Trang chủ Kinh tế Công nghệ
16:52 | 13/12/2023 GMT+7

Người đầu tiên trên thế giới tìm ra tế bào “T điều hòa” sẽ có bài phát biểu đặc biệt tại VinFuture 2023

aa
Ngày 18/12, GS.BS Shimon Sakaguchi - học giả lỗi lạc, người đầu tiên trên thế giới tìm ra tế bào T điều hòa (regulatory T cell – Treg) sẽ có bài phát biểu đặc biệt tại tọa đàm “Thúc đẩy miễn dịch học chính xác để điều trị các bệnh rối loạn tự miễn”. Sự kiện nằm trong trong Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2023 diễn ra từ ngày 18 - 21/12/2023 tại Hà Nội.
Các trí tuệ khoa học hàng đầu thế giới mở “chiếc hộp đen” AI tại Tọa đàm của Quỹ VinFuture
Thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture: “AI không thay thế con người”

Trước thềm sự kiện, GS.BS Shimon Sakaguchi đã chia sẻ với độc giả về những phát kiến quan trọng với tế bào Treg và tiềm năng để giúp đỡ hàng triệu người bệnh.

Hành trình tìm ra nguyên nhân căn bệnh trên hàng triệu người

- Việc tìm ra tế bào T điều hòa (Treg) của ông được đánh giá là một trong những bước ngoặt lớn của lịch sử y khoa liên quan tới bệnh tự miễn – rối loạn ảnh hưởng đến mười phần trăm dân số thế giới. Cụ thể, GS đã tìm ra tế bào T điều hòa như thế nào?

Tôi quan tâm đến cơ chế của bệnh rối loạn miễn dịch, hay còn gọi là bệnh tự miễn khi còn là một sinh viên y khoa. Khi ấy, tôi quan sát được những hiện tượng thú vị khi thử loại bỏ tuyến ức ở chuột. Việc tác động này đã gây ra triệu chứng bệnh tự miễn ở chuột thí nghiệm, rất giống với con người.

Khi nghiên cứu sâu thêm, tôi đã xác định được tính chất và đặc điểm của một nhóm nhỏ tế bào T (Treg) từ chuột trưởng thành. Khi loại bỏ nhóm tế bào này (thay vì cắt loại tuyến ức) chuột bị mắc rất nhiều các bệnh tự miễn. Điều bất ngờ là các bệnh tự miễn sẽ được chữa trị nếu ta truyền tế bào Treg ở chuột khoẻ mạnh cho chuột bệnh.

Khi đi đánh giá sâu hơn ở mức độ phân tử, nhóm nghiên cứu của tôi phát hiện ra vai trò then chốt của một phân tử (gọi là yếu tố phiên mã Foxp3) đối với hoạt động của tế bào Treg. Thông qua nghiên cứu các đột biến trên Foxp3, chúng tôi xác định được bất thường ở nhóm tế bào này chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn ở người.

 GS. Shimon Sakaguchi trở thành Chủ nhân Giải thưởng Paul Elrich và Ludwig Darmstaedter, giải thưởng mang tên nhà miễn dịch học vĩ đại người Đức Paul Elrich (1854-1915) (Ảnh: IFReC, Đại học Osaka)
GS. Shimon Sakaguchi trở thành Chủ nhân Giải thưởng Paul Elrich và Ludwig Darmstaedter, giải thưởng mang tên nhà miễn dịch học vĩ đại người Đức Paul Elrich. (1854-1915) (Ảnh: IFReC, Đại học Osaka)

- Những hiểu biết của chúng ta về Treg đã tác động như thế nào đến lĩnh vực miễn dịch nói chung và nghiên cứu về bệnh tự miễn nói riêng, thưa GS?

Nghiên cứu Treg trên toàn thế giới trong 25 năm qua (đối với tôi là hơn 40 năm) đã giúp xác định ba khái niệm cơ bản. Thứ nhất, các tế bào T tự phản ứng (tự miễn) (nguyên nhân gây nên các bệnh tự miễn khi các tế bào này bị biến đổi và tấn công cơ thể - PV) không hoàn toàn bị loại bỏ trong tuyến ức theo quá trình chọn lọc âm tính. Các tế bào này vẫn có thể hiện diện trong hệ thống miễn dịch ngoại biên của người bình thường.

Thứ hai, ở trạng thái bình thường, tế bào Treg ức chế quá trình nhân lên và hoạt động của các tế bào T tự miễn. Do vậy, tế bào Treg khi bị thiếu hụt hoặc rối loạn chức năng có thể gây ra bệnh tự miễn.

