Nhân lên sức mạnh lòng dân bảo vệ, gìn giữ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
Giữ gìn bằng mọi giá vẻ đẹp văn hóa riêng biệt của các dân tộc Ngày 12/2, tại làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” và Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2022. |
Ăn sáng cùng ngư dân để tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc Ngày 10/2, Huyện ủy, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Long Điền phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức chương trình “Ăn sáng cùng ngư dân” tại Đồn Biên phòng Phước Tỉnh. |
Chú trọng xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh
Hiện nay, khu vực biên giới nước ta có 1.083 xã, phường, thị trấn thuộc 233 quận, huyện, thị xã/44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với dân số khoảng 9,5 triệu người. Do nhiều yếu tố khách quan về lịch sử, địa lý, nên đời sống của nhân dân vùng biên giới, hải đảo so với cả nước còn gặp nhiều khó khăn, hệ thống chính trị cơ sở còn nhiều hạn chế, đặc biệt, tổ chức đảng và đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vừa mỏng, vừa yếu.
Bên cạnh việc củng cố hệ thống chính trị cơ sở, những năm qua, Bộ Tư lệnh BĐBP và các đơn vị BĐBP đã trực tiếp thực hiện và phối hợp với các cấp, các ngành Trung ương, địa phương triển khai có hiệu quả các chương trình, phong trào, mô hình giúp dân xóa đói, giảm nghèo ở khu vực biên giới. Tiêu biểu như: đã vận động, quyên góp xây dựng hơn 7.000 căn nhà “Mái ấm biên cương” trị giá 241 tỷ đồng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo biên giới; thực hiện Chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới”, đã trao tặng hơn 25.000 con bò cho đồng bào nghèo; Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” đỡ đầu, giúp đỡ phụ nữ ở hơn 100 xã biên giới đặc biệt khó khăn; Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tặng hàng nghìn suất quà và hàng trăm ngôi nhà cho người nghèo trên các tuyến biên giới... Đặc biệt, thực hiện phong trào “BĐBP chung sức xây dựng nông thôn mới”, các đơn vị BĐBP đã giúp 61/189 xã đỡ đầu đạt chuẩn nông thôn mới.
Cùng với đó, các đơn vị BĐBP đang đỡ đầu 2.487 cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực biên giới theo Chương trình “Nâng bước em tới trường” (trong đó, có 81 cháu người Lào, 84 cháu người Campuchia); nhận nuôi 359 cháu theo mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng”.
Ngoài ra, triển khai, duy trì có hiệu quả hoạt động của các Trạm quân dân y kết hợp; tổ chức hoạt động khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân. Những việc làm đó đã góp phần củng cố mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa quân và dân; xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc, xây dựng khu vực biên giới vững mạnh.
Cán bộ và nhân dân xã Krông Na nghe cán bộ BĐBP Đắk Lắk giới thiệu về cột mốc biên giới số 45 trong chuyến tuần tra biên giới. Ảnh: Báo Biên phòng |
Nhân lên sức mạnh lòng dân bảo vệ biên giới
Cuối tháng 2, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sê Rê Pốk cùng với nhân dân xã Krông Na, huyện Buôn Đôn thực hiện chuyến tuần tra đoạn biên giới dài hơn 13,3km, tiến hành phát quang cột mốc và tổ chức dâng hương các liệt sĩ hy sinh tại khu vực Đồn Biên phòng Sê Rê Pốk... Thành viên đội tuần tra có Bí thư Đảng ủy xã, Phó Chủ tịch UBND xã Krông Na, đại diện các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt có già làng Y Mosk Hra năm nay đã gần 70 tuổi.
Là người lớn tuổi nhất trong đội hình tuần tra, cũng là người có uy tín của buôn Drang Phốk (xã Krông Na), già làng Y Mosk Hra không nhớ nổi mình đã cùng cán bộ, chiến sĩ Biên phòng tuần tra biên giới bao nhiêu lần trong đời. Trước đây, già Y Mosk có 30 năm làm cán bộ Kiểm lâm của Vườn quốc gia Yok Don. Nhiều lần, ông cùng cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng đi tuần tra biên giới, nên hầu như những cánh rừng, ngọn đồi trong khu vực biên giới, ông đều tường tận.
