Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
14:18 | 21/08/2015 GMT+7

Nhiều điểm sạt lở nguy hiểm ở khu vực TP. HCM

aa
Biến đổi khí hậu, tình trạng san lấp, xây dựng trái phép lấn chiếm sông và hành lang sông đã ảnh hưởng không nhỏ đến dòng chảy các sông Nhà Bè, Sài Gòn, Đồng Nai... Thực trạng này làm gia tăng vấn đề sạt lở, mất an toàn cho người dân sống ven sông.

Do đặc điểm dân cư sống ven sông khá lớn, nên vấn đề di dời nhà cửa, ổn định cuộc sống người dân trong vùng sạt lở đang là vấn đề bức xúc với chính quyền địa phương.

nhieu die m sat lo nguy hie m o khu vuc tp hcm

Nhiều điểm sạt lở nguy hiểm

Nhiều điểm sạt lở nguy hiểm

Từ đầu năm 2015 đến nay, toàn khu vực TP. HCM có 44 điểm sạt lở, trong đó có 31 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm, 11 điểm sạt lở nguy hiểm. Trong những điểm sạt lở nguy hiểm này thì có 30 điểm tập trung dân cư, có điểm người dân chuẩn bị di dời nhưng cũng có điểm họ không đồng ý di dời.

Sạt lở xảy ra nhiều nhất tại huyện Nhà Bè, với 14 điểm. Riêng khu vực bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh) có nguy cơ sạt lở một đoạn dài hơn 4.000m và độ rộng 10m.

Theo anh Lê Kim Xông ở ấp 3, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, khu vực này thường xảy ra sạt lở lâu nay, và ngày càng lấn vào đất nhà mình. Anh Xông cho biết: “Đất bên dưới lòng sông thì cứ lở vào, làm đất bên trên sụt xuống. Vì vậy, tôi phải mua lưới chắn bên ngoài để giữ cát. Do điều kiện khó khăn, cả hai vợ chồng tôi đều làm công nhân nên không thể di dời đi đâu, Trong khi đó, ở lại thì ngày đêm lo sợ sạt lở bất chợt, nhất là những lúc đêm khuya”.

Khu vực quận Thủ Đức có hai khu dân cư tập trung nằm trong diện báo động có nguy cơ sạt lở cao, một phần do tuyến bờ bao sông Sài Gòn chưa được đầu tư đồng bộ. Vụ sạt lở cuối tháng 7 vừa qua đã gây ảnh hưởng đến 7 hộ dân sinh sống ở khu vực phường Hiệp Bình Phước. Đây là thông tin được ông Nguyễn Nam Hải, Trưởng Phòng Quản lý đô thị quận Thủ Đức chia sẻ.

Theo ông Lê Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải, có nhiều nguyên nhân gây sạt lở khu vực ngoại thành thành phố. Đây cũng là một quá trình tất yếu vì con người sống hai bên bờ sông tác động vào dòng chảy. Thêm vào đó, hiện tượng biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng mạnh làm lưu lượng dòng chảy mạnh hơn, gây xói mòn, tạo hàm ếch và lỗ hổng phía dưới lòng sông. Khi thủy triều lên cao rồi rút sâu đã tạo áp lực lớn lên hai bên bờ, nhất là tại các khúc cong, dòng chảy đã tác động trực tiếp gây sạt lở mạnh.

Không những vậy, tình trạng san lấp, xây dựng trái phép lấn chiếm sông và trên hành lang bờ sông, kênh, rạch vẫn còn tồn tại đã làm thu hẹp dòng chảy, gia tăng tải trọng tạo áp lực gây sạt lở, điển hình như trên tuyến rạch Xóm Củi, huyện Bình Chánh.

Hơn nữa, tập quán của người dân là khai thác mặt tiền sông, kênh rạch, xây cất nhà cửa phục vụ lợi ích kinh tế. Chính điều này gây ra tải trọng lớn trên nền đất yếu, nếu càng lấn chiếm thì sạt lở ngày càng nhiều. Các công trình ở thượng nguồn đã chặn hết bùn cát, khi sông đói bùn cát thì phải xói lở trả lại bùn cát nguyên thủy cho nó – PGS.TS Đinh Công Sản, Phó Giám đốc Trung âm Nghiên cứu chỉnh trị sông và phòng chống thiên tai, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam nhận định.

