e magazine
Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

09:32 | 13/10/2024

Bà Suzanne Lecht, một người Mỹ yêu nghệ thuật Việt Nam và hiện là Giám đốc Sáng tạo của Art Vietnam Gallery, đã có một hành trình đầy "tình cờ" để đến với Hà Nội, nơi bà tìm thấy sự cảm mến và niềm đam mê mới trong nghệ thuật và văn hóa. Câu chuyện của bà Suzanne Lecht không chỉ là hành trình cá nhân đến với nghệ thuật Việt Nam, mà còn là biểu tượng của sự kết nối văn hóa giữa hai quốc gia. Với sự cống hiến, bà đã góp phần giới thiệu nghệ thuật Việt Nam đến với thế giới và xây dựng những cầu nối văn hóa sâu sắc.

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Bà Suzanne Lecht, một người Mỹ yêu nghệ thuật Việt Nam và hiện là Giám đốc Sáng tạo của Art Vietnam Gallery, đã có một hành trình đầy "tình cờ" để đến với Hà Nội, nơi bà tìm thấy sự cảm mến và niềm đam mê mới trong nghệ thuật và văn hóa.

Câu chuyện của bà Suzanne Lecht không chỉ là hành trình cá nhân đến với nghệ thuật Việt Nam, mà còn là biểu tượng của sự kết nối văn hóa giữa hai quốc gia. Với sự cống hiến, bà đã góp phần giới thiệu nghệ thuật Việt Nam đến với thế giới và xây dựng những cầu nối văn hóa sâu sắc.

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

"Tôi đã từng ở New York từ năm 1975, sau đó chuyển đến Tokyo vào năm 1984 để sinh sống cùng chồng”, bà Suzanne thổ lộ. “Tuy nhiên, chồng tôi đã qua đời vào năm 1992. Sau đó, tôi ở lại Tokyo thêm một năm để nhìn nhận lại cuộc sống, cũng như tìm kiếm định hướng mới cho bản thân”.

Không còn nơi nào để trở về sau khi từ bỏ căn hộ tại New York, bà Suzanne quyết định tiếp tục ở lại mảnh đất châu Á. Bà bắt đầu hành trình tìm kiếm đam mê mới bằng cách đi qua nhiều thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Bangkok, sau đó là Hồng Kông và Đài Loan (Trung Quốc). Tuy nhiên, những nơi này dường như không thể chạm đến trái tim của bà. “Không có nơi nào thực sự khiến tôi cảm thấy đồng điệu”, bà bày tỏ.

Bước ngoặt đến vào tháng 10 năm 1993, khi một người bạn của bà, một nhà sản xuất tại CBS News ở Tokyo, mang về cuốn tạp chí “Vietnam Investment Review” từ chuyến công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong số tháng 8 năm 1993 của tạp chí này, bà Suzanne bị cuốn hút bởi bài báo giới thiệu về nhóm họa sĩ người Hà Nội, được biết đến với cái tên 'Gang of Five'.

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Bài báo có tựa đề "Nghệ thuật của 'Gang of Five': Những nghệ sĩ triển vọng tổ chức triển lãm chung lần thứ ba, mang đến những tác phẩm nghệ thuật đầy tâm huyết".

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Sau bao năm, bà Suzanne vẫn lưu giữ tờ tạp chí Vietnam Investment Review với bài báo viết về nhóm họa sĩ Hà Nội 'Gang of Five'.

“Tôi đã từng học lịch sử nghệ thuật, nhưng là một người Mỹ, chúng tôi chỉ biết đến Việt Nam qua cuộc chiến tranh đầy đau thương”, bà Suzanne nói. “Vì vậy, khi đọc bài báo, tôi thấy những họa sĩ này thật đặc biệt. Họ chỉ mới 7-8 tuổi khi chiến tranh diễn ra, phải di tản đến các vùng nông thôn, rồi trưởng thành trong những năm tháng khắc nghiệt, và chỉ khi Việt Nam được giải phóng và bước vào thời kỳ Đổi mới, họ mới bắt đầu có cơ hội được thể hiện bản thân qua nghệ thuật”.

