt lập trên đảo, hầu hết mọi người không lo lắng quá nhiều về các vấn đề trên thế giới. Sự gần gũi của hệ thống chính quyền địa phương khiến người dân cảm thấy quan điểm của họ và những hoạt động cộng đồng có tác động hiệu quả.
Kinh tế: Với nguồn tài nguyên phong phú về rừng, khoáng sản và cá, Fiji là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất trong các đảo ở Thái Bình Dương. Xuất khẩu đường và ngành du lịch là nguồn thu ngoại tệ chính.
Sản phẩm công nghiệp: đường, cùi dừa khô; vàng, bạc, quần áo, gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ.
Sản phẩm nông nghiệp: mía, dừa, sắn, gạo, khoai lang, dứa, chuối; gia súc.
Văn hóa: Quốc đảo này chỉ có 57% dân số có tổ tiên là người Fiji. Phần lớn số cư dân còn lại trên đảo là người Indo-Fiji gốc Ấn Độ, còn có cả người Trung Quốc, Đông Nam Á, châu Âu và người Melanesia, Polynesia đến định cư. Sự pha trộn giữa các nền văn hóa tạo nên sự độc đáo của quần đảo này.
Giáo dục: Giáo dục tiểu học ở Fiji được miễn phí. Một số trường trung học cũng được miễn phí. Nhiều trường tôn giáo cũng được mở. Fiji còn có trường Y khoa, Viện Công nghệ và trường Đại học Nông nghiệp.
Danh lam thắng cảnh: Suva, bờ biển Coral, thành phố Levuka…
Ẩm thực: Fiji được biết đến là nơi có những món ăn ngon nhất ở Nam Thái Bình Dương. Đó là nhờ ảnh hưởng của ẩm thực Ấn Độ, Đông Nam Á, Trung Quốc pha trộn với những đặc sản vùng Melanesia như khoai môn, trái cây nhiệt đới, dừa, thịt và hải sản. Vì nhập khẩu thực phẩm đắt đỏ nên phần lớn thức ăn được sử dụng là của địa phương và rất tươi ngon. Những khu vườn hữu cơ đang phát triển mạnh mẽ ở đây, từ cấp độ cá nhân cho đến các ngôi làng, khu nghỉ dưỡng.
Khi đi qua bất kỳ ngôi làng nào ở Fiji, không khó bắt gặp ai đó đang uống Kava và mời du khách uống thử. Quá trình uống Kava cũng rất lý thú. Một chiếc bát làm từ nửa quả dừa được chuyển cho từng người uống, bạn vỗ tay một lần và nói “bula” (có nghĩa là xin chào, tình yêu…) trước khi uống một ngụm. Nghi thức này nhằm gắn kết mọi người lại với nhau. Không giống như rượu, Kava làm cho mọi người nhẹ nhõm hơn nên không dẫn đến tình trạng say xỉn hoặc ẩu đả.
Quan hệ quốc tế: Fiji tham gia các tổ chức quốc tế ESCAP, FAO, G-77, ICAO…
Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 15/5/2008.