Người vi phạm nồng độ cồn hành hung CSGT có thể phải chịu mức phạt đến 3 năm tù giam
Tăng cường xử lý lái xe vi phạm nồng độ cồn, ma tuý trên cả nước từ ngày 15/3 Theo kế hoạch, từ 15/3 tới hết năm 2021, lực lượng chức năng sẽ tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề liên quan đến việc lái xe sử dụng ma túy, vi phạm nồng độ cồn trên phạm vi cả nước. |
Hơn 370 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý tính tới ngày Mùng 3 Tết Cục CSGT, Bộ Công an (C08) cho biết, tới trưa ngày 14/2 (mùng 3 Tết), cả nước xảy ra 28 vụ tai nạn giao thông, làm chết 15 người, bị thương 23 người. So với cùng kỳ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, giảm 5 vụ, giảm 4 người chết, giảm 20 người bị thương. |
Sáng 16/3, trao đổi với Thời Đại, lãnh đạo Đội CSGT số 7 - Phòng CSGT CATP Hà Nội xác nhận việc 1 Trung uý CSGT bị người vi phạm vung tay vào mặt.
Theo đó, khoảng 13h15', tổ công tác Đội CSGT số 7 gồm Thiếu tá Nguyễn Công Hà (tổ trưởng), Thượng uý Nguyễn Mạnh Hùng, Trung uý Nguyễn Đức Tâm khi đang làm nhiệm vụ tuần tra trên các tuyến đường tại quận Hà Đông đã phát hiện nam thanh niên điều khiển xe moto BKS 12S1-176.81 có dấu hiệu sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.
Tổ công tác khống chế tài xế say rượu, đấm vào mặt một Trung úy CSGT. (Ảnh: Công an cung cấp) |
Tổ công tác đã tiến hành dừng xe, kiểm tra nồng độ cồn cho kết quả 0,567 mg/1lit khí thở.
Người vi phạm được xác minh là Phạm Xuân Bằng, sinh năm 1979, HKTT tại Hà Trung, Thanh Hoá.
Tổ công tác đã tiến hành lập biên bản vi phạm đối với anh Bằng, tuy nhiên, quá trình CSGT lập biên bản, anh Bằng đã dùng lời lẽ thô tục chửi bới, lăng mạ cán bộ tổ. Không dừng lại tại đó, anh Bằng còn vung tay vào mặt một thành viên tổ công tác.
Tổ công tác đã tiến hành khống chế người vi phạm và bàn giao cho Công an phường Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm) tiếp tục điều tra, làm rõ.
Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm - Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến vi phạm nồng độ cồn, nếu hành vi của người vi phạm đủ cấu thành tội "Chống người thi hành công vụ" có thể phải chịu mức phạt 6 tháng đến 3 năm tù giam theo khoản 1, Điều 330 Bộ luật hình sự 2015.
Theo đó, Chống người thi hành công vụ, được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 như sau: 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; đ) Tái phạm nguy hiểm.” |
Vụ tài xế đánh người khi dừng đèn đỏ: Thủ phạm không phải Công an Chiều 3/1, Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết đã xác định được nghi phạm liên quan đến vụ tài xế xe bán tải hành hung gãy răng một người vì bị nhắc dừng đèn đỏ lâu. |
Cục CSGT: Nhiều người vi phạm giờ còn tấn công cán bộ, chiến sĩ Do nhiều nguyên nhân, trong đó có hạn chế trong văn hóa ứng xử, tình trạng chống đối khi CSGT đang làm nhiệm vụ ngày càng nghiêm trọng. Nhiều khi người vi phạm không xin xỏ nữa mà quay sang tấn công luôn cán bộ, chiến sĩ CSGT. |
CSGT phải cười khi xử lý vi phạm, cảm ơn khi người dân ký biên bản Lãnh đạo Cục Cảnh sát Giao thông (CSGT) cho biết sẽ quán triệt mỗi chiến sỹ CSGT phải nở một nụ cười với người dân khi dừng xe xử lý vi phạm, khi họ chấp hành và ký vào biên bản thì nói lời cảm ơn. |