Nhận định yếu tố có thể chấm dứt đợt tăng giá gần 10 nghìn tỷ USD trên thị trường toàn cầu
Chứng khoán Mỹ hướng đến tháng tăng điểm mạnh
Nhà đầu tư chứng khoán phố Wall hiện đang đánh giá lại thực trạng của nền kinh tế sau khi các dữ liệu mới nhất cho thấy sự vững vàng bất chấp rủi ro suy thoái kinh tế lớn dần.
|
Phản ứng của chứng khoán Mỹ sau tuyên bố chính sách tiền tệ mới nhất của Fed
Gần như phần lớn các quan chức thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phát đi thông điệp rằng việc tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ là điều hoàn toàn cần thiết.
|
Trong năm nay, liên tiếp các đợt tăng điểm của thị trường chứng khoán đã khiến cho giá trị vốn hóa thị trường toàn cầu tăng thêm gần 10 nghìn tỷ USD.
Giờ đây, các chuyên gia phân tích nhận định thị trường có thể đương đầu với khoảng thời gian bước ngoặt khi mà hàng trăm công ty dự kiến sẽ công bố kết quả kinh doanh quý 2/2023 trong vài tuần tới, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.
Các doanh nghiệp thuộc S&P 500 dự kiến sẽ công bố lợi nhuận giảm 9% trong quý 2/2023, đây dự kiến sẽ là một quý tăng trưởng tệ hại nhất tính từ năm 2020, số liệu của Bloomberg Intelligence cho hay. Tại châu Âu, mọi chuyện được dự báo là không thể tệ hơn.
Thế nhưng khi mà biên lợi nhuận vốn ở ngưỡng thấp, hiện có một số chỉ báo cho thấy sẽ có sự phục hồi của lợi nhuận doanh nghiệp vào năm sau. Hiện tại các chuyên gia thị trường đang không thể thống nhất quan điểm về việc thị trường rồi sẽ phản ứng như thế nào.
Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại quỹ Pictet Asset Management, bà Evgenia Molotova, khẳng định: “Tôi cho rằng các doanh nghiệp sẽ có khả năng công bố lợi nhuận ổn định trong quý hiện tại. Tăng trưởng lợi nhuận ở ngưỡng cao và ổn định về biên lợi nhuận sẽ là yếu tố then chốt nhất để có thể biết liệu lợi nhuận doanh nghiệp sẽ có thể hồi phục trong nửa sau của năm”.
Các thành viên thị trường cần phải quan tâm đến ảnh hưởng của đồng USD giảm giá lên những nước xuất khẩu hàng hóa lớn sang Mỹ, yếu tố đằng sau cơn sốt liên quan đến trí tuệ nhân tạo từng khiến cho thị trường chứng khoán tăng điểm trong năm nay và những dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng như thế nào từ chi phí cao và tình trạng người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.
Dưới đây là những yếu tố mà nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán toàn cầu cần quan tâm:
Ảnh hưởng từ các doanh nghiệp công nghệ
Tâm lý phấn khích của nhà đầu tư liên quan đến Ai đã đẩy chỉ số Nasdaq 100 lên mức cao chưa từng thấy trong nửa đầu năm 2022. Giờ đây, nhà đầu tư đang tìm kiếm bằng chứng cho thấy chỉ báo về lợi nhuận doanh nghiệp.
“Nếu tâm lý lạc quan với AI không thể hiện thực hóa trong lợi nhuận các doanh nghiệp công nghệ, chắc chắn sẽ có sự điều chỉnh trong giá cổ phiếu”, giám đốc bộ phận nghiên cứu vĩ mô tại quỹ WisdomTree – ông Aneeka Gupta phân tích.
Nhóm các cổ phiếu công nghệ mới nhất, từ Apple, Microsoft hay Amazon, Nvidia, Alphabet, dự kiến sẽ tăng điểm mạnh nhờ kết quả kinh doanh và triển vọng lợi nhuận tích cực, theo khảo sát và nhận định của Bloomberg Intelligence.