Già Y Mosk chia sẻ: “Mỗi lần đi tuần tra đến bên các cột mốc biên giới, già đều muốn tận tay lau chùi cẩn thận từng cột mốc và chụp ảnh tại cột mốc biên giới. Những bức ảnh chụp bên cột mốc không chỉ là niềm tự hào của cá nhân già, mà còn là những hình ảnh trực quan để mang ra giới thiệu trong các buổi tuyên truyền, vận động bà con buôn làng cùng chung tay bảo vệ biên giới”.
Còn Y Nô Ly Kbuôr là một đoàn viên trẻ lần đầu tiên được trực tiếp tham gia vào đội hình tuần tra biên giới, nghe các cán bộ Biên phòng kể về sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ tại khu vực Đồn Biên phòng Sê Rê Pốk trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc, Y Nô Ly vô cùng xúc động, càng thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ sự độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Chuyến tuần tra này là một hoạt động trong chương trình phối hợp giữa BĐBP và xã Krông Na. Theo đó, định kỳ 3 tháng, xã Krông Na sẽ phối hợp với 3 đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn tổ chức từ 1 - 3 đoàn lên biên giới, cùng cán bộ, chiến sĩ BĐBP tuần tra, bảo vệ đường biên, cột mốc, các công trình quốc phòng và tìm hiểu lịch sử vẻ vang của BĐBP.
Ngoài ra, hằng năm, UBND xã sẽ tổ chức sơ kết và phát động phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Biên phòng toàn dân...
Hướng tới Ngày BPTD, người dân thôn A Niêng Lê Triêng 1, xã Trung Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế không ai bảo ai đều dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa như đón ngày lễ lớn. Nhà nào cũng treo cờ Tổ quốc, cùng nhau dọn dẹp đường sá, không gian sinh hoạt chung, trồng cây xanh quanh thôn... Việc làm này đã trở thành truyền thống từ nhiều năm nay của người dân trong thôn.
Trò chuyện với chúng tôi trong tâm trạng háo hức chờ tới Ngày hội Biên phòng (BP), già làng Hồ Văn Hạnh, thôn A Niêng Lê Triêng 1 kể: “Không khí của Ngày BPTD rất sôi nổi. Bà con trong thôn phối hợp với các tổ chức quần chúng, tuần tra, phát quang đường biên, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao... Sau đó, mọi người cùng rút kinh nghiệm để thực hiện công tác bảo vệ đường biên, cột mốc tốt hơn. Ai cũng phấn khởi, tự hào vì đã góp sức cùng với BĐBP xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển”.
Già Hạnh chia sẻ thêm: “Từ khi triển khai Ngày BPTD, được tuyên truyền thường xuyên, bà con đã hiểu rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia (BGQG) và có ý thức trách nhiệm hơn. Mỗi khi đi làm nương, lên đường biên, bà con luôn chú ý quan sát, kiểm tra cột mốc, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường đều thông báo ngay cho BĐBP”.
Khao khát giữ gìn nét đẹp của Tiếng Việt trong trái tim mỗi người con xa xứ Trường Âu Lạc Việt tại Geneva (Thụy Sĩ) mỗi năm thường tổ chức đón Tết truyền thống và có bao lì xì cho các em. |
Thương tiếc Trung tá Đỗ Anh - sỹ quan gìn giữ hòa bình hy sinh khi làm nhiệm vụ nhân đạo quốc tế Khó có thể đo đếm được những hy sinh thầm lặng, to lớn của cán bộ, chiến sĩ QĐND Việt Nam giữa thời bình để hoàn thành nghĩa vụ thiêng liêng đối với đất nước. |