Những điều cần biết về thẻ lưu trú cho người nước ngoài tại Nhật Bản
![]() |
Thẻ cư trú hay còn gọi là Residence Card, chúng ta có thể hiểu đơn giản như là chứng minh thư của bạn ở Nhật Bản. Đây là giấy tờ rất quan trọng và đi đâu bạn cũng phải mang theo phòng trường hợp nếu bị cảnh sát hỏi thì phải đưa ra.Tuy nhiên nếu dưới 16 tuổi không nhất thiết lúc nào cũng phải mang theo thẻ cư trú. |
Thẻ cư trú được cấp cho người nước ngoài có tư cách cư trú theo luật nhập cảnh và cư trú dài hạn ở Nhật Bản. Người có tư cách cư trú dài hạn được cấp thẻ cư trú rồi sẽ không bị xếp vào những nhóm sau:
– Người có thời gian cư trú dưới “3 tháng”.
– Người có tư cách cư trú là “Cư trú ngắn hạn”.
– Người có tư cách cư trú là “Ngoại giao” hoặc “Công vụ”.
– Người được cho là như trường hợp 1-3 theo chỉ thị của sở tư pháp.
– Người có visa vĩnh trú đặc biệt.
– Người không có tư cách cư trú.
Bạn sắp sang Nhật du học và rất lo lắng vì cuộc sống ở miền đất xa lạ. Tham khảo bài viết Những điều cần biết trước khi đi du học Nhật Bản để có những chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho quá trình du học nhé!
Thẻ cư trú sẽ có đầy đủ các thông tin quan trọng như ảnh chân dung, họ tên, quốc tịch, ngày tháng năm sinh, giới tính ,địa chỉ lưu trú ở Nhật, tư cách cư trú, thời hạn cư trú, thông tin về việc có hạn chế lao động hay không, giấy phép hoạt động ngoài tư cách cư trú.
Để đăng ký thẻ cư trú ở Nhật, bạn phải trực tiếp đến các văn phòng hành chính địa phương tại nơi bạn cư trú và sau khi hoàn tất thủ tục khoảng 2 tuần sau bạn sẽ có thẻ cư trú.
Khi nào cần thay đổi thẻ lưu trú?
Khi thay đổi tư cách lưu trú hay thay đổi danh phận dẫn đến việc phải thay đổi nội dung ghi trên thẻ lưu trú thì trong vòng 14 ngày phải báo cáo với Cục quản lý nhập cảnh và tiến hành làm thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền để được thay đổi nội dung ghi trên thẻ.
• Khi thay đổi chỗ ở
Khi chuyển nhà, bạn phải làm đơn chuyển đi gửi đến cơ quan có thẩm quyền nơi ở cũ để nhận giấy chứng nhận chuyển đi, sau đó trong vòng 14 ngày kể từ khi chuyển đến, bạn phải nộp đơn xin chuyển đến đến cơ quan có thẩm quyền ở nơi ở mới. Ngoài ra, thẻ bảo hiểm sức khỏe là do cơ quan có thẩm quyền ở địa phương nơi lưu trú cấp cho nên bạn phải trả lại thẻ cũ cùng với đơn chuyển đi và nhận thẻ mới khi nộp đơn xin chuyển đến.
• Những thay đổi khác ngoài việc thay đổi chỗ ở
Khi có những nội dung khác thay đổi ngoài việc thay đổi địa chỉ chỗ ở, bạn phải báo cáo đến Cục quản lý nhập cảnh. Việc thay đổi nội dung như họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, địa phương được thực hiện ở Ban Thẻ lưu trú ở Cục quản lý nhập cảnh. Khi được phép kéo dài thời gian lưu trú hoặc thay đổi tư cách lưu trú, bạn sẽ được cấp thẻ lưu trú mới.
• Cấp lại thẻ lưu trú
Trong trường hợp bạn bị mất thẻ hay có thay đổi gì về chỗ ở, tư cách cư trú, thời hạn cư trú, quốc tịch, hoặc tên, bạn sẽ phải trực tiếp đến Văn phòng quận (区役所), hay thành phố nơi cư trú để thông báo trong vòng 14 ngày kể từ khi bị mất thẻ hay thay đổi thông tin. Trường hợp này sẽ bị tính phí là 1.300 yên.
