Ngư dân gặp khó khăn trong thực hiện Luật Thủy sản
Bàn giao ngư dân Trung Quốc bị nạn trên biển Việt Nam Trung Quốc cảm ơn Việt Nam cứu sống 32 ngư dân Cảnh quăng lưới đẹp ngoạn mục của ngư dân trên biển Phú Yên |
Theo phản ánh của bà con ngư dân các xã biển trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, khi bắt buộc phải thi hành luật này, nhiều tàu cá của bà con sẽ không thể ra khơi đánh bắt, do không đảm bảo điều kiện an toàn thực tế, cũng như không quen với ngư trường đánh bắt mới.
Cụ thể, luật này qui định, các tàu cá đánh bắt thủy sản có chiều dài từ 15m trở lên phải hoạt động tại vùng khơi, không được hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng; tàu có chiều dài từ 12m đến dưới 15m phải hoạt động tại vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi và vùng ven bờ; tàu có chiều dài dưới 12m phải hoạt động tại vùng ven bờ, không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi.
Bà con ngư dân Cửa Việt, huyện Gio Linh (Quảng Trị) lo lắng không còn được đánh bắt ở ngư trường truyền thống. |
Trong khi nhiều tàu cá của bà con ngư dân ở đây có chiều dài từ 15m trở lên, nhưng công suất máy tàu chỉ từ 24- 45CV, không đảm bảo cho việc vươn khơi xa, đánh bắt ở vùng khơi; nhiều tàu cá khác có công suất máy đảm bảo cho việc đánh bắt này thì không đủ chiều dài theo qui định; nếu muốn đánh bắt thủy sản đúng vùng qui định thì phải cải hoán, nâng cấp chiều dài rất phức tạp.
Ông Nguyễn Đăng Duy, một ngư dân ở thôn Quy Hà, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong tâm sự: “Tàu cá của gia đình tôi có công suất máy chỉ 30CV, nhưng chiều dài tàu hơn 15m. Theo qui định mới, tàu không còn được cấp phép khai thác thủy sản ở vùng lộng nữa. Sự việc khiến gia đình chúng tôi rất lo lắng, bởi lẽ con tàu không đủ sức vươn khơi xa, đánh bắt thủy hải sản dài ngày ở vùng khơi.
Hơn nữa, lâu nay, chúng tôi đã quen với từng con nước ở vùng lộng, bây giờ phải ra vùng khơi đánh bắt, bên cạnh phải cải hoán, nâng cấp con tàu; mua sắm ngư lưới cụ khác cho phù hợp với ngư trường đánh bắt mới, chúng tôi hoàn toàn không có kinh nghiệm đánh bắt ở ngư trường này, nên sẽ rất khó để xoay xở thích nghi, tồn tại”.
Ông Nguyễn Chơn Hòa, Chủ tịch UBND xã Triệu Độ cho hay, toàn xã hiện có 21 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên, nhưng có chiều cao mạn và chiều ngang nhỏ, công suất lắp máy chỉ từ 24- 60 CV, chỉ phù hợp khai thác ven bờ và vùng lộng. Nếu phải thực hiện theo đúng Luật Thủy sản 2017, nghĩa là phải đánh bắt ở vùng khơi, thì chúng sẽ không đảm bảo được sự an toàn. Còn để cải hoán, nâng cấp, hay đóng mới, cộng với việc phải mua sắm ngư lưới cụ khác cho phù hợp với ngư trường đánh bắt mới, thì bà con không đủ lực. Trước tình hình thực tế đó, UBND xã đã có văn bản đề nghị ngành NN-PTNT nhanh chóng có biện pháp tháo gỡ nhằm đảm bảo sinh kế cho bà con ngư dân ở địa phương.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Trị, trước đây, theo Luật Thủy sản 2003, thì tàu cá được phân cấp theo dải công suất. Cụ thể, tàu cá có công suất máy từ 90CV trở lên khai thác thủy sản tại vùng khơi và vùng biển cả, không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng lộng; từ 20 đến dưới 90CV khai thác thủy sản tại vùng lộng và vùng khơi, không được khai thác tại vùng biển ven bờ và vùng biển cả; dưới 20CV hoặc không lắp máy khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ, không được khai thác tại vùng lộng, vùng khơi và vùng biển cả. Nhưng nay theo Luật Thủy sản mới, thì không căn cứ vào công suất máy nữa mà được phân cấp theo chiều dài tàu, thuyền. Do đó đã làm nảy sinh một số bất cập như đã nói ở trên.
Theo thống kê của Chi cục Thủy sản Quảng Trị, hiện trong tổng số 2.308 tàu cá toàn tỉnh này, có 200 tàu cá có chiều dài trên 15m, nhưng lắp máy dưới 90CV chỉ phù hợp hoạt động ở vùng lộng; 43 tàu cá có công suất từ 90- 550CV lâu nay thường xuyên hoạt động ở vùng khơi, nhưng có chiều dài tàu dưới 15m.
Hiện, UBND tỉnh Quảng Trị đã có quyết định công bố hạn ngạch 873 giấy phép khai thác thủy sản vùng ven bờ và 300 giấy phép khai thác thủy sản vùng lộng. Việc cấp hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản giúp quản lí tốt số lượng tàu thuyền, ổn định ngư trường đánh bắt, tránh hiện tượng có quá nhiều tàu hoạt động ở một vùng, dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Tuy nhiên, trước thực tế bất cập kể trên, các ngành chức năng cần có sự vào cuộc tìm hiểu, giải quyết, nhằm đem lại sự thuận lợi cho bà con ngư dân phát triển nghề biển.
Ngư dân cần tuân thủ nghiêm quy định để khắc phục "thẻ vàng" IUU trong tháng 10/2019 Trong thông báo mới nhất của Tổng cục Thuỷ sản và VASEP cho biết tháng 10/2019 đoàn công tác của EC sẽ sang Việt Nam ... |
Điều động tàu có thiết bị siêu vi điều khiển từ xa để tìm 9 ngư dân mất tích gần Bạch Long Vĩ Vào chiều ngày 6/7, theo đề nghị của Bộ GTVT, Cục Cứu hộ cứu nạn đã có văn bản chính thức đề nghị Bộ Quốc ... |
Làng chài đẹp nhất Nam trung bộ nằm ở đâu? Làng chài bên chân núi Sơn Trà vẫn giữ cho mình được sự nhộn nhịp trong cuộc sống mưu sinh của các ngư dân gắn ... |
Đón bình minh cùng ngư dân trên Đầm Chuồn ở Huế Khi mặt trời ửng hồng cũng là lúc nhịp sống Đầm Chuồn trở nên sinh động với tiếng khua mái chèo đập nước chở cá ... |