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Tờ tạp chí được bà giữ gìn cẩn thận qua hơn 30 năm...

Theo bà Suzanne, các nghệ sĩ này đã tìm thấy tự do trong nghệ thuật. Các tác phẩm của họ mang đậm nét ảnh hưởng từ các nghệ sĩ phương Tây như Henri Matisse và Vincent van Gogh. “Là một người không biết nhiều về Việt Nam, tôi cảm thấy những tác phẩm của ‘Gang of Five’ thật phức tạp và đa chiều. Họ đại diện cho một thế hệ mới, dám mơ ước về những điều tốt đẹp và mong muốn hòa nhập với thế giới sau nhiều năm chiến tranh và gian khổ”.

Bà cho biết, chính những tác phẩm ấy đã khơi dậy trong bà một niềm đam mê mới và thôi thúc bà tìm đến Hà Nội. “Tôi nghĩ mình có thể làm việc với những nghệ sĩ này và trở thành cầu nối cho sự hòa giải giữa Mỹ và Việt Nam thông qua nghệ thuật. Mặc dù nghệ thuật không liên quan trực tiếp đến chiến tranh, nhưng nó là biểu tượng của sự tiến bộ, của niềm tin và hy vọng về một tương lai tươi sáng”.

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Người phụ nữ Mỹ mang trên mình những nét văn hóa Việt Nam.

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Bức ảnh quý về những người bạn, những người nghệ sĩ trong nhóm 'Gang of Five'.

Với suy nghĩ đó, bà Suzanne quyết định thu xếp hành lý và đến với Hà Nội. “Tôi hiện đang theo đạo Phật, và chúng tôi được dạy rằng mọi thứ trên đời đều có sự liên kết với nhau. Vì vậy, tôi tin rằng việc tôi đến Việt Nam không phải là ngẫu nhiên, mà đó là một định mệnh”.

Người viết bài báo đã thay đổi cuộc đời Suzanne Lecht là một nữ nhà báo Thụy Điển, từng học đại học tại Mỹ chuyên ngành mỹ thuật và quan tâm sâu sắc đến nghệ thuật Đông Nam Á. Bà đã đến Hà Nội để nghiên cứu tiến sĩ và trở thành bạn với nhóm họa sĩ 'Gang of Five'. Hiện, bà là giáo sư tại Học viện Nghệ thuật Chicago - nơi nhiều nghệ sĩ Việt Nam theo học, và cũng là giám tuyển của nhiều dự án nghệ thuật tại Việt Nam. Chính bài báo của bà đã đưa Suzanne Letch đến Việt Nam. Để rồi, tại Hà Nội, những cuộc gặp gỡ dầy duyên phận và tình cờ của Suzanne đã xảy đến...

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Họ là những cái tên nổi bật trong giới nghệ thuật Việt Nam như Đặng Xuân Hòa, Trần Lương, Hà Trí Hiếu, Phạm Quang Vinh và Hồng Việt Dũng.

'Gang of Five' là một nhóm nghệ sĩ tiên phong của Việt Nam, hình thành vào những năm cuối thập niên 1980 và đầu 1990 tại Hà Nội, gồm các họa sĩ: Đặng Xuân Hòa, Trần Lương, Hà Trí Hiếu, Phạm Quang Vinh và Hồng Việt Dũng. Nhóm nổi bật trong bối cảnh Việt Nam đang trải qua những thay đổi xã hội và kinh tế lớn sau chính sách Đổi Mới, mở cửa vào năm 1986.

'Gang of Five' đã thể hiện sự đột phá trong nghệ thuật Việt Nam đương đại, vượt qua các ràng buộc và hạn chế của nghệ thuật cổ truyền. Họ sáng tạo với những phong cách đa dạng và thể hiện bản sắc cá nhân mạnh mẽ, phản ánh sâu sắc những biến đổi xã hội, văn hóa và chính trị của đất nước trong giai đoạn này.