Thứ ba, chúng ta có thể điều trị và ngăn ngừa bệnh tự miễn bằng cách tăng số lượng hoặc chức năng của tế bào Treg trong cơ thể. Tương tự, Treg còn đóng vai trò trong miễn dịch ung thư và miễn dịch cấy ghép. Bởi thế, chúng ta có thể tăng cường phản ứng miễn dịch tiêu diệt khối u bằng cách giảm hoạt động của tế bào Treg. Ở chiều ngược lại, nâng cao chức năng hoặc tăng số lượng tế bào Treg giúp chống thải ghép.

Người đầu tiên trên thế giới tìm ra tế bào “T điều hòa” sẽ có bài phát biểu đặc biệt tại VinFuture 2023
Giáo sư Shimon Sakaguchi của IFReC được trao Giải thưởng Asahi tổ chức bởi Quỹ Asahi Shimbun vì "Phát hiện ra tế bào T điều hòa (Treg) và bộc lộ khả năng miễn dịch của Treg". (Ảnh: IFReC, Đại học Osaka)

Tiềm năng “ngăn bệnh từ gốc” của tế bào T điều hòa

- Thực tế, liệu pháp tế bào nói chung và Treg nói riêng sẽ có tác dụng với người bệnh trên thế giới ra sao?

Thế giới đang tập trung nghiên cứu tế bào Treg trong điều trị các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch. Bởi, thay vì điều trị bệnh tự miễn theo triệu chứng, tức là phần ngọn thì chúng ta tìm cách ngăn ngặn bệnh từ gốc bằng việc tác động đến tế bào Treg. Tuy nhiên, theo tôi biết, hiện nay chưa có một phương thức điều trị nào chứng minh được hiệu quả cao trên người. Đây là thách thức và cũng chính là cơ hội để phát triển liệu pháp Treg có hiệu quả lâm sàng mong muốn.

- Cụ thể, việc chữa bệnh bằng liệu pháp Treg đang có những phương pháp nào và tiềm năng phát triển trong tương lai ra sao, thưa GS?

Hiện tại, việc tăng số lượng tế bào Treg trong cơ thể bằng cách tiêm IL-2 liều thấp hiện đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng. Trong tương lai, những tiến bộ mới về nghiên cứu Treg có thể giúp tìm ra các loại thuốc mới có khả năng tăng số lượng tế bào Treg gắn với kháng nguyên.

Một phương thức khác là tăng số lượng tế bào Treg trong ống nghiệm rồi truyền cho bệnh nhân để điều trị bệnh. Với cách làm này, giới khoa học và y học cũng hy vọng sẽ có phương pháp tạo ra tế bào Treg trong ống nghiệm với chức năng ổn định và đặc hiệu kháng nguyên nhằm giúp đỡ người bệnh.

- Thưa GS, sắp tới ông sẽ tới Hà Nội tham dự Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2023. GS mong đợi gì từ sự kiện này và tại đây, ông dự tính sẽ có những chia sẻ về vấn đề gì?

Tọa đàm “Thúc đẩy miễn dịch học chính xác để điều trị các bệnh rối loạn tự miễn” tại Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2023 là sự kiện đáng mong chờ với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành. Tại đây, tôi sẽ có bài thuyết trình với nội dung: “Liệu pháp tế bào T điều hòa giúp điều trị các bệnh miễn dịch” để chia sẻ cụ thể hơn về Treg cùng những nhà khoa học, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam cũng như thế giới. Hy vọng chúng ta sẽ có thêm nhiều kiến giải mới cho liệu pháp này để giúp đỡ người bệnh trên khắp thế giới.

- Xin cảm ơn GS!

Chuỗi Tọa đàm Khoa học trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture thường niên luôn là sự kiện đáng mong chờ với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành (Ảnh: VFT)
Chuỗi Tọa đàm Khoa học trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture thường niên luôn là sự kiện đáng mong chờ với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành. (Ảnh: VFT)

GS. Shimon Sakaguchi là Nhà miễn dịch học và Giáo sư xuất sắc tại Trung tâm Nghiên cứu Miễn dịch Tiên phong (IFReC), Đại học Osaka, Nhật Bản. Với công trình nổi tiếng về tế bào T điều hòa (Treg) và những đóng góp to lớn cho lĩnh vực y sinh, GS Sakaguchi đã nhận được rất nhiều các giải thưởng danh giá trên thế giới như William B. Coley Award (2004), Gairdner Foundation International Award (2015), Crafoord Prize (2017), Robert Koch Prize (2020).