Góc phong thủy: Bạn đang băn khoăn không biết ngôi nhà mới mua có hợp phong thủy hay không. Bài viết Tự bản thân có thể xem phong thủy nhà ở hay không? giúp bạn dễ dàng tự xem phong thủy cho căn nhà mà không cần đến sự tư vấn của các chuyên gia.
Trường hợp bạn cần hoàn trả thẻ lưu trú
• Khi bạn rời Nhật mà không quay lại
Khi làm thủ tục xác nhận xuất cảnh tại sân bay bạn phải nộp thẻ lưu trú, nhưng sẽ được trả lại thẻ sau khi thẻ bị đục lỗ và trở nên vô hiệu.
• Có dự định quay lại khi xuất cảnh nhưng sau đó không quay lại
Vì bạn cầm thẻ lưu trú khi xuất cảnh, nên hãy gửi lại thẻ lưu trú bằng đường bưu điện.
• Khi đương sự tử vong
Nếu đương sự tử vong thì trong vòng 14 ngày, người thân của đương sự hãy nộp lại thẻ lưu trú. Có thể mang trực tiếp đến cục quản lý nhập cảnh gần nhất hoặc gửi qua đường bưu điện đến địa chỉ dưới đây.
Địa chỉ nộp lại thẻ lưu trú: 〒135-0064
Tokyo-to, Koto-ku, Aomi 2-7-11 Tokyo Kowan Godochosha 9F
Tokyo Nyukoku Kanri-kyoku, Odaiba Bunshitsu (Phòng quản lý xuất nhập cảnh Tokyo, chi nhánh Odaiba)
Chú ý: Người không nộp lại thẻ lưu trú có thể bị phạt khoản tiền lên đến 200.000 yên. Trường hợp không nộp lại khi xuất cảnh thì khi nào quay lại Nhật sẽ bị phạt.
Bạn phải thường xuyên mang theo thẻ lưu trú bên mình. Khi đi bệnh viện, đi đến toà thị chính, khi bị cảnh sát yêu cầu xuất trình thẻ lưu trú, bạn phải cho cảnh sát xem thẻ của mình.
■ Khi bị mất thẻ lưu trú
Khi bị mất thẻ lưu trú, trong vòng 14 ngày từ ngày phát hiện mất thẻ, bạn phải đến Cục quản lý xuất nhập cảnh để xin cấp lại thẻ.
■ Khi thay đổi địa chỉ nhà
Sau khi thay đổi địa chỉ nhà, trong vòng 14 ngày, bạn hãy đến cơ quan hành chính của nơi ở mới để xin chuyển đổi địa chỉ. Khi đi hãy mang theo thẻ lưu trú.
Nghiêm cấm mượn và cho mượn thẻ lưu trú
■ Cho mượn thẻ lưu trú
Bạn có thể sẽ bị người không có thẻ lưu trú hỏi về việc cho mượn thẻ lưu trú để đi phỏng vấn xin việc, đi khám. Tuy nhiên, điều này bị pháp luật ngăn cấm. Dù bạn có ý tốt và muốn giúp người khác, nếu bạn cho mượn thẻ, bạn có thể trở thành tội phạm.
■ Mượn thẻ lưu trú
Mượn thẻ cư trú của người khác cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Nhận, cầm, sử dụng thẻ lưu trú của người khác có thể bị phạt tù, phạt tiền, và thậm chí là bị cưỡng chế về nước.
Nghiêm cấm làm giả, chỉnh sửa thẻ lưu trú
Với những trường hợp bỏ trốn khỏi công ty tiếp nhận trong thời gian thực tập, dù đã hết thời gian du học nhưng vẫn ở lại Nhật v.v., bạn sẽ không có thẻ lưu trú có hiệu lực nên không thể đi làm, ốm cũng không thể đến bệnh viện. Khi đó, nếu đọc được thông tin rao bán thẻ cư trú giả trên mạng xã hội, có thể bạn sẽ muốn mua chúng. Tuy nhiên, nếu làm vậy, bạn sẽ trở thành tội phạm.
■ Nội dung vi phạm pháp luật và cách xử phạt
◎Cầm thẻ lưu trú giả, thẻ đã qua chỉnh sửa để làm gì đó
→ Phạt nặng (bỏ tù lên tới 5 năm, phạt tiền lên tới 500.000 yên) + Có thể bị cưỡng chế về nước
◎ Dùng thẻ lưu trú giả, thẻ đã qua chỉnh sửa
→ Phạt cực nặng (bỏ từ từ 1 đến 10 năm) + Có thể bị cưỡng chế về nước...
Tin bài liên quan