Các tác phẩm của họ thường mang tính chất trừu tượng, phong phú về màu sắc và cảm xúc, cùng với sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Nhóm đã có nhiều triển lãm quốc tế và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nghệ thuật đương đại Việt Nam, tạo nền tảng cho nhiều thế hệ họa sĩ trẻ sau này.

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Bà Suzanne Fetch cùng họa sĩ Trần Lương trong những ngày đầu mới gặp nhau.

Vào ngày lạnh giá của tháng 1 năm 1994, bà Suzzane Lecht đặt những bước chân đầu tới Hà Nội. Bà không ngờ rằng, Hà Nội lại có thể lạnh và mưa phùn nhiều như vậy. Không có gì được viết bằng tiếng Anh, loay hoay trên nhiều con phố, cuối cùng bà chọn trú tại một khách sạn nhỏ gần ga tàu Hà Nội.

Trong tâm trí trống rỗng, bà chỉ nghĩ đến một điều duy nhất: vào Lăng viếng thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh. "Đó là một trải nghiệm rất giàu cảm xúc bởi tính trang nghiêm của Lăng Chủ tịch", bà chia sẻ.

Sau đó, bà đến thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh. Bước lên tầng trên cùng, bà được chiêm ngưỡng những bức ảnh và phim tài liệu về Hà Nội những năm 1920-1930, thấy được sự phức tạp và đa dạng của văn hóa Hà Nội. Bất chợt, một chàng trai trẻ người Việt đến bắt chuyện với bà. "Tôi rất hạnh phúc vì anh ấy là người đầu tiên có thể nói tiếng Anh với tôi tại đây", bà nhớ lại.

Chàng trai trẻ giới thiệu mình tên là Phương, đã rời Việt Nam từ năm 7 tuổi và chuyển đến sống tại New Zealand. Dù mới gặp, nhưng họ như những người bạn tri kỷ lâu năm, họ đã nói về những giấc mơ, và khi Suzanne chia sẻ rằng giấc mơ của mình là được sống và làm việc với những nghệ sĩ, Phương như mở cờ trong lòng.

“Sao cô không đến ăn trưa cùng chúng tôi?”. Phương hỏi với nụ cười ấm áp như xua tan đi cái lạnh của Hà Nội. Anh cho biết mình đang sống cùng họa sĩ Phạm Quang Vinh, một thành viên của nhóm 'Gang of Five' - tình cờ lại chính là nhóm họa sĩ trong bài báo khiến Suzanne quyết định đến Việt Nam.

Vậy là trong ngày đầu tiên đến Việt Nam, cuộc gặp gỡ định mệnh với Phương đã đưa Suzanne đến gặp nguồn cảm hứng của mình tại Hà Nội. Tại nhà của Phương và Vinh, ba người đã có một bữa trưa thân mật, xong bữa, họ hồ hởi đưa bà đến studio để gặp gỡ Hà Trí Hiếu và những thành viên còn lại của 'Gang of Five'.

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Kể lại những câu chuyện xưa, bà Suzanne luôn bật cười vì những kỷ niệm đẹp.

Người Mỹ thường nói 'by chance, how lucky' (thật trùng hợp, thật may mắn). Nhưng với người Việt, họ thường nói câu chuyện của tôi là định mệnh, tôi sinh ra để có mặt ở Việt Nam", bà Suzanne Lecht chia sẻ. Đối với một người ngoại quốc như bà, 'Gang of Five' là đại diện cho sự đột phá, biểu tượng của một Việt Nam mới mẻ và đang cởi mở với thế giới hơn bao giờ hết.

Vào năm 1994, quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam chưa được thiết lập như hiện nay. Cứ mỗi khoảng thời gian một tháng rưỡi, bà Suzanne phải rời khỏi Việt Nam để gia hạn visa. Tuy nhiên, từ khi quen biết với nhóm 'Gang of Five', bà Suzanne được giới thiệu với bà Vũ Giáng Hương - một nữ họa sĩ, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam thời bấy giờ. Sự đồng cảm giữa hai người phụ nữ yêu nghệ thuật đã gắn kết họ, và bà Giáng Hương quyết định trở thành người bảo trợ cho bà Suzanne, để không phải rời Việt Nam nữa, thậm chí còn giới thiệu bà vào vị trí cố vấn của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Bà Suzanne Fecht phát biểu mở lời cho một buổi triển lãm tranh ở Hà Nội. Bức ảnh được chụp vào năm 1997.