Tại Tọa đàm “Thúc đẩy miễn dịch học chính xác để điều trị các bệnh rối loạn tự miễn” ngày 18/12, cùng với Giáo sư Shimon Sakaguchi còn có sự tham dự của những nhà khoa học hàng đầu như:

Chủ toạ: GS. Đặng Văn Chí, Thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture, Giám đốc Khoa học của Viện Nghiên cứu Ung thư Ludwig và Giáo sư Xuất sắc Bloomberg về Y học Ung thư tại Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ

Diễn giả:

  • GS. Jang-Soo Chun, Viện Khoa học và Công nghệ Gwangju và là Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Nghiên cứu Sáng tạo Quốc gia Hàn Quốc về sinh bệnh học Viêm xương khớp
  • GS. Pascale Cossart, Viện Pasteur (Pháp), Thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture, Giáo sư Danh dự và là nguyên Trưởng khoa Tế bào tại Viện Pasteur (Paris, Pháp). Bà cũng là nhà nghiên cứu tại Phòng Thí nghiệm Sinh học Phân tử châu Âu (Heidelberg, Đức) và đảm nhiệm vai trò Thư ký trọn đời cho Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
  • TS. BS. Nguyễn Văn Đĩnh, Trưởng khoa Nội chung tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, và Giảng viên lâm sàng thuộc Khối Khoa học Sức khỏe, Trường Đại học VinUni, Việt Nam
Đăng ký tham dự tại đây
VinFuture tạo động lực lớn cho sự phát triển khoa học ở Việt Nam VinFuture tạo động lực lớn cho sự phát triển khoa học ở Việt Nam
VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải 2023 VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải 2023
PV
Nguồn:

Tin bài liên quan

3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

Hôm nay 18/42024, Tạp Chí Time công bố danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ). Đây là các nhà khoa học đã được VinFuture vinh danh nhờ công trình khám phá ra phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, béo phì và thúc đẩy các liệu pháp điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh.
Hé lộ nơi vinh danh những trí tuệ kiệt xuất của Lễ trao giải VinFuture 2023

Hé lộ nơi vinh danh những trí tuệ kiệt xuất của Lễ trao giải VinFuture 2023

Lễ trao giải VinFuture 2023, một trong những giải thưởng Khoa học Công nghệ lớn nhất hành tinh, sẽ diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm vào tối 20/12/2023. Cùng chiêm ngưỡng không gian đẳng cấp của nhà hát hiện đại bậc nhất Việt Nam và khu vực, đồng thời là biểu tượng văn hóa mới của Thủ đô, nơi sẽ tôn vinh chủ nhân của những công trình nghiên cứu đột phá có ý nghĩa với nhân loại.

Các tin bài khác

Gần 170 nhà giáo tham gia Hội thi thiết bị đào tạo tự làm tại Cần Thơ

Gần 170 nhà giáo tham gia Hội thi thiết bị đào tạo tự làm tại Cần Thơ

Ngày 24/9, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ phối hợp Trường Cao đẳng Nghề thành phố tổ chức Hội thi thiết bị đào tạo tự làm thành phố Cần Thơ năm 2024.
Lần đầu tiên cuộc thi “Thiết kế cầu thép châu Á 2024” diễn ra tại Việt Nam

Lần đầu tiên cuộc thi “Thiết kế cầu thép châu Á 2024” diễn ra tại Việt Nam

Ngày 27/8, tại thành phố Cần Thơ diễn ra Cuộc thi thiết kế cầu thép châu Á 2024 (Asia Bridge Competition 2024 2024), do Trường Đại học Cần Thơ đăng cai tổ chức. Đây cũng là lần đầu tiên cuộc thi “Thiết kế cầu thép châu Á 2024” diễn ra tại Việt Nam.
Chuyên gia quốc tế cảnh báo về mối đe dọa từ ô nhiễm hữu cơ tại Việt Nam

Chuyên gia quốc tế cảnh báo về mối đe dọa từ ô nhiễm hữu cơ tại Việt Nam

Tình trạng ô nhiễm chất hữu cơ khó phân hủy (POPs) và các chất gây rối loạn nội tiết (EDCs) tại Việt Nam là vấn đề được các chuyên gia hàng đầu về môi trường cảnh báo trong Toạ đàm "Tác động của các chất ô nhiễm hữu cơ đến môi trường và sức khỏe con người: Thách thức và giải pháp".
Sôi động Ngày hội công nghệ thực phẩm nước Ý tại Cần Thơ

Sôi động Ngày hội công nghệ thực phẩm nước Ý tại Cần Thơ

Sáng ngày 23/3, tại Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Trường Đại học Cần Thơ diễn ra “Ngày hội công nghệ thực phẩm nước Ý”, do Tổng lãnh sự quán Ý tại thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Công ty TNHH Tim Corp và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, thu hút hàng ngàn sinh viên hứng khởi tham gia.

