e magazine
Nhà hát Múa rối Thăng Long: Sẵn sàng “cháy hết mình” khi sân khấu sáng đèn

15:36 | 12/10/2021

Cùng với các đơn vị nghệ thuật khác trên địa bàn Hà Nội, Nhà hát Múa rối Thăng Long cũng đã phải đóng cửa từ lâu do đại dịch Covid-19. Tuy vậy, Nhà hát vẫn xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiều dự án để sẵn sàng phục vụ khi khán giả trở lại.

Nhà hát Múa rối Thăng Long: Sẵn sàng “cháy hết mình” khi sân khấu sáng đèn

Cùng với các đơn vị nghệ thuật khác trên địa bàn Hà Nội, Nhà hát Múa rối Thăng Long cũng đã phải đóng cửa từ lâu do đại dịch Covid-19. Tuy vậy, Nhà hát vẫn xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiều dự án để sẵn sàng phục vụ khi khán giả trở lại.

Háo hức chờ sân khấu sáng đèn

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, Hà Nội cũng đã phải thực hiện giãn cách xã hội với các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt nhất. Theo đó, các đơn vị nghệ thuật biểu diễn trên địa bàn TP. Hà Nội đều phải đóng cửa. Nhà hát Múa rối Thăng Long là một trong những đơn vị cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19.

Có mặt tại Nhà hát Múa rối Thăng Long tại phố Đinh Tiên Hoàng (quận Hoàn Kiếm) vào những ngày đầu tháng 10/2021, chúng tôi nghe thấy tiếng trống, tiếng đàn và cả những tiếng hát mang âm hưởng dân gian vang vọng ra từ phòng tập của Nhà hát. Các nghệ sĩ đang rất hăng say tập luyện để chuẩn bị cho ngày sân khấu hoạt động trở lại.

Qua trao đổi, NSƯT Trần Thanh Hiền - Giám đốc Nhà hát Múa Thăng Long chia sẻ: Tất cả mọi anh chị em nghệ sĩ đều đang rất háo hức chờ đón ngày Nhà hát được mở cửa trở lại. Cá nhân tôi và các nghệ sĩ tại nhà hát rất nhớ khán giả, nhớ ánh đèn sân khấu. Hơn một tuần nay, các nghệ sĩ Nhà hát Múa rối Thăng Long háo hức với lịch tập xen kẽ cho các chương trình mới. Vừa xong chương trình tham gia Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề phòng, chống dịch Covid-19 do Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức, các nghệ sĩ bắt tay thực hiện tiếp chuỗi chương trình “Thế giới của chúng em” số 7, 8, 9 hướng đến phục vụ khán giả nhỏ tuổi dịp Giáng sinh và đón năm mới 2022. Nhà hát cũng xây dựng kịch mục để tổ chức chương trình đưa nghệ thuật múa rối đến với trường học, khi các nhà trường được phép đón học sinh trở lại...

Cùng với đó, trong thời gian giãn cách Nhà hát Múa rối Thăng Long vẫn cố gắng thực hiện 2 tác phẩm là “Lớp học đặc biệt mùa Covid”, "Việt Nam quyết thắng Corona" (theo làn điệu Xẩm Xoan) để tham gia Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề phòng, chống dịch Covid-19 do Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức, NSƯT Trần Thanh Hiền cho biết thêm.

Nhà hát Múa rối Thăng Long thành lập năm 1969, trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, là một trong những đơn vị góp phần hình thành diện mạo sân khấu thủ đô.

Nhà hát là một trong những địa chỉ luôn sáng đèn đón du khách cả trong nước và quốc tế. Nhà hát từng đưa nghệ sĩ lưu diễn hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Pháp... để quảng bá nghệ thuật múa rối Việt Nam.

Nội dung cuộc thi là ca ngợi tinh thần Việt Nam, ca ngợi công lao của các y bác sỹ trên tuyến đầu chống dịch, phán ánh mọi mặt đời sống xã hội khi giãn cách hoặc cách ly, cũng như tuyên truyền về các cách phòng chống dịch Covid-19. Ngoài ra, nhiều tác phẩm còn đề cập đến các vấn đề như giáo dục, sự hi sinh của những người lính tuyến đầu, niềm tin vào Đảng, vào sự lãnh đạo của Chính phủ trong cuộc chiến chống Covid-19. Nhà hát Múa Thăng Long cũng nghiêm túc dàn dựng kịch bản và sản xuất 2 tác phẩm để tham gia với mong muốn góp chút công sức bằng việc tuyên truyền công tác phòng chống dịch bệnh.

