Những cuộc phỏng vấn ấn tượng nhất năm 2017 do các phóng viên The New York Times bình chọn
Chúng ta hãy cùng đọc và tìm hiểu điểm chung đó là gì nhé!
Nữ anh hùng người Ukraine khiếp sợ khi đối diện với báo chí nước ngoài
Cuộc trò chuyện giữa Andrew Kramer, phóng viên vùng Moscow và Amina Okuyeva, lính tình nguyện trong cuộc chiến chống lại quân nổi dậy được Nga hậu thuẫn tại miền đông Ukraine.
Đó là cuộc phỏng vấn đầu tiên của Amina Okuyeva với một nhà báo nước ngoài kể từ lúc một tên sát thủ giả danh nhà báo để giết cô và chồng cô trong một cuộc phỏng vấn.
Chúng tôi chọn sảnh của khách sạn Intercontinental để đảm bảo tính an toàn cho cả đôi bên. Bà Okuyeva thực sự là một người dũng cảm. Bà cùng chồng tình nguyện tham gia vào lực lượng bán quân sự chống lại cuộc nổi dậy được Nga hậu thuẫn tại miền đông Ukraine.
Nhưng với tôi, một nhà báo lành nghề, tôi cảm nhận được sự sợ hãi trong đôi mắt của người phụ nữ. Trong quyển sổ ghi chép, tôi chỉ vỏn vẹn ghi bốn chữ "thái dương co rúm".
Kẻ giả danh nhà báo trước đó tự xưng rằng, hắn là một phóng viên của tờ báo Le Monde ở Pháp. Nhưng thật ra, hắn lại là một tên sát thủ vùng Chechen. Trong lúc phỏng vấn, hắn đã bóp cò. Okuyeva sau đó đã nhanh tay rút khẩu súng ra và phản công để cứu lấy bản thân cùng người chồng của mình. "Thật ra lúc đó tôi đã cảm thấy điều gì không ổn rồi. Hắn ta có một quyển sổ nhưng chẳng viết gì trong đó cả", cô nhớ lại.
Sau đó không lâu, bà Okuyeva trở thành tâm điểm trên các phương tiện truyền thông Ukraine cùng những ca từ khen ngợi lòng dũng cảm của bà vì đã bạo gan chống lại tên sát thủ. Nhưng với tôi, một nhà báo lành nghề, tôi cảm nhận được sự sợ hãi trong đôi mắt của người phụ nữ. Trong quyển sổ ghi chép, tôi chỉ vỏn vẹn ghi bốn chữ "thái dương co rúm".
Vài tháng sau, tôi nhận được hung tin rằng, bà Okuyeva đã qua đời trong một vụ ám sát. Một tên địch đã trốn trong bụi rậm ven đường và nã súng vào người phụ nữ đáng thương ấy. Tình cờ thay, tôi đã viết nên câu chuyện này tại sảnh của khách sạn Intercontinental, nơi tôi đã có cuộc trò chuyện với người phụ nữ can trường, mang tên Okuyeva.
Những nụ cười rạng rỡ trong bóng đêm bi kịch
Cuộc nói chuyện giữa Frances Robles, phóng viên nội địa cùng Aileen Ayala, người mẹ có một đứa con trai đã qua đời vì bệnh tim vào một ngày đen tối khi cơn bão Maria tiến vào vùng đất Puerto Rico.
Tôi gặp Aileen Ayala tại Nhà tang lễ Salinas sau một tuần kể từ khi đứa con trai 29 tuổi của bà, Josue Santos, qua đời ngay khi cơn bão Maria càn quét vùng đất Puerto Rico. Các phương tiện liên lạc lúc này đang trong tình trạng rất tệ khiến người mẹ không sao liên lạc được cho gia đình và người thân về cái chết của đứa con mình.
Trong tấn bi kịch ấy, bà Ayala 53 tuổi đã nở một nụ cười ấm áp. Đến tận bây giờ, nụ cười ấy vẫn ám ảnh tâm trí của tôi. Bà Aileen tin rằng, những điều xảy ra trong cuộc đời bà đều vì một lí do nào đó. Có lẽ, sau cái chết của con mình, bà sẽ trở nên mạnh mẽ hơn để vượt qua nỗi đau thương của mất mát, của tình mẫu tử.
Đây có thể nói là câu nói xót xa nhất của bà Aileen trong các câu chuyện thuộc dự án "Hai Tư Giờ ‘Bão Tố’ ở Puerto Rico" của tờ báo Thời Đại: "Sau cơn bão, mọi người sẽ xếp thành hàng và liệt kê những mất mát của mình để nhận tiền trợ cấp. Nhiều người bước đến và luyên thuyên rằng ‘Tôi mất bình ga’, ‘Tôi mất mái nhà’, ‘Tôi mất chiếc xe hơi’. Và lúc đến lượt của mình, tôi mỉm cười nói: ‘Tôi đã mất đứa con trai của mình".
Những người dành trọn cả cuộc đời chỉ để hoàn thành duy nhất một tâm nguyện
Cuộc phỏng vấn giữa Raphael Minder, phóng viên thường trú ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha và Justo Gallego, một kiến trúc sư nhà thờ.
Vào một buổi chiều đông lạnh tê tái, tôi tiến vào hầm mộ của một nhà thờ đang xây dang dở ở Mejorada, Tây Ban Nha, để tìm đến ngôi mộ của ông lão mà tôi đã từng trò chuyện trước đó.