"Từ đó, tôi được định cư vô thời hạn ở Hà Nội, học hỏi thêm nhiều điều và tình yêu với nơi đây trở nên mật thiết hơn bao giờ hết", bà chia sẻ. Bà Suzanne quyết định thuê Phương làm phiên dịch viên. Hằng ngày, Phương đến đón bà tới gặp Phạm Quang Vinh, và họ đưa bà đến gặp gỡ nhiều nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ của đất Thủ đô Hà Nội.

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Bà Suzanne gặp gỡ các nghệ sĩ ở Hà Nội.

Không chỉ giới hạn trong thành phố, họ còn cùng nhau đi xem quan họ ở Bắc Ninh, ngắm bình minh ở Chùa Hương. "Đối với một người ngoại quốc như tôi, tôi cảm thấy thực sự biết ơn. Vào thời điểm đó, tôi không biết mình đã may mắn như thế nào. Tôi được tìm hiểu về văn hóa Việt Nam qua chính những nghệ sĩ Việt Nam. Đó thực sự là một quá trình học hỏi hoàn hảo đối với tôi", bà bày tỏ.

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Bức ảnh bà Suzanne chụp tại studio của họa sĩ Hà Trí Hiếu cùng sự có mặt của ông Phạm Quang Vinh và ông Michael Davis.

Trong vòng ba tháng ở Hà Nội, bà Suzanne đã mua được một chiếc xe Jeep từ Thành phố Hồ Chí Minh và lái về Hà Nội. Trên chiếc xe này, bà cùng các họa sĩ như Phạm Quang Vinh, Hà Trí Hiếu đi đến các tỉnh như Điện Biên Phủ, Sơn La,... Thời điểm đó, vào mỗi mùa hè, các họa sĩ phải đến các vùng xa để thực hiện bài vẽ cho Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt NamBà Suzanne cùng họa sĩ Hà Trí Hiếu tại làng gốm Phù Lãng, tỉnh Bắc Ninh.

Vào năm 1978, Phạm Quang Vinh được chỉ định đến Mai Châu để thực hiện bài vẽ, tại đây, ông quen biết với một gia đình người Thái Trắng sinh sống trong một căn nhà sàn. Với chiếc xe Jeep sẵn sàng, ông Vinh ngỏ lời muốn cùng bà Suzanne trở lại thăm gia đình người Thái Trắng sau hơn 15 năm xa cách. Khi đến đó, ông Vinh quyết định mua lại căn nhà sàn và nói với bà Suzanne: "Tôi sẽ mang căn nhà này về Hà Nội, đặt nó tại mảnh đất của gia đình tôi".

"Lời nói của Vinh khiến tôi choáng ngợp", bà nhớ lại. "Tôi nói, 'Như vậy không phải rất tuyệt vời sao? Sao chúng ta không thực hiện dự án này cùng nhau nhỉ? Thay vì tôi phải trả tiền thuê nhà cho người xa lạ, sao tôi không thể ở căn nhà này và trả tiền thuê nhà cho anh. Hãy làm nó thật lớn, có không gian triển lãm ở tầng một, studio nghệ thuật ở tầng hai và đặt căn nhà sàn ở tầng ba trên cùng'. Không hề đắn đo mà Vinh đã đồng ý, và tôi đã ở đây kể từ khi căn nhà được hoàn thiện vào năm 1996".

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt NamCăn nhà sàn của người Thái Trắng được đặt trên tầng trên cùng của Art Vietnam Gallery. Phần mái ngói thay thế mái lá để chịu đựng thời tiết.