Ngày 9/10, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã công bố những tác phẩm đoạt giải. Nhà hát Múa rối Thăng Long vinh dự được trao tặng “giải A” và “giải Khán giả yêu thích nhất cho tác phẩm “Lớp học đặc biệt mùa Covid”. Phần thưởng này là sự động viên lớn cho các nghệ sĩ Nhà hát, góp phần lan tỏa kết nối tình cảm của các nghệ sĩ cùng chung tay vượt qua đại dịch.

Nhà hát Múa rối Thăng Long: Sẵn sàng “cháy hết mình” khi sân khấu sáng đèn

Đổi mới Để thích nghi

Các đơn vị biểu diễn nghệ thuật tại Hà Nội chịu sự ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 và Nhà hát Múa rối Thăng Long cũng không ngoại lệ, thậm chí còn chịu tác động bởi dịch bệnh nghiêm trọng hơn những đơn vị khác. Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long chia sẻ: Ngay từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, Nhà hát Múa rối Thăng Long đã chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi khách hàng của Nhà hát chủ yếu là khán giả quốc tế. Khi xảy ra đại dịch, khán giả quốc tế sang Việt Nam du lịch hầu như không còn. Mặc dù vậy, anh chị em nghệ sĩ vẫn có những tác phẩm biểu diễn phục vụ khán giả trong nước.

Đợt dịch vừa qua thực sự khiến cho Nhà hát Múa rối Thăng Long bị hẫng. Danh thu sụt giảm đến 90%. Những năm trước, cả năm có đến 365 ngày sáng đèn, các nghệ sĩ biểu diễn ngày 7-8 tăng và chủ yếu khách nước ngoài. Nhưng khi đại dịch Covid-19 xảy ra, mỗi tháng chỉ còn 2-3 tăng biểu diễn phục vụ khách trong nước. Khó khăn trăm bề nhưng anh em nghệ sĩ vẫn lạc quan và tin sân khấu sẽ sáng đèn trở lại.

Dù khó khăn nhưng anh chị em nghệ sĩ vẫn miệt mài tập luyện, lên ý tưởng, xây dựng kịch bản cho những vở diễn mới và sẵn sàng phục vụ công chúng khi sân khấu mở cửa trở lại. Thời gian qua, Nhà hát Múa rối Thăng Long vẫn triển khai tập luyện và tuấn thủ nguyên tắc phòng chống dịch Covid-19. Tập luyện bằng hình thức trực tuyến, các nghệ sĩ kết nối với nhau qua các ứng dụng như Zoom. Sau khi nới lòng, các nghệ sĩ đến ghi hình và vẫn tuân thủ không quá nhóm 10 người, NSƯT Trần Thanh Hiền cho biết thêm.

Múa rối được biết đến là một loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống nhưng với sự phát triển về mặt công nghệ như hiện nay thì các sản phẩm của Nhà hát Múa rối Thăng Long cũng phải thay đổi. NSƯT Trần Thanh Hiền cho biết, đặc thù của Nhà hát múa rối Thăng Long là múa rối nước, nhưng đơn vị cũng đã thay đổi khi kết hợp thêm môn múa rối cạn và đang được công chúng đón nhận.

Nhà hát Múa rối Thăng Long phải luôn luôn làm mới các tác phẩm bằng việc thay đổi linh hoạt qua các con rối, tác phẩm kịch ngắn kết hợp giữa dân gian với hiện đại, những con vật sinh động... Bước đầu gặp nhiều khó khăn và để được công chúng đón nhận, Nhà hát Múa rối Thăng Long cũng phải nâng cao các kênh quảng bá sản phẩm của mình, Maketing...

Nhà hát Múa rối Thăng Long: Sẵn sàng “cháy hết mình” khi sân khấu sáng đèn

Sẽ "Cháy hết mình" ngày khán giả trở lại

Hiện nay, Nhà hát Múa rối Thăng Long chưa thể mở cửa bởi quy định phòng chống dịch Covid-19, nhưng anh chị em nghệ sĩ đã và đang làm những chương trình, mục kịch ngắn, kết hợp với rối cạn với với các loại hình nghệ thuật dân gian, dân ca, quan họ... rồi thăm gia các sự kiện như 27/7, San sẻ yêu thương dịp Tết trung thu, Kỷ niệm Quốc khánh mùng 2/9, Kỷ niệm 67 năm giải phóng thủ đô 10/10... Những tác phẩm biểu diễn thông qua hình thức trực tuyến, ghi hình không khán giả... qua đó cũng giúp cho anh chị em nghệ sĩ có thêm thu nhập trong mùa dịch.

NSƯT Trần Thanh Hiền bày tỏ, sau khi nới lỏng giãn cách xã hội, những anh chị em nghệ sĩ Nhà hát Múa rối Thăng Long đã được đến tập luyện và xây dựng thêm nhiều tác phẩm để phục vụ khán giả dịp Giáng sinh, Tết, đầu xuân 2022... Việc được đi tập diễn giờ đây không chỉ là niềm vui, mà còn giúp cho các nghệ sĩ của Nhà hát luôn giữ được ngọn lửa tâm huyết với nghề, duy trì được đam mê cho ngày trở lại của một sân khấu phục vụ khán giả.