Ông lão ấy chính là Justo Gallego, 91 tuổi, người đã dành trọn cả cuộc đời mình để xây cất nhà thờ của chính mình vào những năm 1960. Với mái vòm cao 37,5 mét, "Nhà thờ Đức tin" thật khó để bỏ lỡ, nhưng cuộc trò chuyện với vị kiến trúc sư còn phức tạp hơn thế nhiều.
Ông lão ấy chính là Justo Gallego, 91 tuổi, người đã dành trọn cả cuộc đời mình để xây cất nhà thờ của chính mình vào những năm 1960.
Khi ấy, tôi đã lên lịch một cuộc trò chuyện với Gallego thông qua một người bạn của ông ấy, nhưng có vẻ lúc đó ông không có nhã hứng để luyên thuyên cùng một phóng viên như tôi. Hơi chán nản và hụt hẫng, tôi đi dạo một vòng quanh nhà thờ và lê bước trên từng bậc thang để làm cho xong một vài chuyện vặt khác.
Xong phần việc của mình, tôi trở lại và nhìn thấy bóng dáng của ông Gallego được hắt sáng bởi ngọn lửa bếp. Có vẻ tâm trạng của ông lúc này đã tốt hơn khi nãy. Vài giờ tiếp đó, chúng tôi trò chuyện về Giáo hội Công giáo, về cuộc nội chiến Tây Ban Nha, về các công trình kiến trúc của Gaudí và về lí do tại sao nhiều người lại dành trọn vẹn một cuộc đời của mình để đạt được một điều gì đó thật điên rồ.
Đến giờ tôi mới hiểu, ông là một kiểu người như thế…
Cậu bé người Syria không "biến chất" dù bị bắt xem nhiều màn tra tấn rùng rợn
Buổi trò chuyện của Somini Sengupta, phóng viên quốc tế và Muhammad, một người trẻ Syria tị nạn ở Beirut.
Ở Beirut, tôi bắt gặp một cậu bé bị bắt ép xem những màn tra tấn chặt đầu dã man ở Syria. Cậu bé ấy khoảng tầm chín tuổi, trạc tuổi với đứa con của tôi đang xem tivi ở nhà.
Cậu bé nắm chặt bàn tay của mẹ, đôi mắt nhíu lại không dám nhìn, nhưng cậu không thể quay mặt đi chỗ khác. Đó dường như là một mệnh lệnh không được phép cãi lệnh. Dường như, điều khiến cậu vướng vào mớ rắc rối ấy chính là những luật lệ đã giam cầm tự do của một đứa trẻ, như việc không thể cắt tóc hay không được cởi trần bơi lội.
"Muhammad cắt tóc ngay khi cậu đặt chân đến vùng đất Beirut," tôi đã viết như thế trong câu chuyện của mình về thời thơ ấu của những đứa trẻ ở vùng đất bị ISIS chiếm đóng. "Anh ấy nhuộm màu bạc kim ánh vàng lên một nhúm tóc và dựng tóc lên bằng sáp xức tóc. Trông cậu ta cứ như một chú kì lân, với một gương mặt của một thiên thần vậy."
Cô ca sĩ tự xưng mình là "kẻ lập dị da đen" với "tông giọng phổ rộng"
Jenna Wortham, nhân viên viết bài của tạp chí The New York Times và là host của podcast "Still Processing" đã trò chuyện cùng Kelala, nữ ca sĩ R&B.
Đầu năm nay, tôi đã bay đến Strasbourg, Pháp để trò chuyện cùng nữ ca sĩ Kelala cho chuyên mục Âm nhạc của tạp chí. Khi ấy, cô đang trên tour lưu diễn cùng với ban nhạc Anh.
Internet trở nên nhộn nhịp vì sự trở lại nữ ca sĩ Kelala với dòng nhạc R&B chất lừ không lẫn vào đâu được - phổ rộng, tông cao tạo nên nét quyến rũ và mới lạ khó cưỡng. Không chỉ thế, đó còn là hình ảnh của cô ca sĩ trước công chúng khiến mọi người chú ý với biệt danh tự xưng "kẻ lập dị da đen". Tất nhiên không phải ai cũng đủ can đảm để bôi nhọ danh dự của mình trước dư luận.
Đôi khi, áp lực không nằm ở việc bạn chỉ là một người nổi tiếng, mà còn nằm ở việc bạn là người nổi tiếng mang màu da nào...
Một vài ngày trước đó khi chúng tôi gặp nhau, "Lemonade" của Beyoncé đã "làm mưa làm gió" tại Grammy vì câu chuyện đầy cảm hứng về người phụ nữ da đen trong những năm tháng ấy. Liệu album mới của Kelala có đủ tự tin để cất cao giọng hát của mình?
Cô ấy đã rất cởi mở với tôi khi nói về những cảm xúc của mình về vai trò của một đại diện văn hóa "da đen" - những trách nhiệm cô mang trên đôi vai, và cả sự cân bằng trong cuộc sống khi cô ngã quỵ trước sự "tấn công" của Internet, cũng như cưỡng lại những lời ca tụng trên mạng xã hội.
Đôi khi, áp lực không nằm ở việc bạn chỉ là một người nổi tiếng, mà còn nằm ở việc bạn là người nổi tiếng mang màu da nào…
Nguồn: The New York Times
Gya Rados Spiderum