Đọc nhiều

Ngày Văn hóa UAE 2024: tăng cường giao lưu nhân dân hai nước

Ngày Văn hóa UAE 2024: tăng cường giao lưu nhân dân hai nước

Ngày 30/11/2024, tại Phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra sự kiện “Ngày Văn hóa UAE 2024” với nhiều hoạt động hấp dẫn. Đây là sự kiện do Đại sứ quán Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) tại Việt Nam và một số doanh nghiệp UAE đang hoạt động tại Việt Nam tổ chức.
Trường Đại học Cửu Long tổ chức giao lưu bóng đá lưu học sinh Lào

Trường Đại học Cửu Long tổ chức giao lưu bóng đá lưu học sinh Lào

Thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (02/12/1975- 02/12/2024), ngày 30/11, Trường ĐH Cửu Long tổ chức buổi giao lưu bóng đá mini nam, nữ lưu học sinh.
Việt Nam - Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác bền vững trong du lịch, thương mại và giáo dục

Việt Nam - Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác bền vững trong du lịch, thương mại và giáo dục

Ngày 30/11 tại Hà Nội, Viện Phát triển du lịch châu Á (Việt Nam) phối hợp với Sở Du lịch tỉnh Sunchang, Sở Du lịch tỉnh Chungbuk, Trường Đại học Jeonju và Hiệp hội Quản trị Du lịch Hàn Quốc tổ chức Hội nghị hợp tác du lịch, thương mại và giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc.
Đồng Nai tổ chức giao lưu văn hoá hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản 2024

Đồng Nai tổ chức giao lưu văn hoá hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản 2024

Ngày 30/11, tại Trường đại học Lạc Hồng, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Đồng Nai, Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tỉnh Đồng Nai đã tổ chức chương trình giao lưu văn hoá hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản năm 2024 hướng tới kỷ niệm 51 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.
Cửa khẩu biên giới: mạch nối kinh tế Việt Nam và Campuchia

Cửa khẩu biên giới: mạch nối kinh tế Việt Nam và Campuchia

Những chuyến xe tấp nập xuyên biên giới, những đêm trắng bốc dỡ hàng liên tục, những mặt hàng phong phú, số lượng lớn liên tục được xuất, nhập... Đó là hơi thở của cuộc sống vùng biên giữa Việt Nam và Campuchia. Sinh khí này vừa thể hiện quan hệ kinh tế, vừa gắn kết tình hữu nghị giữa hai quốc gia.
Tình nghĩa hai bờ Sê San

Tình nghĩa hai bờ Sê San

Dòng Sê San, con sông hùng vĩ dài 237km, bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Linh trên dãy Trường Sơn và chảy qua vùng đất Gia Lai, Kon Tum trước khi đổ vào Campuchia và hòa vào dòng Mekong. Hơn cả một dòng sông, Sê San là sợi dây liên kết, là chứng nhân cho những câu chuyện nghĩa tình giữa làng bản hai bên biên giới Việt Nam và Campuchia.
Trường Mầm non Hoa Ban –  Nơi gửi gắm những niềm tin

Trường Mầm non Hoa Ban – Nơi gửi gắm những niềm tin

Với những nỗ lực trong công tác chăm sóc và giảng dạy, trường Mầm non Hoa Ban, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên) luôn là những đơn vị dẫn đầu bậc học mầm non trên địa bàn và trở thành địa chỉ để người dân tin yêu và gửi gắm niềm tin.
infographics canh giac lua dao tai cai ung dung vneid gia mao
infographics mot so benh giao mua thuong gap va cach phong tranh
video save the children cung hoc sinh lao cai rung chuong vang xay dung truong hoc an toan hanh phuc
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
Xin chờ trong giây lát...
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Độc đáo món “Trà dầu Cung Thành” - di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc
Video nhap 20241113162450
Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Tuần lễ Hợp tác Truyền thông "Đối tác ASEAN" 2024
Cận cảnh phân xưởng thông minh của Tập đoàn Máy xây dựng XCMG Trung Quốc
Hội đàm cấp cao giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Trung tâm Những người lao động Brazil
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động