Tuy chưa biết được thời gian sân khấu sáng đèn trở lại nhưng các đơn vị nghệ thuật biểu diễn đang khẩn trương chuẩn bị phục hồi. Dù xác định sẽ gặp nhiều khó khăn và thử thách, nhưng các nghệ sĩ vẫn quyết tâm dồn năng lượng sáng tạo, thổi bừng cảm hứng trong các dự án, tác phẩm mới đa dạng về loại hình, đề tài để sẵn sàng chào đón, phục vụ khán giả trong thời gian tới.

Nhà hát Múa rối Thăng Long: Sẵn sàng “cháy hết mình” khi sân khấu sáng đèn

Nội dung: Ngọc Diệp

Đồ họa: Tào Đạt

Ngọc Diệp - Tào Đạt

Tin bài liên quan

20 quốc gia tham gia liên hoan múa rối quốc tế 2024 tại Việt Nam

20 quốc gia tham gia liên hoan múa rối quốc tế 2024 tại Việt Nam

Dự kiến liên hoan múa rối quốc tế 2024 sẽ lựa chọn 20 đơn vị đại diện cho 20 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia biểu diễn.
Hai nghệ sĩ múa rối nước Việt Nam được vinh danh tại tuần lễ Sân khấu Trung Quốc – ASEAN lần thứ 10

Hai nghệ sĩ múa rối nước Việt Nam được vinh danh tại tuần lễ Sân khấu Trung Quốc – ASEAN lần thứ 10

Hai nghệ sĩ của Nhà hát Múa rối Việt Nam là NSƯT Nguyễn Ngọc Trìu và nghệ sĩ Nguyễn Long Giang đã xuất sắc được tôn vinh tại tuần lễ Sân khấu Trung Quốc – ASEAN lần thứ 10.
Độc đáo nghệ thuật điêu khắc kẹo đường của Nhật Bản

Độc đáo nghệ thuật điêu khắc kẹo đường của Nhật Bản

Amezaiku là loại kẹo truyền thống của Nhật Bản được làm từ đường nóng, dẻo và được các nghệ nhân làm kẹo (ame shokunin) tạo hình bằng tay.

Tin mới

Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại Quảng Nam

Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại Quảng Nam

Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất sẽ được tổ chức tại tỉnh Quảng Nam từ ngày 9-11/12/2024. Sự kiện dự kiến thu hút 300 đại biểu từ các cơ quan quản lý cấp quốc gia và địa phương của các nước thành viên UN Tourism và Việt Nam, cùng các tổ chức quốc tế, cộng đồng du lịch và khu vực tư nhân.
CNN: Phở bò là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới

CNN: Phở bò là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới

CNN đã bình chọn phở bò của Việt Nam trong top 20 món soup ngon hàng đầu thế giới.

Tin khác

Giới thiệu vẻ đẹp của tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) đến các bạn Việt Nam

Giới thiệu vẻ đẹp của tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) đến các bạn Việt Nam

Ngày 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Việt Nam là điểm đến có một không hai thu hút du khách Ấn Độ

Việt Nam là điểm đến có một không hai thu hút du khách Ấn Độ

Đó là nhận định của tờ The Economic Times (Ấn Độ) bởi theo số liệu thống kê, số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay đã tăng 500% so với năm 2019.
Golden Imperial Hotel – Tiêu chuẩn khách sạn 5 sao bậc nhất Đà Lạt

Golden Imperial Hotel – Tiêu chuẩn khách sạn 5 sao bậc nhất Đà Lạt

Tọa lạc ngay sau quảng trường Lâm Viên, Golden Imperial Hotel được xem là khách sạn trung tâm bậc nhất Đà Lạt, là nút giao giữa rất nhiều điểm tham quan nổi tiếng, nằm nép mình duyên dáng nhưng đầy kiêu hãnh sau lưng biểu tượng thành phố - quảng trường Lâm Viên. Chỉ cách vài phút di chuyển bạn đã có thể đến các thắng cảnh, địa điểm đặc trưng nhất của Đà Lạt.
Trải nghiệm văn hóa và ẩm thực Bỉ tại thành phố hoa phượng đỏ

Trải nghiệm văn hóa và ẩm thực Bỉ tại thành phố hoa phượng đỏ

Tối ngày 25/10, tại Cung Văn hóa Lao động Việt Tiệp Hải Phòng đã diễn ra Lễ hội văn hóa và ẩm thực Bỉ 2024 (B.Fest 2024).
Phiên bản di động