Dấu hiệu lạm phát hạ nhiệt khiến cho nhiều người tin rằng Fed có thể sẽ sớm ngừng nâng lãi suất. Với các doanh nghiệp, thông tin này không tích cực bởi chi phí lao động và nhiều loại chi phí khác vẫn ở ngưỡng cao, cùng lúc đó họ vẫn chật vật nâng giá với khách hàng.
Trưởng bộ phận chiến lược tại bộ phận quản lý tài sản tại ngân hàng US Bank Wealth Management, ông Rob Haworth, nhận xét: “Lạm phát toàn phần đã chững lại nhanh hơn so với mức lương, thực tế này có thể giúp cho người tiêu dùng, tuy nhiên lại gây tổn hại đến biên lợi nhuận của doanh nghiệp. Chúng ta sẽ tiếp tục dõi theo tác động của tăng trưởng mức lương và lạm phát giá cả để xem liệu doanh nghiệp có chịu nhiều áp lực hay không”.
Các thành viên thị trường cho biết họ đang tập trung vào những thông tin liên quan đến chi tiêu tiêu dùng, ngành ô tô, du lịch và dịch vụ để có thể đánh giá được thực tế về “sức khỏe” của doanh nghiệp Mỹ. Một yếu tố khác mà nhà đầu tư quan tâm chính là tình hình nợ nần của doanh nghiệp và các kế hoạch tái cấp vốn, đặc biệt với nhóm doanh nghiệp có bảng cân đối kế toán không mấy lạc quan.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp châu Âu xấu đi
Lợi nhuận của các doanh nghiệp châu Âu được dự báo sẽ giảm sâu hơn so với Mỹ bởi sự suy yếu trong ngành sản xuất, theo phân tích của các chuyên gia thuộc ngân hàng Barlclays. Nhóm các nước xuất khẩu lớn của thế giới hiện đang đương đầu với nhiều trở ngại khi mà nhiều đồng tiền của thế giới, từ đồng euro cho đến đồng franc đều tăng giá. Hãng sản xuất đồng hồ Swatch Group AG mới đây đã cảnh báo rằng sự tăng giá của đồng tiền sẽ gây ra sức ép lên doanh số năm nay.
Thị trường chứng khoán đã có những diễn biến phản ánh cho thách thức mà châu Âu đang đối mặt trong giai đoạn quý 2/2023 khi mà chỉ số Stoxx 600 tăng trưởng kém hơn so với S&P 500. Dù rằng định giá cổ phiếu thấp hơn không khỏi thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, việc các cổ phiếu công nghệ ngừng tăng điểm sẽ có thể khiến cho triển vọng xấu đi.
Sự phục hồi không ổn định của thị trường chứng khoán Trung Quốc
Thị trường chứng khoán đã không hồi phục cùng với sự lên điểm của thị trường chứng khoán toàn cầu trong năm nay trong bối cảnh kinh tế phục hồi yếu, thực tế này khiến cho thêm nhiều người lo lắng về lĩnh vực bất động sản và thất nghiệp trong người trẻ tăng cao.
Thông tin về lợi nhuận từ các hãng xe của Trung Quốc được coi như điểm sáng khi mà doanh số bán tại nội địa và xuất khẩu tăng trưởng tốt, cùng lúc đó, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp công nghệ có thể ở mức thấp khi mà các thị trường chip toàn cầu khó khăn.
Nhiều nhà đầu tư muốn đầu tư ngay vào Việt Nam
Với những giải pháp quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sau khi giảm liên tục trong 5 tháng đầu năm 2023, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã tăng trở lại.
|
Vốn đầu tư vào fintech giảm mạnh
Theo Tech in Asia, tổng lượng giao dịch cũng như giá trị các khoản đầu tư trong lĩnh vực fintech (công nghệ tài chính) tại khu vực Đông Nam Á trong nửa đầu năm 2023 đều đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
|