Mặc dù biết rằng sạt lở sẽ còn xảy ra nhiều hơn và thường xuyên hơn trước do tác động của tự nhiên lẫn con người, nhưng vấn đề khắc phục đang còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, phải kể đến là nguồn kinh phí xây dựng các công trình chống xói lở cũng như giải phóng mặt bằng để thực hiện công trình này làm chậm tiến độ thực hiện của các dự án xây dựng kè chống sạt lở. Không những vậy, tập quán sinh sống của người dân lâu đời bên sông đã gây trở ngại trong việc di dời họ đi nơi khác.

nhieu die m sat lo nguy hie m o khu vuc tp hcm

Nhiều dự án chống sạt lở được triển khai

Trước thực trạng trên, UBND Thành phố cũng đã đưa ra 28 dự án để thực hiện phòng chống sạt lở toàn khu vực. Trong đó có 10 dự án đang thi công, 4 dự án chuẩn bị thực hiện và 14 dự án chuẩn bị đầu tư. Trong 10 dự án đang thi công thì có 1 dự án đã thi công xong là đê bao bờ hữu sông S ài Gòn tại phường An Phú Đông, quận 12.

Khi thực hiện những dự án này, chính quyền địa phương cũng thực hiện di dời người dân đến nơi ở an toàn. Ông Bùi Hoài Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè cho biết: địa bàn huyện có 9 dự án đang triển khai với khoảng 13km bờ kè, trong đó 3 bờ kè với hơn 2km đã thi công xong, đoạn còn lại đang trong quá trình đầu tư và sẽ triển khai thi công trong thời gian sớm nhất. Toàn huyện có 295 hộ với trên 2.900 nhân khẩu cần phải bố trí tái định cư và di dời khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở. Với những hộ này, chính quyền địa phương đã hỗ trợ tiền tạm cư theo chính sách của thành phố. Thêm vào đó, huyện cũng hỗ trợ tiền di dời và tiền ăn hàng tháng cho họ. Sắp tới, huyện sẽ xây dựng 2 khu tái định cư với diện tích 2,5ha để ổn định cuộc sống cho bà con trong thời gian sau này.

Khi nói về việc chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ di dời khỏi khu sạt lở, nhiều hộ dân mong muốn có được chỗ ở an toàn và có thể làm ăn, sinh sống. Chị Nguyễn Thị Hường ngụ tại ấp 3, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè cho biết, hiện nay gia đình mong muốn có chỗ ở ổn định và con chị được đi học như bao bạn bè khác. Có như vậy chị mới an tâm đi làm kiếm sống.

Bên cạnh huyện Nhà Bè thực hiện các dự án xây dựng khu tái định cư cho người dân trong vùng sạt lở, thì quận Thủ Đức cũng được bố trí nguồn vốn hằng năm để đắp cơi, chống tràn ở những điểm sạt lở, điển hình như dự án kè chống sạt lở khu phố 8, phường Linh Đông, với tổng chiều dài 692m, chống sạt lở, vỡ bờ bao gây úng ngập khu dân cư. Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân thành phố cũng đã chấp thuận đầu tư dự án 5 cống ngăn triều trên địa bàn này, tiến độ đạt trên 95% , ông Nguyễn Nam Hải cho biết.

Theo ông Lê Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải, để việc thi công công trình kè, đê chống sạt lở cũng như công tác phòng chống sạt lở trên những khu vực ngoại thành thành phố được thuận lợi, Sở Giao thông - Vận tải giao nhiệm vụ cho Khu quản lý đường thủy nội địa, thuộc Sở Giao thông - Vận tải, Đội thanh tra đường thủy thuộc Thanh tra giao thông là những đơn vị thường xuyên tuần tra trên sông. Khi phát hiện đối tượng xâm phạm, lấn chiếm sông, kênh rạch, những đơn vị này phải xử lý ngay các vi phạm theo quy định.

Theo Tin Môi Trường

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Việt Nam lưu chiểu tại Liên hợp quốc hải đồ và tọa độ đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Việt Nam lưu chiểu tại Liên hợp quốc hải đồ và tọa độ đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Ngày 15/3, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Tổng thư ký Liên hợp quốc vừa chính thức thông báo về việc Việt Nam đã hoàn tất thủ tục lưu chiểu hải đồ và danh sách tọa độ địa lý liên quan đến đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải tại vịnh Bắc Bộ.
37 năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

37 năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

Vào ngày này cách đây 37 năm, ngày 14/3/1988, 64 chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trên Biển Đông.
Gắn mã QR cho tư liệu, hình ảnh tại triển lãm biển, đảo tại Đà Nẵng