Quá trình xây dựng căn nhà đầy gian nan và vất vả, tốn thời gian hai năm để thực hiện dự án. Từ việc xây nền móng, dựng các cột trụ cho đến lúc gỡ căn nhà sàn từ Mai Châu và chở các bộ phận về Hà Nội. Riêng việc lắp lại căn nhà sàn người Thái trắng đã mất hơn một tháng. Căn nhà ba tầng của họ được hoàn thành vào tháng 5 năm 1996.

"Các vật liệu trong nhà cũng khó khăn để tìm kiếm. Chúng tôi đã tự thiết kế các cửa ra vào và cửa sổ. Mọi thứ đều được làm thủ công bằng tay bởi nhiều nghệ sĩ khác nhau", bà Suzanne chia sẻ. "Được làm bằng gỗ và dưới khí hậu của Hà Nội, căn nhà thường xuyên phải được sửa chữa và bảo dưỡng, mất khá nhiều công sức. Nhưng quả thực, tôi rất yêu căn nhà đầy kỷ niệm này".

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Gắn bó với Hà Nội gần 30 năm, trong suốt thời gian đó, bà Suzanne Lecht đã xây dựng mối quan hệ sâu sắc với con người và văn hóa nơi đây, coi Hà Nội như ngôi nhà thứ hai của mình.

"Người Việt Nam rất ấm áp và thân thiện", bà chia sẻ. "Tôi có một người quản gia tuyệt vời, cô ấy đã gắn bó cùng tôi và căn nhà trong nhiều năm qua. Con gái cô ấy hiện đang học tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Chồng cô ấy là một thợ mộc, luôn bảo dưỡng và sửa chữa tận tình các chi tiết gỗ cho ngôi nhà này".

"Con người Hà Nội là lý do mà tôi muốn sống ở thành phố này. Họ thật tuyệt vời: thông minh, vui tính, yêu thích sự cân bằng giữa làm việc và vui chơi, cứng rắn và cũng có phần bướng bỉnh", bà cười nói.

Bà cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với sự kiên cường của người Việt Nam. "Tôi rất ngưỡng mộ người Việt khi rất cứng cỏi, đặc biệt khi các bạn đã trải qua chiến tranh và môi trường sống khắc nghiệt. Tôi chưa từng nghe người Việt phàn nàn bao giờ. Như kiểu, 'được rồi, sự việc đã xảy ra, chúng ta chỉ cần đồng lòng giải quyết và hướng về phía trước'. Đó thực sự là một cách sống đẹp".

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Bà Suzanne Lecht trò chuyện cùng phóng viên Báo Nhân Dân, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

"Thế nhưng, nghệ thuật là lý do tôi đến đây, đó như 'mỏ neo' giữ tôi ở lại Hà Nội", bà nhấn mạnh. "Tôi cảm thấy rất may mắn và đặc quyền khi được làm việc cùng những nghệ sĩ Hà Nội. Họ đã cho tôi cuộc sống mới, giúp tôi học hỏi nhiều điều về một nền văn hóa khác biệt với những gì tôi từng biết. Quả là một Hà Nội đầy thú vị và giàu giá trị lịch sử!".

Nhìn lại sự phát triển của Hà Nội, bà Suzanne không khỏi kinh ngạc. "Khi tôi và Phạm Quang Vinh mua căn nhà này, xung quanh chỉ toàn là đường bùn đất, thậm chí còn có trâu bò chạy qua lại. Giờ đây, mọi thứ đã thay đổi với những con đường lát bê-tông, tòa nhà cao tầng, cầu vượt và đường cao tốc. Thật đáng ghi nhận khi Việt Nam đã có những tiến bộ như vậy".

"Khi tôi đến đây vào năm 1994, khu phố sẽ bị tắt điện vào 9 giờ tối hằng ngày để tiết kiệm năng lượng, không ai có máy tính hay điện thoại, hầu hết mọi người đều đi xe đạp. Tôi phải đến bưu điện để gửi thư tới người thân, đặt lịch gọi điện. Và hãy nhìn bây giờ, sự phát triển trong 30 năm là quá đỗi ấn tượng".