300 vận động viên tham gia Giải cầu lông toàn quốc người Việt tại Nhật

Cộng đồng người Việt ở Nhật Bản muốn hợp tác, hiến kế phát triển TP. HCM

16 đội bóng tranh tài tại Giải bóng đá người Việt tại Kyushu (Nhật Bản)
Các tin bài khác

TPHCM luôn sẵn lòng hỗ trợ các tỉnh về công tác kiều bào

Đưa 338 công dân Việt Nam mắc kẹt tại Myanmar về nước an toàn

Thăm hỏi, động viên bà con gốc Việt tại Campuchia

Việt Nam và Campuchia tăng cường hợp tác hỗ trợ cộng đồng người gốc Việt
Đọc nhiều

Lộ trình, lịch trình xe buýt Quảng Nam mới nhất, chi tiết nhất năm 2024

Tử vi tuần mới 12 con giáp (11-17/12/2023): Tuần mới khởi sắc, tiền bạc nhân đôi

Con số may mắn hôm nay 10/12/2023 12 con giáp: Mão Mùi có lập nên kỳ tích?

Kết nối cơ hội hợp tác phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Brazil
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Côn Đảo khẳng định quyết tâm giảm rác thải nhựa

Khai mạc Chợ phiên dược liệu - gia súc và các sản phẩm OCOP biên giới

Những chuyến tàu thắm tình hữu nghị vì hòa bình, ổn định trên biển
Multimedia

Học sinh Mai Châu (Hòa Bình) nỗ lực ngăn chặn khủng hoảng khí hậu

Lan tỏa tình yêu âm nhạc dân tộc Việt Nam - Nhật Bản

Đến Huế thăm làng nghề hoa giấy Thanh Tiên

Gìn giữ nghề làm nón lá của người Tày Bắc Hà

Người đẹp Belarus mê mẩn gỏi gà măng cụt của Việt Nam

Đà Nẵng: Lớp học tiếng Việt dành cho các sinh viên Lào, Thái Lan tại chùa Tam Bảo

"Vua đầu bếp Mỹ" Christine Hà hướng dẫn trẻ khiếm thị làm bánh trung thu

Cộng đồng người Việt được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe tại Israel

Đội huỷ nổ bom mìn lưu động NPA/RENEW phá huỷ đạn pháo trả lại màu xanh cho đất

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức thông tin về Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII

Quy định về việc xin cấp lại "sổ đỏ" khi bị mất

VUFO thông báo danh sách thí sinh và phòng thi viết Vòng 2 kỳ thi tuyển công chức năm 2023

Du khách đến Singapore được nhập cảnh không cần hộ chiếu từ năm 2024

Bộ tem Kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris sắp được phát hành

Lễ khởi động dự án “Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh”