Gắn mã QR cho tư liệu, hình ảnh tại triển lãm biển, đảo tại Đà Nẵng

Ngày 11/3, tại Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân phối hợp với Thành Đoàn Đà Nẵng, Nhà Trưng bày Hoàng Sa tổ chức khai mạc triển lãm tư liệu, hình ảnh với chủ đề "Tuổi trẻ với biển đảo quê hương" kết hợp tuyên truyền biển, đảo tại Trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng.
Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng"

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng"

Ngày 10/3, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Bộ tư lệnh Vùng 2 Quân chủng Hải quân tổ chức Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng" và “Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng – 70 năm hành trình giữ biển”.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 24/5: Thẩm phán chặn lệnh cấm Harvard tuyển sinh viên nước ngoài; Ukraine - Nga trao đổi 1.000 tù nhân

Tin quốc tế ngày 24/5: Thẩm phán chặn lệnh cấm Harvard tuyển sinh viên nước ngoài; Ukraine - Nga trao đổi 1.000 tù nhân

Thẩm phán liên bang ra quyết định chặn tạm thời lệnh cấm tuyển sinh viên quốc tế của chính quyền Trump đối với Đại học Harvard; Ukraine - Nga trao đổi 1.000 tù nhân, lớn nhất từ khi xung đột bùng phát; Mỹ bắt đầu nới lỏng trừng phạt Syria... là tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 24/5.
Bạn bè quốc tế chia buồn nguyên Chủ tịch Trần Đức Lương từ trần

Bạn bè quốc tế chia buồn nguyên Chủ tịch Trần Đức Lương từ trần

Trước sự ra đi của nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, bạn bè quốc tế đã bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc, ghi nhận những đóng góp to lớn của ông đối với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam và trong việc vun đắp quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN 46

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN 46

Theo thông cáo Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 24 - 28/5.
Tổng thống Hungary và Phu nhân thăm Việt Nam từ ngày 27 - 29/5

Tổng thống Hungary và Phu nhân thăm Việt Nam từ ngày 27 - 29/5

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Hungary Sulyok Tamas và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27 - 29/5.
Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Mường Nhé (Điện Biên) – nơi địa đầu cực Tây Tổ quốc – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ nhờ những bước tiến trong phát triển hạ tầng giao thông.
Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Ngày 18/5/2025, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa (thuộc Hải đoàn 129 Hải quân) đã khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới tàu cá NT02070TS.
Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Từ ngày 14-16/5, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Tiểu đoàn 563, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức kiểm tra “3 tiếng nổ” cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025. Đây là hoạt động huấn luyện quan trọng giúp chiến sĩ mới làm quen với cường độ huấn luyện cao, nâng cao thể lực, bản lĩnh, khả năng sử dụng vũ khí, trang bị trong điều kiện sát với thực tế chiến đấu.
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (25/5): Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chuyển mát

Thời tiết hôm nay (25/5): Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chuyển mát

Ngày 25/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, gây chuyển biến rõ rệt về thời tiết tại Bắc Bộ và Trung Bộ. Nhiệt độ giảm, trời chuyển mát, trong khi khu vực Hà Tĩnh ghi nhận mưa to đến rất to, tiềm ẩn nguy cơ ngập úng cục bộ.
Thời tiết hôm nay (24/5): Cả nước có mưa, miền Bắc sắp đón không khí lạnh

Thời tiết hôm nay (24/5): Cả nước có mưa, miền Bắc sắp đón không khí lạnh

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (24/5), khối không khí lạnh đã tiến gần đến vùng biên giới phía Bắc nước ta. Ngày 24/5, không khí lạnh ảnh hưởng đến Đông Bắc Bộ; từ ngày 25/5 mở rộng đến Bắc Trung Bộ và phía Tây Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (18/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (18/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (18/5), ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to, riêng khu vực vùng núi phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to.
9 địa điểm du lịch nổi tiếng của Scotland

9 địa điểm du lịch nổi tiếng của Scotland

Scotland, quê hương của những truyền thuyết cổ xưa và cảnh quan thiên nhiên đầy ấn tượng, là điểm đến mơ ước của nhiều người. Với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cùng các công trình kiến trúc độc đáo, các địa điểm du lịch Scotland hứa hẹn sẽ mang đến những ấn tượng khó phai cho du khách khi đặt chân đến vùng đất này.
Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Đêm qua (14/5), ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 15/5, khu vực này tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa (đợt 1).
Phiên bản di động