Bà cũng nhấn mạnh: "Sự phát triển hạ tầng của Hà Nội là rất nhanh. Ngoài ra, kinh tế Việt Nam hiện nay là một trong những nền kinh tế mạnh mẽ nhất Đông Nam Á. Vậy nên, các bạn có lý do chính đáng để cảm thấy tự hào khi là người Việt Nam".

"Tôi yêu thích Hà Nội và dự định sẽ mãi ở đây. Đây đã là nhà của tôi rồi", bà khẳng định, bản thân sẽ tiếp tục thực hiện các triển lãm nghệ thuật ở Hà Nội, khi nơi đây đã trở thành một phần của con người bà. Mặc dù bà đã 76 tuổi, thế nhưng còn rất nhiều nghệ sĩ trẻ Việt Nam ra nước ngoài rồi trở về đất nước, do đó, bà muốn được làm việc cùng họ với vai trò cố vấn, truyền lại kiến thức sau gần 30 năm làm việc và gắn bó với Hà Nội. Tiếp tục gắn kết nghệ thuật và con người theo cách của riêng mình - Suzanne Lecht.

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Ngày xuất bản: 10/10/2024

Tổ chức thực hiện: PHẠM TRƯỜNG SƠN

Nội dung, trình bày: PHAN THẠCH

Ảnh: HÀ NAM

Theo Báo Nhân dân

https://special.nhandan.vn/nguoi-phu-nu-my-va-tinh-yeu-bat-tan/

Theo Báo Nhân dân

Tin bài liên quan

"Tôi mắc kẹt ở Việt Nam nhưng giờ tôi chẳng muốn trở về nữa"

"Tôi mắc kẹt ở Việt Nam nhưng giờ tôi chẳng muốn trở về nữa"

Đó là tâm sự của Brigette - một du khách đến từ Mỹ. Do Covid-19, cô mắc kẹt ở Việt Nam từ đầu năm 2020 nhưng sau vài tháng, mọi thứ đổi khác...

Tin mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ Việt Nam tại các nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ Việt Nam tại các nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định nhiệm vụ của các Đại sứ là trên tất cả các mặt, lĩnh vực của đất nước như ngoại giao, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, bảo vệ quyền, lợi ích quốc gia.
Chính sách tiền tệ năm 2024: Sẽ cập bến thành công

Chính sách tiền tệ năm 2024: Sẽ cập bến thành công

Còn chưa đầy 3 tháng nữa là kết thúc năm 2024, một năm đầy bão tố của chính trị và kinh tế thế giới. Nhưng dù vậy, với những gì có được trong thời điểm này có thể mạnh dạn dự đoán Việt Nam vẫn đạt chỉ tiêu tăng trưởng trong năm nay, và đóng góp không nhỏ vào thành công này thì không thể không nhắc đến vai trò của chính sách tiền tệ (CSTT).

Tin khác

Hơn 800 thành viên tham gia Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng

Hơn 800 thành viên tham gia Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng

Ngày 13/10, tại khu vực Vườn hoa Lý Tự Trọng (Hồ Tây), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024. Giải Bơi thu hút 800 vận động viên, huấn luyện viên của 48 đội thuyền đến từ 40 quốc gia, vùng, lãnh thổ, đơn vị và tổ chức trong nước tham gia.
Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu

Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu

Hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại.
Kon Tum đã huy động đầu tư gần 112.600 tỷ đồng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi

Kon Tum đã huy động đầu tư gần 112.600 tỷ đồng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi

Đây là số liệu được đưa ra tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ IV, năm 2024 do UBND tỉnh Kon Tum tổ chức vào ngày 11/10.
Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam: Học ngôn ngữ giúp sinh viên dễ dàng hội nhập

Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam: Học ngôn ngữ giúp sinh viên dễ dàng hội nhập

Ngày 11/10, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Tây Ban Nha Carmen Cano De Lasala đã có buổi làm việc với Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP Hồ Chí Minh (UEF) và giao lưu với sinh viên nhân dịp trường chính thức ra mắt Trung tâm sự kiện Tây Ban Nha.
Phiên bản di động