Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam
Hàng trăm nghìn người tham gia cuộc thi “Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam” Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam” đang ngày càng thu hút sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân, tạo lên một bầu không khí sôi nổi trên cả nước. |
Những điểm mới trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam Bạn đọc hỏi: Luật Cảnh sát biển Việt Nam được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2019 và đâu là những điểm mới được chú ý? |
Kiểm tra an toàn vũ khí trang bị kỹ thuật trên tàu Cảnh sát biển. |
Trả lời bạn đọc: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam là những tư tưởng nền tảng, những quan điểm chỉ đạo, những định hướng cơ bản làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong Lực lượng Cảnh sát biển.
Nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “Bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang, phù hợp với quy định chung của hệ thống chính trị và tính đặc thù của lực lượng”; đảm bảo sự nhất quán, phù hơp với Hiến pháp năm 2013, Luật Quốc phòng Việt Nam và các quy định của pháp luật hiện hành, Điều 4 Luật Cảnh sát biển Việt Nam đã quy định 6 nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, gồm:
1. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Tổ chức tập trung, thống nhất theo phân cấp từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đến đơn vị cấp cơ sở.
4. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
5. Kết hợp nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, quản lý an ninh, trật tự, an toàn trên biển với phát triển kinh tế biển.
6. Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
(Trích Điều 4 Luật Cảnh sát biển Việt Nam/Công báo/Số 1135 + 1136/Ngày 22/12/2018)
Việc quy định rõ ràng nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển. Đồng thời, đây cũng là cơ sở nền tảng vững chắc, là công cụ sắc bén để các cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biển đảo, duy trì thực thi pháp luật trên biển và xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Hàng trăm nghìn người tham gia cuộc thi “Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam” Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam” đang ngày càng thu hút sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân, tạo lên một bầu không khí sôi nổi trên cả nước. |
Những điểm mới trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam Bạn đọc hỏi: Luật Cảnh sát biển Việt Nam được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2019 và đâu là những điểm mới được chú ý? |
Đa dạng hóa cách tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam Thời gian qua, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan chức năng trực thuộc và chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức biên soạn, in ấn, cấp phát nhiều tài liệu truyên truyền, qua đó kịp thời bổ sung những tài liệu liên quan đến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của cán bộ, nhân dân. |